Những ngày đầu năm 2021, khi cả nước đang hân hoan đón xuân Tân Sửu thì quê tôi – Chí Linh, Hải Dương – bỗng chốc trở thành tâm dịch COVID-19. Đường phố vắng lặng, hàng quán đóng cửa, mọi nhịp sống chậm lại. Nhưng có một nơi không thể chậm lại, đó là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, nơi vợ chồng tôi cùng công tác.

Giữ dòng điện sáng giữa tâm dịch

Dù ngoài kia là rào chắn, phong toả, giãn cách, nhưng bên trong nhà máy, chồng tôi cùng các đồng nghiệp vẫn thay nhau đi ca, bám trụ trong khu cách ly tập trung để giữ cho dòng điện luôn ổn định và liên tục, đảm bảo lưới điện Quốc gia không bao giờ gián đoạn.

Ngày đầu tiên bước vào đợt cách ly, chồng tôi kéo vali rời nhà trong bộ đồ bảo hộ, khẩu trang kín mít. Anh đi không phải vì nhiễm bệnh, mà vì một lý do thiêng liêng là giữ cho từng mái nhà vẫn sáng đèn, kể cả khi trái tim mình phải tạm rời tổ ấm.

Chúng tôi tạm biệt nhau bằng một cái siết tay. Con trai ba tuổi chưa hiểu chuyện, chỉ bám chân bố mà khóc, hỏi:

- “Bố đi đâu đấy?”

- “Bố đi bật điện cho mọi người.”

Những vòng tay không khoảng cách
Phòng điều khiển Trung tâm - trái tim của Nhiệt điện Phả Lại mùa dịch COVID-19. Ảnh: ĐVCC

Câu trả lời giản dị ấy như một lời thề của những người công nhân ngành Điện giữa mùa dịch: dù thế nào, dòng điện cũng phải sáng. Thế là gia đình tôi tạm chia ba ngả: anh ở khu cách ly tập trung của nhà máy, tôi công tác tại một trạm điện lẻ, vừa đi làm, vừa gửi con cho ông bà nội trông giúp. Những ngày ấy, con trai nhỏ của tôi mỗi ngày đều ngóng mẹ qua cổng, ngóng bố qua màn hình điện thoại.

Là công nhân vận hành thiết bị quan trọng tại phòng điều khiển Trung tâm – trái tim của Nhiệt điện Phả Lại và cả lưới điện miền Bắc – anh cùng đồng nghiệp chia nhau 3 ca 3 kíp, không để bất kỳ giây phút nào lưới điện ngưng trệ, dù ngoài kia dịch giăng lối, lo âu bủa vây.

Trong đó, các anh không đơn độc. Tổ chức Công đoàn Công ty đã sát cánh từ những ngày đầu cách ly. Không ồn ào, không phô trương, sự hiện diện của Công đoàn lặng lẽ mà vững vàng như một người thân trong gia đình, luôn âm thầm lo toan từng bữa cơm, giấc ngủ cho anh em công nhân. Nhưng điều chạm sâu vào lòng người nhất, lại là những điều tưởng chừng nhỏ bé: một bát canh nóng đêm khuya, một bàn bóng bàn kê vội nơi hành lang, vài hộp sữa, hộp trứng gửi đến tận tay…

Có hôm, anh kể tôi nghe: “Anh vừa ăn xong suất cơm, công đoàn mới gửi thêm mấy hộp sữa và trứng, tất cả lại rôm rả như trẻ con được quà!”

“Đêm qua anh mệt, có chị bên công đoàn nấu canh mang tận phòng trực. Vừa ăn vừa cay mắt. Không biết vì mệt hay vì thấy nhớ nhà”.

Trong những ngày giãn cách, một chiếc điện thoại là vật bất ly thân. Một lời nhắn, một nụ cười, một tấm ảnh con nhỏ gửi qua Zalo… đều trở nên quý giá vô cùng. Và phía sau những điều tưởng chừng giản đơn đó, luôn có bàn tay của những cán bộ Công đoàn – lặng lẽ, tận tuỵ, không lời hoa mỹ nhưng luôn có mặt đúng lúc – thắp lên ngọn lửa ấm trong lúc khó khăn, để những người đàn ông vững tay giữ dòng điện sáng.

Giữ lửa yêu thương giữa mùa xa cách

Ngày thứ 6 của đợt cách ly: giữa lúc dịch bệnh căng thẳng, ở quê tôi, gà đồi – đặc sản địa phương cũng bị “mắc kẹt”. Gà đến ngày xuất chuồng mà không ai mua, thương lái không vào được, bà con lo sốt vó. Công đoàn Công ty tôi liền đứng ra kêu gọi: "Vì quê hương - mua gà, trao yêu thương!"

Và thế là những thùng gà lần lượt được chở đến từng phòng, từng khu tập thể. Tiếng cười về theo đàn gà. Ai cũng lo toan trong mùa dịch, vậy mà chỉ nhờ vài con gà, tình người như được kéo lại gần. Chúng tôi – những người vợ, người mẹ ở hậu phương – vừa đi làm, vừa chăm con, giờ lại thêm “chức vụ” mới: Chủ trại gà bất đắc dĩ.

Tôi hăng hái đăng ký 5 con! Nhưng không ngờ, cả 5 con được thả thẳng vào sân, không thùng, không lồng, chẳng dây buộc. Bọn chúng tung tăng như những vũ công. Hôm đó, tôi không đi làm, tôi đi… bắt gà! Chồng tôi nghe kể, cười ngặt nghẽo: – “Cứ tưởng mình là gà, hoá ra mình là thóc, em ơi?”

Chúng tôi đùa: “Công đoàn đã giúp chị em rèn thể lực qua môn thể thao săn gà!” Nhưng đằng sau những tiếng cười bi hài ấy là cả tấm lòng dành cho quê hương Chí Linh giữa cơn bĩ cực.

Những vòng tay không khoảng cách
Nhiệt điện Phả Lại hỗ trợ mua gà giúp cho nhân dân địa phương ảnh hưởng bởi COVID 19. Ảnh: ĐVCC

Ngày thứ 12, sau ca làm tôi sốt, ho không dứt. Tôi dương tính với COVID-19. Không phải sợ bệnh mà sợ xa con, xa chồng. Đêm sốt mê man, tôi bật khóc. Tin nhắn chồng gửi: “Em nghỉ ngơi đi, đừng cố gắng gì cả. Giá mà anh được ở cạnh em lúc này”. Những ngày sau đó, là tiếng con trai gọi video: “Mẹ ơi, mẹ đâu rồi? Bao giờ mẹ về?”

Tôi lặng người, chỉ có bốn bức tường và tiếng thở khò khè. Nhưng rồi, Công đoàn như một vòng tay thật sự: bằng những túi cơm nóng treo trước cửa, những tờ giấy ghi tay “KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU”, những tin nhắn hỏi thăm, những câu thơ hài, những nụ cười từ xa… tất cả giữ tôi lại, giữa lúc muốn gục ngã.

Ngày thứ 22: chồng tôi được về. Nhưng chúng tôi không ôm nhau, không nắm tay. Chỉ nhìn nhau qua lớp kính, ánh mắt thay lời nói.

Và rồi ngày 26, tôi chính thức trở lại cộng đồng. Dịch lùi xa, những con gà “bất trị” yên vị trong nồi cháo, nhưng tình người vẫn ở lại. Là sự gắn kết không biên giới giữa những công nhân nơi đầu máy Tổ quốc. Là hơi ấm của Công đoàn – không hào nhoáng, không ồn ào – mà bền bỉ.

Tôi hiểu: Gia đình không chỉ là nơi có máu mủ ruột rà, mà còn là nơi có người đỡ ta dậy giữa giông bão, nói: "Có Công đoàn đây rồi!"

Và có lẽ vì vậy, chồng tôi đã viết:

Bố trực giữa bão giông

Vì dòng điện Tổ quốc

Vì đồng đội của bố

Vì bữa cơm của mẹ

Vì nụ cười của con.

Tôi giữ mãi bài thơ ấy trong tim như giữ lấy một ngọn lửa ấm áp. Chúng tôi không chỉ đang thắp sáng từng con phố, từng mái nhà mà còn thắp sáng nhau bằng tình đồng chí, bằng yêu thương, bằng niềm tin không bao giờ tắt…

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ V do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Tin mới hơn

Người hiệu trưởng truyền cảm hứng từ những điều giản dị

Người hiệu trưởng truyền cảm hứng từ những điều giản dị

Từ ngày đầu nhận nhiệm vụ tại Trường Tiểu học Chí Linh (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), cô Nguyễn Thị Minh đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng tập thể sư phạm bằng sự thân thiện, chân thành và tấm lòng nhân hậu. Không chỉ là người quản lý năng động, sáng tạo, cô còn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho đồng nghiệp, đặc biệt là những công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Với cách lãnh đạo gần gũi, đổi mới và đầy cảm hứng, cô đã xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh – nơi mỗi giáo viên đều tự nguyện cống hiến như đang sống và làm việc trong chính ngôi nhà của mình.
Vòng tay công đoàn trong tâm bão

Vòng tay công đoàn trong tâm bão

Tháng 9/2024, cơn bão Yagi – cơn bão mạnh nhất trong 70 năm qua đổ bộ vào miền Bắc, để lại hậu quả nặng nề. Với tôi, một công nhân ngành điện, đó không chỉ là thiên tai khốc liệt mà còn là dấu mốc khắc sâu trong hành trình làm nghề. Chính trong tâm bão, tôi thấu hiểu rõ hơn bao giờ hết: vòng tay Công đoàn chính là chỗ chở che, là ánh sáng, là sức mạnh giữa giông tố cuộc đời.
Công đoàn Z129 – Điểm tựa vững chắc của người lao động trong “làng quân giới”

Công đoàn Z129 – Điểm tựa vững chắc của người lao động trong “làng quân giới”

Nằm giữa thung lũng xanh huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), Nhà máy Z129 - đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) - được mệnh danh là “Làng quân giới”, là nơi duy nhất tại Việt Nam sản xuất, sửa chữa và nghiên cứu các loại ngòi đạn phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Góp phần vào thành công chung ấy, tổ chức Công đoàn cơ sở Nhà máy Z129 luôn đóng vai trò là “cánh tay nối dài”, đồng hành cùng người lao động bằng những việc làm thiết thực, sáng tạo và đầy trách nhiệm – vì chất lượng sản phẩm quốc phòng, vì hạnh phúc của người lao động.

Tin tức khác

Vòng tay Công đoàn: Chắp cánh khát vọng đường dây 500kV mạch 3

Vòng tay Công đoàn: Chắp cánh khát vọng đường dây 500kV mạch 3

Chúng tôi từng gọi đó là “cuộc chạy đua với thời gian”. Nhưng sau tất cả, đó là hành trình của những bàn tay chai sạn, trái tim rực lửa và “vòng tay Công đoàn” bền bỉ - tiếp sức, chở che suốt dặm dài gian khó.
"Mái ấm công đoàn" nuôi dưỡng những trái tim yêu nghề

"Mái ấm công đoàn" nuôi dưỡng những trái tim yêu nghề

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (xã Hoà Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), vòng tay công đoàn luôn rộng mở, đầy ắp tình yêu thương và trách nhiệm. Đây là mái nhà thứ hai, nơi mỗi thành viên luôn cảm thấy được quan tâm, được lắng nghe, được chia sẻ và yêu thương như một gia đình.
Người "thắp lửa yêu thương" trong ngôi nhà công đoàn

Người "thắp lửa yêu thương" trong ngôi nhà công đoàn

Trong hành trình xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn cơ sở, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy luôn là một hình mẫu tiêu biểu của sự tận tụy, sáng tạo và đầy trách nhiệm. Trên cương vị Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Đông Thanh (TP Đông Hà, Quảng Trị), chị không chỉ là cầu nối giữa người lao động và lãnh đạo đơn vị mà còn là người truyền cảm hứng, thắp lửa nhiệt huyết và lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc qua từng hoạt động.
Sức mạnh đoàn kết từ màu áo xanh công đoàn

Sức mạnh đoàn kết từ màu áo xanh công đoàn

Trong dòng chảy phát triển không ngừng của đất nước, lực lượng công nhân, viên chức, lao động luôn là một trong những trụ cột quan trọng góp phần tạo nên những thành tựu to lớn. Họ không chỉ đóng góp bằng trí tuệ và sức lao động mà còn bằng tinh thần kỷ luật, đoàn kết và sự cống hiến âm thầm. Đồng hành cùng họ là màu áo xanh Công đoàn – biểu tượng thiêng liêng của niềm tin, sự gắn bó và sức mạnh cộng đồng.
Một trái tim yêu thương đồng hành với tổ chức Công đoàn

Một trái tim yêu thương đồng hành với tổ chức Công đoàn

Nhắc đến cô Sông Thương – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn An Ninh (TP vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), nhiều người không chỉ ấn tượng bởi cái tên mà còn khắc ghi hình ảnh một người phụ nữ mang trong mình trái tim yêu thương, nụ cười hiền hậu, ánh mắt linh hoạt và giọng nói truyền cảm. Trong mắt đồng nghiệp, cô không chỉ là người lãnh đạo tận tâm mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của tổ chức Công đoàn – luôn trân trọng từng sáng kiến, từng đóng góp nhỏ bé nhưng thiết thực vì tập thể.
Mạch sống biên giới

Mạch sống biên giới

Trên dải đất Nam Tây Nguyên - Bình Phước, trải dài gần 500km đường biên giới từ huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đến huyện Lộc Ninh (Bình Phước), qua 24 xã - trong đó có 11 xã biên giới vùng sâu, vùng xa với phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số - Binh đoàn 16 đã hiện thực hóa khát vọng "thay da đổi thịt" vùng đất hoang vu thành các khu kinh tế - quốc phòng sôi động, gắn với cụm dân cư trù phú.
Xem thêm