Nỗi lo "muôn thuở" của công nhân khi con vào năm học mới
Người lao động - 07/09/2022 19:15 MINH ANH
Để giảm bớt nỗi lo về chi phí sinh hoạt hằng tháng, nhiều công nhân đã lựa chọn thuê nhà giá rẻ, xa trung tâm. Ảnh: MINH ANH |
Không dám tăng ca
Gia đình chị Mai (SN 1991, quê Thanh Hóa) có nhiều năm ở trọ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. Năm học mới, cháu lớn học lớp 3, cháu nhỏ học mẫu giáo, dù trường cách nhà trọ hơn 1 cây số nhưng việc đưa đón các con đi học khiến vợ chồng chị phải loay hoay tính toán.
Chị Mai cho biết, do không có người hỗ trợ nên vợ chồng chị tự xoay xở, sắp xếp công việc để thay phiên nhau đưa đón con. "Nếu thuê người đón hoặc trông nom các cháu sau giờ học thì rất tốn kém, lương vợ chồng tôi không đủ trả", nữ công nhân chia sẻ.
Công việc của chị Mai thường bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc vào 18 giờ hằng ngày, mức lương hơn 6 triệu đồng/ tháng. Chồng chị là lao động tự do, công việc không ổn định. Mỗi tháng, thu nhập hai vợ chồng trên chục triệu đồng, số tiền này được chia thành nhiều khoản: Tiền nhà trọ, điện, nước, ăn uống và đóng học cho con... Phải tằn tiện lắm mới đủ trang trải chi tiêu cho cả gia đình ở Hà Nội.
Tuy vậy, chị Mai cũng không dám tăng ca bởi còn phải dành thời gian chăm sóc cho các con.
Cùng chung hoàn cảnh với chị Mai, chị Quỳnh (SN 1989) – hiện đang làm việc tại một công ty lắp ráp linh kiện điện tử ở Bắc Ninh cũng đang phải vật lộn, xoay xở khi đứa con trai lớn vào lớp 2 và đứa nhỏ mới 11 tháng tuổi.
Chị Quỳnh may mắn có mẹ xuống hỗ trợ nhưng vẫn phải xin đi làm giờ hành chính để có nhiều thời gian chăm sóc, dạy con học bài.
"Năm học mới đến, cả hai vợ chồng đều bận tăng ca thì khó có điều kiện dạy cháu. Tôi phải gác lại cơ hội tăng thu nhập để lo việc kèm cặp con hằng ngày, vì những năm học đầu cấp rất quan trọng", chị Quỳnh chia sẻ và nói thêm, cuộc sống hiện tại chỉ gọi là tạm đủ, không thể dư dả.
Nỗi lo các khoản đóng góp khi con vào năm học mới
Thu nhập hạn chế cũng khiến nhiều phụ huynh lao đao khi con vào năm học mới. Anh N., quê Hải Phòng hiện đang làm công nhân cơ khí tại quận Long Biên (Hà Nội) chia sẻ, cứ tới năm học mới là vợ chồng anh lại “đau đầu”. Anh nhẩm tính, đầu năm học, chi phí các khoản cho hai con đang học cấp 1 đã tốn gần chục triệu đồng. Vợ anh buôn bán tự do với mức thu nhập không ổn định. Do đó, ngoài giờ làm việc, anh phải bươn chải đủ thứ nghề để lo cho cuộc sống gia đình, hai con ăn học.
"Chưa tính các khoản tiền đóng học đầu năm, chỉ sắm sửa đồ dùng học tập, quần áo đồng phục cho con cái đã ngốn gần một tháng lương công nhân. Chưa tính đến các khoản thu khác theo thông báo của nhà trường và ban phụ huynh", anh N. nói.
Chị Mai thì chia sẻ: "Giờ ăn và nghỉ trưa tại công ty chỉ được 1 tiếng, không đủ thời gian để về đón con. Vì vậy, gia đình cũng phải đăng ký cho con ăn bán trú tại trường. Tiền học chính, tiền học thêm, tiền ăn trưa và trông bán trú, tiền gửi trông con muộn hằng tháng cũng là những khoản chi phí lớn đối với gia đình. Vì vậy, gia đình phải căn ke thật kỹ từng tháng mới đủ để lo cho hai con ăn học”.
Mức thu nhập không cao, thiếu ổn định, lại phải ở trọ, thiếu người hỗ trợ chăm sóc con cái là tình trạng chung hiện nay của nhiều gia đình công nhân tại các khu công nghiệp. Do vậy, mỗi dịp năm học mới, họ lại đối mặt với bài toán chi tiêu, bố trí công việc sao cho thật hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học của các con.
Để giảm bớt nỗi lo và gánh nặng cho phụ huynh trước thềm năm học mới, mới đây, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu các trường không được bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, thay vào đó, các em chỉ cần ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, khuyến khích tiết kiệm. Ông Cương cũng chỉ đạo, đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nhà trường có thể cung cấp mẫu, kiểu dáng, màu sắc để cha mẹ chủ động mua sắm. Bộ GD&ĐT cũng có Công văn số 4185/BGDĐT-VP đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố triển khai một số hoạt động đầu năm học, trong đó có việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi đầu năm học mới. Điều này góp phần làm giảm áp lực tài chính cho các bậc phụ huynh, trong đó có nhiều công nhân lao động. |
Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội nói gì về vụ tranh chấp lao động tại Công ty Megacon? Chiều 5/9/2022, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Hà Nội có buổi làm việc với phóng viên Tạp ... |
Hạnh phúc đơm hoa kết trái từ vòng tay công đoàn Hai con người từ xa lạ, được kết nối nhau qua những hoạt động công đoàn; để rồi một tình yêu đôi lứa gắn kết, ... |
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 8 ngày Góp ý kiến vào Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) về việc đề xuất ngày nghỉ tết Âm ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…