e magazine
21/10/2020 17:40
Những thay đổi về lương tối thiểu vùng trong năm 2021

21/10/2020 17:40

Những năm qua, tiền lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng đều đặn hàng năm để phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội, góp phần cải thiện đời sống tối thiểu của người lao động. Nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp và thống nhất phương án chưa điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2021. Như vậy, năm 2021 có thể là năm đầu tiên không tăng lương tối thiểu vùng sau nhiều năm. Bên cạnh đó, tại Bộ luật Lao động 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 cũng có những thay đổi về mức lương tối thiểu vùng.

Những thay đổi về lương tối thiểu vùng trong năm 2021

Những năm qua, tiền lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng đều đặn hàng năm để phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội, góp phần cải thiện đời sống tối thiểu của người lao động. Nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp và thống nhất phương án chưa điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2021. Như vậy, năm 2021 có thể là năm đầu tiên không tăng lương tối thiểu vùng sau nhiều năm. Bên cạnh đó, tại Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 cũng có những thay đổi về mức lương tối thiểu vùng.

Những thay đổi về lương tối thiểu vùng trong năm 2021

Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2012, mức lương tối thiểu vùng được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

Tuy nhiên, tại Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu chỉ còn được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ, bỏ quy định xác lập theo ngành và ấn định theo ngày so với quy định cũ.

Do đó, việc xác định mức lương tối thiểu ngành thông qua thương lượng tập thể ngành, ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cũng không còn được áp dụng từ ngày 01/01/2021.

Mức lương tối thiểu được Bộ luật Lao động 2019 định nghĩa là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.

Những thay đổi về lương tối thiểu vùng trong năm 2021
Những thay đổi về lương tối thiểu vùng trong năm 2021Những thay đổi về lương tối thiểu vùng trong năm 2021
Những thay đổi về lương tối thiểu vùng trong năm 2021

Cuối tháng 8, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng đã có dự thảo khuyến nghị với Chính phủ phương án tiền lương tối thiểu vùng áp dụng với người lao động trong các doanh nghiệp trong năm 2021 theo hướng tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm 2021, chưa điều chỉnh lương tối thiểu vùng đã được quy định trong Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Trong dự thảo, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng phân tích rõ những ưu điểm và nhược điểm về tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2021. Về ưu điểm, việc chưa tăng lương tối thiểu vùng thể hiện được sự đồng hành, chia sẻ của nhà nước đối với doanh nghiệp; để doanh nghiệp sắp xếp, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động trong bối cảnh trong nước và quốc tế bị tác động sâu bởi đại dịch. Dự thảo cũng tạo thuận lợi cho người lao động có cơ hội giữ được việc làm hoặc đang mất việc làm có cơ hội sớm quay lại thị trường lao động. Đảm bảo được sự thống nhất trong chủ trương chung của Chính phủ về việc thực hiện tổng thể giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời, sẽ đồng bộ được lộ trình cải cách tiền lương giữa các khu vực theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Những thay đổi về lương tối thiểu vùng trong năm 2021
Những thay đổi về lương tối thiểu vùng trong năm 2021
Những thay đổi về lương tối thiểu vùng trong năm 2021

Dự thảo cũng nêu rõ việc tăng lương tối thiểu vùng phải đảm bảo hài hòa quyền lợi của cả doanh nghiệp và người lao động, cứu người lao động nhưng cũng phải cứu cả doanh nghiệp và nếu trong bối cảnh này mà tăng thì sẽ "không đúng cả về lý lẫn tình".

Hạn chế của dự thảo là những đề xuất ngắn hạn bởi nếu chỉ số giá tiêu dùng của năm 2021 lên cao (trên 2,5 %) thì tiền lương tối thiểu thực tế sẽ bị giảm so với mức sống tối thiểu.

Hy vọng khi nền kinh tế được phục hồi ổn định, nhà nước, doanh nghiệp và người lao động sẽ đồng thuận thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo Nghị định của Chính phủ.

Hiện nay, theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng cụ thể là:

Vùng 1: 4,42 triệu đồng/tháng

Vùng 2: 3,92 triệu đồng/tháng

Vùng 3: 3,43 triệu đồng/tháng

Vùng 4: 3,07 triệu đồng/tháng.

Theo thông lệ, tháng 10 hàng năm là thời điểm dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng cho năm sau được xây dựng và trình Chính phủ.

Bài: Mai Liễu

Xem phiên bản di động