e magazine
02/10/2020 11:00
Nhìn lại điều kiện lao động dưới tác động của đợt dịch Covid-19 thứ nhất đầu năm 2020

02/10/2020 11:00

Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Kinh tế đình trệ kéo theo đó là việc làm của người lao động bấp bênh, thu nhập sụt giảm, đời sống chật vật. Viện Công nhân và Công đoàn (CNCĐ) đã tiến hành khảo sát vấn đề việc làm, lương, bảo hiểm xã hội của người lao động (NLĐ) trong đợt dịch bệnh thứ nhất. Cùng với dự báo tác động của đợt dịch thứ hai, đây sẽ là cơ sở quan trọng để tổ chức Công đoàn, các cơ quan hữu quan tham khảo, xây dựng chính sách nhằm bảo đảm việc làm, đời sống của NLĐ trong thời gian tới.

NHÌN LẠI ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐỢT DỊCH COVID-19 THỨ NHẤT ĐẦU NĂM 2020

Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Kinh tế đình trệ kéo theo đó là việc làm của người lao động bấp bênh, thu nhập sụt giảm, đời sống chật vật. Viện Công nhân và Công đoàn (CNCĐ) đã tiến hành khảo sát vấn đề việc làm, lương, bảo hiểm xã hội của người lao động (NLĐ) trong đợt dịch bệnh thứ nhất. Cùng với dự báo tác động của đợt dịch thứ hai, đây sẽ là cơ sở quan trọng để tổ chức Công đoàn, các cơ quan hữu quan tham khảo, xây dựng chính sách nhằm bảo đảm việc làm, đời sống của NLĐ trong thời gian tới.

Nhìn lại điều kiện lao động dưới tác động của đợt dịch Covid 19 thứ nhất đầu năm 2020

1. Tình trạng việc làm

Đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu năm 2020 khiến 70% người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng việc làm. Cụ thể: 38,9% bị giãn việc/nghỉ việc luân phiên; 26,4% bị ngừng việc tạm thời; 52,9 % bị giảm thời gian làm việc. Thời gian làm thêm và tăng ca gần như cắt hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp không thể nhập nguyên liệu đầu vào, không thể xuất khẩu hàng hóa đi, dẫn đến việc bắt buộc giảm thời giờ làm việc của NLĐ.

Giao thông - vận tải và Du lịch - dịch vụ là hai nhóm ngành có tỉ lệ cao nhất NLĐ bị giãn, ngừng việc, nghỉ việc luân phiên hoặc bị điều chuyển sang công việc khác, lần lượt là 88,8% và 84,2%.

Nhóm lao động bị ảnh hưởng nhiều thứ hai bao gồm Giáo dục, Thương mại - tài chính, Nông - lâm - thủy sản và Dệt may - da giày. Tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trực tiếp chiếm trong khoảng từ 50% đến 65%.

Mặc dù tình hình dịch bệnh nguy cơ cao, nhưng Y tế lại là ngành bị ảnh hưởng thấp nhất, chỉ 40,8% NLĐ bị tác động.

Lao động ngành Giao thông - vận tải: Dưới các lệnh cấm và hạn chế đi lại, NLĐ của ngành này bị ảnh hưởng sớm nhất, rõ rệt nhất. Đặc biệt, với những lao động phải vay mượn để đầu tư phương tiện vận tải phục vụ việc vận chuyển hành khách... thực sự lâm vào khó khăn lớn do công việc bị ngưng trệ, trong khi vẫn phải trả các khoản vay. Với ngành vận tải, đặc biệt là vận tải hàng không, ngay trong đợt dịch Covid-19 thứ nhất đã có 10.000 nhân viên phải nghỉ việc. Ngành Đường sắt, Đường bộ, Hàng hải cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Nhìn lại điều kiện lao động dưới tác động của đợt dịch Covid 19 thứ nhất đầu năm 2020

Bảng 1: Tình trạng công việc của NLĐ phân theo nhóm ngành

Nhìn lại điều kiện lao động dưới tác động của đợt dịch Covid 19 thứ nhất đầu năm 2020

Lao động ngành Du lịch - dịch vụ: Ngay từ đầu đợt dịch thứ nhất (tháng 01/2020), với các thông tin về dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc và sự xuất hiện các ca bệnh ở Việt Nam, lượng khách du lịch đã sụt giảm nghiêm trọng đến 80% - 90%. Không có khách kéo theo hệ lụy 84,2% NLĐ của ngành này bị giãn, ngừng việc tạm thời hoặc luân phiên làm việc. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành nghề, trong quá trình làm việc phải tiếp xúc với đa dạng đối tượng, nên tỉ lệ NLĐ bị ảnh hưởng và phải cách ly chiếm 2,8% (chỉ sau ngành y tế: 3,2%). Theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng lao động bị mất việc, bỏ việc trong ngành chiếm tỉ lệ khoảng 20%.

Lao động ngành Giáo dục: Mặc dù tỷ lệ bị ảnh hưởng chung của khối giáo dục là 65,1% nhưng với riêng giáo dục ngoài công lập, đặc biệt là giáo dục mầm non, gần như 100% NLĐ nghỉ việc, giảm thu nhập từ 90 - 100%. Theo thống kê trong đợt dịch Covid-19 thứ nhất, trước khi chỉ thị cách ly xã hội được ban hành, khoảng 180.000 lao động giáo dục đã bị ảnh hưởng, riêng khối mầm non là hơn 30.000 người bị ngừng việc.

Với giáo dục, điều kiện làm việc thay đổi căn bản đến trên 90%, từ việc giảng dạy trực tiếp sang giảng dạy online. Giáo viên phải làm việc nhiều hơn. Nếu như trước đây, giảng dạy trực tiếp, soạn bài giảng mang tính tổng quát, kết hợp trao đổi làm rõ vấn đề với người học trong quá trình giảng dạy. Thì nay, giáo viên phải dành nhiều thời gian soạn bài giảng kỹ hơn, chi tiết, cụ thể hơn. Cùng với đó là gặp khó khăn về tâm lý giảng dạy, khó kiểm soát, theo dõi chất lượng học tập.

Lao động ngành Y tế: Khác với suy nghĩ thông thường, đây là nhóm bị ảnh hưởng ít nhất. Lý do là bởi số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế giảm đi rất nhiều. Thêm vào đó, tại cao điểm dịch Covid-19, hầu hết các bệnh viện (Trung ương) đều hạn chế tiếp đón và khám bệnh đối với những ca bệnh nhẹ nhằm phòng tránh lây nhiễm chéo; đồng thời tiến hành phân tuyến điều trị ở địa phương, cấp phát thuốc để bệnh nhân tự điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại đến bệnh viện cũng khiến lượng bệnh nhân sụt giảm đáng kể. Chỉ những lao động ngành Y tại các cơ sở khám chữa bệnh được chỉ định là nơi cách ly, sàng lọc, khám chữa cho bệnh nhân Covid-19 mới bị ảnh hưởng theo hướng gia tăng khối lượng công việc.

2. Tiền lương và thu nhập

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐTB&XH), trong tổng số người bị ảnh hưởng (17,6 triệu người), có 57,3% bị giảm thu nhập. Lao động khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất với 72%; tiếp đến khu vực công nghiệp với 67,%; nhóm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ 25,1% bị giảm thu nhập.

Bảng 2: Tình hình lương của NLĐ

Nhìn lại điều kiện lao động dưới tác động của đợt dịch Covid 19 thứ nhất đầu năm 2020

Khi xem xét cụ thể ta nhận thấy:

a. Về lương cơ bản

Về số lượng, gần 50% NLĐ bị giảm lương cơ bản, tập trung ở khối DN ngoài nhà nước. Cụ thể, 80,4 % NLĐ trong ngành Giao thông - vận tải bị giảm lương. Tỷ lệ giảm nhiều thứ hai là ngành Du lịch - Dịch vụ, với 77,6% lực lượng lao động. Các nhóm ngành Thương mại - tài chính, Nông - lâm - thủy sản và Dệt may - da giày có tỷ lệ bị giảm lương trên dưới 50%. Một ngành có tỷ lệ thâm dụng lao động lớn là Điện - điện tử, chỉ 36,6% NLĐ bị giảm lương. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với ngành Giáo dục. NLĐ ngành Y tế là nhóm ít bị ảnh hưởng nhất khi chỉ có 6% bị giảm lương (tập trung chủ yếu ở những bệnh viện tư).

b. Về mức giảm, chia thành mấy loại hình sau:

- Với nhóm lao động đủ giờ, không bị giãn việc: Mức giảm trung bình là 20% - 30% do không làm thêm giờ và không có thưởng năng suất, chuyên cần.

- Với nhóm lao động bị giãn việc/ làm việc luân phiên: mức giảm trung bình của lương cơ bản là 30% - 50% do NLĐ không đi làm đủ ngày công. Tổng thu nhập thường bị giảm khoảng 50% - 70%.

- Với nhóm lao động bị ngừng việc tạm thời/ tạm hoãn hợp đồng lao động: Với nhóm lao động ngành Du lịch - dịch vụ: mức giảm trung bình lên đến 70 - 80%, chỉ được nhận hỗ trợ 1 - 2 triệu đồng/ tháng; đặc biệt với nhóm Giao thông - vận tải tư nhân, mức giảm lên đến 90% - 100% do không thể làm việc trong điều kiện người dân hạn chế tối đa việc đi lại, tiếp xúc công cộng, cũng như thời điểm thực hiện cách ly xã hội. Mức giảm 90% - 100% cũng xảy ra với nhóm lao động khu vực phi chính thức với các ngành nghề như “xe ôm”, nhân viên cửa hàng ăn uống, đánh giày…

Nhìn lại điều kiện lao động dưới tác động của đợt dịch Covid 19 thứ nhất đầu năm 2020

3. Các chế độ bảo hiểm và trợ cấp

Do nhu cầu giữ chân NLĐ để hồi phục sau dịch, vấn đề đóng BHXH và các chế độ đãi ngộ khác như thời giờ ăn trưa/nghỉ giữa ca, chất lượng bữa ăn cho NLĐ cơ bản vẫn được các đơn vị cố gắng duy trì. Tỷ lệ lần lượt là 72,5% NLĐ được giữ nguyên các chế độ này. Chỉ 15,3% bị giảm đóng BHXH.

Ngành có tỷ lệ giảm đóng BHXH cao nhất là Dịch vụ - du lịch, chiếm 31,7%. Tiếp đến là ngành Giao thông - vận tải với 21,3% NLĐ phản ánh bị cắt giảm. Đây cũng là 2 ngành có tỷ lệ nợ hay chậm chi trả bảo hiểm cao nhất, với 2,5% và 3,4%. Lý do là bởi tỷ lệ cao NLĐ làm việc luân phiên khiến không đủ điều kiện để đóng bảo hiểm theo quy định. Đây cũng được xem là một trong những thiệt thòi lớn của NLĐ các ngành này so với các ngành khác.

Bảng 3: Mức độ đóng bảo hiểm xã hội giữa các ngành (%)

Nhìn lại điều kiện lao động dưới tác động của đợt dịch Covid 19 thứ nhất đầu năm 2020

Một số đơn vị có thực hiện điều chỉnh mức lương/ hỗ trợ lương hoặc thay đổi chế độ làm việc nhằm giữ chân NLĐ chờ dịch đi qua để khôi phục sản xuất. Cụ thể:

27,5% NLĐ được điều chuyển sang làm các công việc khác. Trong đó, 13% người bị điều chuyển tỏ ra bỡ ngỡ do công việc mới khác cơ bản so với công việc trước đây.

30% NLĐ bị cho nghỉ việc/ nghỉ việc tạm thời, thôi việc hoặc kết thúc hợp đồng.

7,8% NLĐ khi nghỉ việc được hỗ trợ 01 tháng lương.

Chỉ 6,7% được giới thiệu tư vấn việc làm mới khi nghỉ việc.

Chỉ 58,7% người lai động bị chấm dứt hợp đồng lao động có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, theo phản ánh, có đến 12,7% không được hưởng hỗ trợ gì khi bị cho nghỉ việc.

Với nhóm nghỉ việc, mất việc, NLĐ phải chuyển sang bán hàng online, bưng bê ở các chợ dân sinh, nhận hàng gia công tại nhà, giúp việc gia đình, trông trẻ theo giờ, làm shipper, thậm chí là ra vỉa hè bán rau… để tạm thời chống chọi với đợt dịch.

Thông thường, tỷ lệ giảm đóng BHXH tỷ lệ thuận với tỷ lệ giảm tiền lương và thu nhập. Gần 50% NLĐ bị giảm lương với mức giảm từ 20 - 70%, trong khi tỷ lệ giảm đóng BHXH chỉ ghi nhận là 15,3%. Điều này cho thấy sự thiếu thông tin, hoặc hiểu biết chưa đầy đủ của NLĐ về chế độ bảo hiểm liên quan đến các biện pháp can thiệp về quan hệ lao động trong dịch Covid-19. Với những trường hợp phải nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng chắc chắn sẽ không được đóng BHXH (thậm chí cả BHYT) theo đối tượng có quan hệ lao động. Như vậy, tỷ lệ sụt giảm thực tế sẽ cao hơn con số 15,3% do NLĐ tự cung cấp.

Bài: TS. NHẠC PHAN LINH

Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn

Đồ họa: Hoàng Hà

Xem phiên bản di động