e magazine
28/09/2020 16:02
Nổ bình oxy tại Gia Lâm: Công an nói gì về nguyên nhân vụ việc?

28/09/2020 16:02

Mới đây, phóng viên Cuộc sống an toàn đã có buổi trao đổi với Đội Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an huyện Gia Lâm) về các vấn đề liên quan đến pháp luật an toàn lao động trong vụ nổ bình oxy.

nổ bình oxy tại gia lâm: công an nói gì về nguyên nhân vụ việc?

Mới đây, phóng viên Cuocsongantoan.vn đã có buổi trao đổi với Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH) Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội về các vấn đề liên quan đến pháp luật an toàn lao động trong vụ nổ bình oxy khiến 3 người thương vong tại Nhà máy Chế tạo Kết cấu thép và Sửa chữa máy xây dựng (Công ty CP Licogi 12), Khu công nghiệp Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội xảy ra vào ngày 4/9 vừa qua.

Nổ bình oxy tại Gia Lâm: Công an nói gì về nguyên nhân vụ việc?

doanh nghiệp đã được kiểm tra về pccc hay chưa?

Cho đến nay, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và làm rõ nguyên nhân. Được biết, qua thông tin của nhân chứng, dấu vết hiện trường để lại thì nhận định ban đầu đây là vụ tai nạn lao động.

Đại úy Hoàng Đức Mạnh, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Gia Lâm cho biết, khu vực xảy ra vụ việc là khu bãi đất chứa sắt, máy công trình. Toàn bộ diện tích sử dụng là của Công ty CP Licogi 12.6 thuộc Công ty CP Licogi 12.

Công ty CP Licogi 12 (trụ sở tại số 21, phố Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) hoạt động trong lĩnh vực xử lý nền móng, thi công cơ giới, xây dựng dân dụng, sản xuất kết cấu thép, sản xuất đá xây dựng và bê tông thương phẩm, đầu tư. Trong đó, công ty sở hữu một nhà máy sản xuất kết cấu thép trong Khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị với công suất gia công đến 5.000 tấn kết cấu thép/năm. Đây chính là nơi xảy ra vụ nổ bình oxy khiến 1 người tử vong và 2 người bị thương vào khoảng 8h30 sáng ngày 4/9.

Vào thời điểm trên, khi các công nhân đang làm việc thì bất ngờ có tiếng nổ lớn. Sau đó, phát hiện ông Đinh Hoàng H. (sinh năm 1969, ở Hưng Yên) tử vong, còn anh Nguyễn Văn D. (sinh năm 1985 ở Vĩnh Phúc), chị Nguyễn Thị N. bị thương. Công an xác định trong quá trình lao động, ông H. đã dùng khí oxy để cắt bản mã thép dẫn đến tai nạn.

Vụ nổ bình oxy tại Gia Lâm: Cơ quan Công an nói gì về Pháp luật an toàn lao động?
Vụ nổ bình oxy tại Gia Lâm: Cơ quan Công an nói gì về Pháp luật an toàn lao động?
Vụ nổ bình oxy tại Gia Lâm: Cơ quan Công an nói gì về Pháp luật an toàn lao động?

Trên thực tế, Công ty CP Licogi 12.6 sử dụng khu vực văn phòng, xưởng cơ khí, khu vực đất trống mặt trước để máy công trình và có hoạt động sửa chữa máy móc. Công ty CP Licogi 12.6 là cơ sở nằm trong diện quy định của Phụ lục II (Danh mục cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ), Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành, một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; theo đó, chế độ kiểm tra định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC là 01 lần/quý.

Nội dung kiểm tra là đánh giá toàn diện các điều kiện an toàn về PCCC, trong đó có nội dung về hàn, cắt. Đây là một quy trình lao động nghiêm ngặt. Người thực hiện hàn, cắt phải có chứng chỉ hàn, về PCCC thì phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC.

Nổ bình oxy tại Gia Lâm: Công an nói gì về nguyên nhân vụ việc?

Liên quan nội dung này, lực lượng PCCC Công an huyện Gia Lâm chưa khẳng định nạn nhân tử vong có chứng chỉ hành nghề. Bởi nạn nhân không phải người của Công ty CP Licogi 12.6, mà là công nhân của Công ty CP Licogi 12 - đơn vị không thuộc diện kiểm tra của công an. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ việc này và sớm có câu trả lời.

Bên cạnh đó, nội dung kiểm tra PCCC trong hàn, cắt chủ yếu tập trung đánh giá việc bố trí hàn có khu vực riêng, đảm bảo khoảng cách với khu vực có chất cháy, thiết bị chữa cháy tại chỗ, bố trí bình áp lực với vị trí hàn, cắt hay không; các nội dung tập trung vào việc khuyến cáo và nâng cao ý thức của người thợ trong việc thực hiện đúng quy trình an toàn, trong đó có an toàn về PCCC.

Nổ bình oxy tại Gia Lâm: Công an nói gì về nguyên nhân vụ việc?

Tại các lần kiểm tra định kỳ Công ty CP Licogi 12.6, lực lượng chức năng chưa phát hiện các tồn tại, vi phạm liên quan hàn, cắt của công ty; song, qua kiểm tra vẫn khuyến cáo công ty phải đảm bảo quy trình, thực hiện đầy đủ các biện pháp PCCC theo quy định. Thực tế, việc xảy ra cháy nổ khi hàn, cắt là không phổ biến. Tuy nhiên, nếu xảy ra thì hậu quả để lại rất lớn, do có thể nổ bình khí gas, axetylen, bình oxy áp lực và việc nổ có thể là nổ hoá học (liên quan trực tiếp cháy) hoặc nổ vật lý (không liên quan trực tiếp cháy).

Vụ việc vừa rồi được nhận định bản chất là nổ vật lý và việc nổ bình khí liên quan nhiều đến chất lượng bình, việc kiểm định và quy trình lao động của người thợ hàn.

Công an huyện Gia Lâm hiện đang được phân công quản lý các cơ sở nằm trong diện quy định của Phụ lục I (Danh mục cơ sở về phòng cháy và chữa cháy) của Nghị định số 79/2014/ NĐ-CP trên địa bàn. Hiện có khoảng 18 cơ sở ở Gia Lâm hoạt động liên quan hàn, cắt kim loại thường xuyên và không thường xuyên là đối tượng nằm trong diện quản lý nói trên.

Bước tiếp theo sẽ Làm gì?

Công an huyện Gia Lâm cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục công tác điều tra cơ bản, nắm chính xác số lượng cơ sở, hộ gia đình có hoạt động hàn, cắt, đặc biệt là hàn hơi, kể cả cở sở thuộc diện hay không thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC để có biện pháp quản lý cũng như tham mưu cho UBND các cấp tổ chức thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn cháy, nổ đối với loại hình này.


Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo bằng việc đưa ra các vụ việc và thiệt hại cụ thể để người đứng đầu cơ sở, người thực hiện hàn hay người làm việc trong môi trường có nguy hiểm cháy, nổ nhận thức rõ trách nhiệm, tầm quan trọng của quy trình lao động, quy trình an toàn. Kiểm tra, kịp thời phát hiện các vi phạm về PCCC liên quan hàn, cắt để xử lý nghiêm.
- Đại úy Hoàng Đức Mạnh – Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội

Bài: PV

Xem phiên bản di động