Thứ sáu 26/04/2024 05:58

Những vấn đề cần quan tâm

Nghiên cứu - LÊ THỊ ĐỨC - Phó Chủ tịch Công đoàn Công thương Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn quan tâm chỉ đạo tăng cường hơn nữa vai trò của từng cấp công đoàn, trong đó có khối công đoàn ngành, nghề. Tổng Liên đoàn đã giao Công đoàn Công thương Việt Nam (CĐCTVN) chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn và các công đoàn ngành, nghề nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động công đoàn ngành Trung ương ở Việt Nam”. Đây là việc làm hết sức cần thiết, kịp thời, chủ động trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của đất nước ta hiện nay.
Những vấn đề cần quan tâm
Đồng chí Trần Quang Huy, Chủ tịch Công đoàn Công thương Việt Nam phát biểu tại buổi tập huấn “Kỹ năng thương lượng, đàm phán, ký kết thỏa ước lao động tập thể”. Ảnh: CĐCT.

Đặc thù hoạt động và nhiệm vụ chính trị của công đoàn ngành, nghề

Hiện nay, hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam có 20 công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc bao gồm: Công đoàn ngành Khối ngành kinh tế (Công đoàn Công thương Việt Nam, Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam, Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam); Công đoàn ngành Khối hành chính sự nghiệp (Công đoàn Y tế Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam); Công đoàn ngành Khối lực lượng vũ trang (Ban Công đoàn Quốc phòng, Công đoàn Công an Nhân dân Việt Nam); Công đoàn các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc (Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Công đoàn Điện lực Việt Nam, Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Công đoàn Dệt May Việt Nam, Công đoàn Đường sắt Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Công đoàn Cao su Việt Nam, Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam).

Các công đoàn ngành, tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn trực tiếp quản lý chỉ đạo 194 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, 6.656 CĐCS, với 1.424.863 đoàn viên/1.585.013 lao động. Phối hợp quản lý 280 công đoàn ngành địa phương với số lượng đoàn viên là 2.606.655, địa bàn hoạt động trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Trong bối cảnh mới, Đảng, Nhà nước ta đang tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ, các bộ, ngành theo hướng tinh gọn. Sự thay đổi này khiến mối quan hệ giữa các công đoàn ngành với các cơ quan quản lý Nhà nước theo ngành và các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành có sự thay đổi căn bản.

Đối tượng tập hợp đoàn viên của công đoàn ngành từ trước đến nay chủ yếu là đoàn viên, NLĐ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành. Cùng với việc tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu, sắp xếp, thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước, quá trình tự do hóa thương mại và cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giải thể, phá sản. Từ đó dẫn đến một bộ phận NLĐ bị mất việc hoặc thiếu việc làm, cuộc sống không đảm bảo. Hoạt động CĐCS rất khó khăn, số lượng đoàn viên, NLĐ ở các công đoàn ngành có xu hướng sụt giảm nhanh. Trong khi đó, một số lượng rất lớn đoàn viên, NLĐ trong các đơn vị, doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước ở các ngành chưa được tổ chức, tập hợp theo ngành. Do đó, cần phải mở rộng đối tượng tập hợp của các công đoàn ngành sang cả khu vực ngoài Nhà nước.

Những vấn đề cần quan tâm
Công đoàn Công thương Việt Nam ký kết thương lượng thỏa thuận phúc lợi đoàn viên. Ảnh: CĐCT.

Các bộ, ngành giảm dần vai trò quản lý trực tiếp đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, làm xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ lao động (QHLĐ), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, NLĐ trong các ngành thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương. Điều đó đòi hỏi phải có sự trao đổi, phối hợp, phân công trách nhiệm giữa các công đoàn ngành và các LĐLĐ địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

Trong tất cả các ngành hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và kinh tế số làm xuất hiện rất nhiều loại hình lao động phi tập trung và nhu cầu tổ chức, tập hợp NLĐ tự do trong các ngành. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để các công đoàn ngành có cách tổ chức phù hợp cho đối tượng lao động này giúp mở rộng hoạt động của các công đoàn ngành sang cả khu vực phi chính thức.

Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) thực hiện các công ước quốc tế về lao động cho phép các tổ chức đại diện NLĐ được thành lập ở cơ sở và tiến tới liên kết theo ngành nghề. Hệ thống pháp luật ở Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện, tác động đến tổ chức, hoạt động công đoàn nói chung và công đoàn các ngành, nghề nói riêng. Khi đó, các công đoàn ngành sẽ phải cạnh tranh để thu hút NLĐ.

Những nội dung các công đoàn ngành, nghề cần quan tâm trong bối cảnh mới

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với nhiều chủ trương, định hướng mới về xây dựng giai cấp công nhân, lãnh đạo tổ chức Công đoàn; Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi với tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” với các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể, thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ.

Những vấn đề cần quan tâm
Đoàn đại biểu Công đoàn Công thương Việt Nam tham dự Lễ tuyên dương chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó - phát triển”. Ảnh: CĐCT.

Là bộ phận quan trọng trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, quản lý đội ngũ đoàn viên công đoàn là CCVC, NLĐ các cơ quan quản lý Nhà nước, những ngành, nghề, doanh nghiệp kinh tế trọng điểm đất nước, các công đoàn ngành cần thiết phải được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Từ thực tiễn hoạt động, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các công đoàn ngành, nghề trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam, các công đoàn ngành, nghề cần tiếp tục quan tâm một số vấn đề sau:

Không ngừng củng cố tổ chức các công đoàn đơn vị trực thuộc, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn về quản lý, chỉ đạo hoạt động đối với các CĐCS trong các bộ, ngành Trung ương sau khi tái cơ cấu Nhà nước không có cổ phần hoặc không nắm giữ cổ phần chi phối. Phối hợp với LĐLĐ các tỉnh, thành phố đang quản lý các CĐCS trong các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc các bộ, ngành Trung ương chuyển giao CĐCS cho công đoàn ngành Trung ương quản lý, chỉ đạo hoạt động. Về lâu dài cần kiến nghị được tổ chức Công đoàn theo ngành, nghề một cách thống nhất ở mọi cấp công đoàn.

Giảm tải nhiệm vụ ít liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của công đoàn, ngoài QHLĐ, tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Thực hiện tốt việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác đối thoại và thương lượng tập thể theo ngành; tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên và NLĐ trong các ngành. Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức các phong trào thi đua phù hợp với từng loại hình và từng đối tượng, động viên đoàn viên, NLĐ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh thi đua phục hồi sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, góp phần bảo đảm việc làm, thu nhập cho NLĐ.

Thu hút, tập hợp đoàn viên, NLĐ là nhiệm vụ sống còn. Các công đoàn ngành cần chủ động thông tin, giới thiệu một cách thuyết phục đến NLĐ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, những lợi ích khi tham gia Công đoàn Việt Nam. Mở rộng đối tượng tập hợp và đổi mới phương thức tập hợp, vận động đoàn viên, NLĐ trong các ngành phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, nhất là trong khu vực ngoài Nhà nước. Phương thức tập hợp, vận động được tiến hành đa dạng, linh hoạt, hiện đại để không ngừng gia tăng số lượng thành viên và sức mạnh cho các công đoàn ngành.

Những vấn đề cần quan tâm
Công đoàn Công thương tổ chức “Hội thi nấu ăn nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm”. Ảnh: CĐCT.

Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, tác phong, lề lối làm việc, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát. Nâng cao chất lượng công tác thông tin báo cáo trong hệ thống công đoàn, đề cao trách nhiệm cá nhân và chế độ thực hiện thông tin báo cáo của lãnh đạo công đoàn các cấp trong hệ thống công đoàn ngành. Từng bước đơn giản hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại công đoàn theo đường lối của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện của từng công đoàn ngành, nghề; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm hoạt động công đoàn quốc tế; tăng cường ứng phó linh hoạt, hiệu quả với các vấn đề phát sinh trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường; rút ra những bài học kinh nghiệm về hoạt động công đoàn trong các loại hình cơ sở. Thường xuyên nghiên cứu, xây dựng các hoạt động mang tính đặc thù ngành nghề để gắn kết đoàn viên, NLĐ trong cùng ngành nghề, tạo nên sức mạnh tổng hợp xuyên suốt từ cấp cơ sở lên đến cấp ngành.

Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn có phẩm chất, năng lực và kỹ năng hoạt động. Tăng cường tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn. Không ngừng phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ công đoàn, góp phần xây dựng, bổ sung hoàn thiện nội dung hoạt động công đoàn các ngành, các cấp ngày càng phong phú, thiết thực, làm đa dạng phương pháp hoạt động công đoàn.

Tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính. Có những giải pháp để thu đúng, thu đủ và kịp thời, chống thất thu kinh phí, đoàn phí công đoàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các nội dung chi tại các cấp công đoàn, chú trọng đến việc chi các nội dung thiết thực cho đoàn viên, NLĐ; tập trung nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của tổ chức Công đoàn, ưu tiên cho nhiệm vụ chăm lo, đại diện bảo vệ quyền lợi NLĐ, phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính công đoàn tích lũy tại mỗi cấp công đoàn để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; phục vụ tốt hơn nhu cầu chính đáng của đoàn viên, NLĐ.

“Công tác an toàn, vệ sinh lao động được đặc biệt quan tâm” “Công tác an toàn, vệ sinh lao động được đặc biệt quan tâm”

Năm 2021, bằng sự chủ động, linh hoạt, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tập đoàn) và các đơn vị ...

Tăng tiền lương, giảm tiền điện, nước – Những vấn đề công nhân quan tâm, kiến nghị Tăng tiền lương, giảm tiền điện, nước – Những vấn đề công nhân quan tâm, kiến nghị

Nhiều người lao động (NLĐ) Nghệ An lựa chọn làm việc tại quê hương để có những điều kiện thuận lợi nhưng nhìn chung cuộc ...

Đại biểu Quốc hội quan tâm vấn đề khuyến khích đầu tư và chính sách tiền lương của người lao động Đại biểu Quốc hội quan tâm vấn đề khuyến khích đầu tư và chính sách tiền lương của người lao động

Một số Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh vào các lĩnh vực chế tạo ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bản tin công nhân: Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu?

Bản tin công nhân 25/4 gồm những nội dung chính sau: Công nhân lao động phấn khởi vì được tăng ca; Nhà máy “treo thưởng” tiền triệu để tìm người do thiếu lao động; Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu?

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị Infographic

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành hướng dẫn thực hiện tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị. Nội dung, trình tự, thủ tục cần thực hiện như sau:
Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Công nhân thiệt thòi khi chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp; Cần Thơ: Công nhân lên kế hoạch du lịch gần để tiết kiệm dịp nghỉ lễ... là những nội dung chính trong bản tin công nhân ngày 24/4/2024.

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Công đoàn -

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Trong môi trường mới có tham gia của các tổ chức đại diện khác của người lao động, để công đoàn phát huy được vai trò của mình, từ đó duy trì và thu hút đoàn viên, đồng thời tiếp tục xây dựng hình ảnh, uy tín và vị thế của Công đoàn trong xã hội, cán bộ công đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng.