Thứ năm 30/03/2023 19:16
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Nhà nông học du nhập công nghệ IT cho Việt Nam

Tiêu điểm - GS. TS. VÕ TÒNG XUÂN

Lâu nay, nhiều người biết đến GS. TS. Võ Tòng Xuân - nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ, hiện là Hiệu trưởng danh dự Đại học Nam Cần Thơ - như nhà nông học lớn. Không chỉ có nhiều đóng góp vào việc khai mở nông nghiệp cho nhiều quốc gia trên thế giới, mà đặc biệt đóng góp quan trọng đưa Việt Nam từ chỗ thiếu ăn, vươn lên cường quốc thế giới về xuất khẩu gạo. Trong đó có nhiều hoạt động đã để lại dấu ấn trên phạm vi toàn cầu. Điển hình là chiến dịch “Đánh thắng giặc rầy nâu” (1977) khi mạnh dạn đề xuất Ban Giám hiệu Đại học Cần Thơ “đóng cửa trường” trong 2 tháng để đưa hơn 2.000 sinh viên xuống tận nơi phổ biến giống lúa mới IR36 kháng rầy. Nhưng ít người biết rằng, Giáo sư còn là người đặt viên gạch đầu tiên cho “tòa lâu đài” công nghệ cho Việt Nam. Xin giới thiệu bài viết do chính Giáo sư viết.

Du nhập Video

Để đẩy mạnh công tác khuyến nông trong bối cảnh “thiếu thầy lẫn thợ”, đầu năm 1978, tôi đã tìm đến Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Cần Thơ bàn thực hiện Chương trình Khoa học kỹ thuật nông nghiệp (sau này được nhiều người biết dưới tên gọi Khuyến nông). Mỗi tuần phát hình một lần với thời lượng 30 phút. Đây là hợp tác hoàn toàn tự nguyện. Trong đó Đài Truyền hình tự thấy bổn phận thông tin giúp người dân gieo trồng đúng, hiệu quả, bảo đảm được an toàn lương thực cả nước. Còn các nhà khoa học cũng tự thấy trách nhiệm phổ biến kỹ thuật cho nông dân và cán bộ lãnh đạo cũng thấy được trách nhiệm trong việc chỉ đạo nông nghiệp các tỉnh nắm bắt, chuyển giao đến tận đồng ruộng.

Nhà nông học du nhập công nghệ IT cho Việt Nam
GS. TS. Võ Tòng Xuân vẫn gắn bó với chiếc máy vi tính như hình với bóng ngay khi đã qua tuổi “xưa nay hiếm”. Ảnh: TGCC.

Chương trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Xuân Bình (Trưởng ban Khoa giáo Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh), anh Quản Hùng (đạo diễn), anh Nguyễn Quý Hoàng (quay phim)... Còn tôi, vừa viết kịch bản, vừa kiêm luôn diễn viên với các bạn đồng nghiệp tại Đại học Cần Thơ là Nguyễn Văn Huỳnh, Phạm Văn Kim… và một số nông dân tiên tiến.

Chương trình đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo bà con, được khán giả ưa thích không kém các chương trình hát cải lương lúc bấy giờ. Tuy nhiên, phương tiện quay hình lúc đó khá lạc hậu nên chương trình mắc nhiều lỗi không đáng có. Để hỗ trợ kỹ thuật khắc phục điều này, tôi tranh thủ sự ủng hộ của GS. Nguyễn Văn Hiệu, lúc bấy giờ là Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam - để nhờ Giáo sư Edward Cooperman (đã bị ám sát năm 1984 tại văn phòng của ông trong Đại học California at Fullerton, Hoa Kỳ), Chủ tịch Hội Các Nhà khoa học Mỹ hợp tác với Việt Nam - xin một số thiết bị tối cần thiết. Nhờ đó, vào năm 1981 chúng tôi có được máy thu phát video gồm: 04 đầu máy Betamax, 02 đầu máy Umatic và 02 máy camera quay video hiệu Sony. Có lẽ tôi là người tiếp nhận bộ máy video đầu tiên trong nước. Vì lúc đó chưa cơ quan nào trong nước biết dùng loại thiết bị hiện đại này. Khi nhập vào, Hải quan TP. Hồ Chí Minh không biết hướng xử lý còn đòi phải có giấy phép của Bộ Văn hóa - Thông tin. Đó là cả chặng đường gian nan. Tuy nhiên, ngay cả khi xin được giấy phép vẫn chưa hết chuyện. Phía hải quan bắt chúng tôi phải ghi rõ chi tiết từng số máy như cách ghi số khung, máy đối với xe gắn máy bây giờ. Chưa hết, về đến Cần Thơ, chúng tôi phải trình với Sở Văn hóa - Thông tin và một lần nữa phải ghi từng số máy, cam kết không sử dụng vào mục đích gì khác ngoài làm chương trình khuyến nông.

Mở màn du nhập máy vi tính

Lúc ấy, GS. Cooperman cũng đem sang Việt Nam hai máy vi tính hiệu Apple II mới nhất của Mỹ, một chiếc đặt tại Viện của GS. Nguyễn Văn Hiệu, một chiếc đặt tại Đại học Cần Thơ. Nên nhớ là máy PC lúc ấy chỉ có một đĩa cứng 64 Kilobytes mà thôi. Nhưng những thiết bị hiện đại này đã giúp chúng tôi thực hiện chương trình khuyến nông rất đắc lực.

Nhà nông học du nhập công nghệ IT cho Việt Nam
GS. TS. Võ Tòng Xuân trong lần hướng dẫn Thủ tướng Phan Văn Khải tham quan phòng vi tính tại Đại học An Giang, nơi ông có gần 10 năm giữ cương vị Hiệu trưởng. Ảnh: TGCC.

Hai năm sau khi sử dụng chiếc máy Apple II, tôi có chiếc máy tính xách tay (laptop) đầu tiên do Bác sĩ Judith Ladinsky - người thay thế GS. Cooperman hỗ trợ. Máy mang nhãn hiệu Bondwell model 2. Máy này chỉ có một ổ đĩa mềm, không đĩa cứng. Và cũng vì quá mới mẻ nên dù tôi nhiều lần giải thích, giải trình, nhưng Hải quan Việt Nam vẫn không dám cho mang ra khỏi cửa khẩu. Mãi đến khi tranh thủ mối quan hệ cùng là đại biểu Quốc hội, trình bày với đồng chí Trương Quang Được - lúc bấy giờ là Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan thì mới ổn. Sau khi nghe tôi trình bày về sự cần thiết của chiếc máy tính xách tay trong công việc thường ngày của xu thế thế giới, đồng chí đứng đầu ngành Hải quan đã cấp ngay cho tôi “Giấy phép” mang máy vi tính xách tay ra vào các cửa khẩu.

Sau đó, khi công nghệ máy tính tiến bộ hơn, máy trở nên rẻ hơn, nên tôi cũng đổi máy laptop từ máy Bondwell có 01 ổ đĩa mềm, sang máy Toshiba có 02 ổ đĩa mềm. Đến lúc này, cả Việt Nam cũng mới có 03 máy. 02 máy còn lại là của GS. Võ Quý và đồng chí Trương Quang Được. Sau đó, tôi lần lượt đổi sang máy laptop mới hơn, từ một máy Toshiba có ổ đĩa cứng 64K do Viện Phát triển Quốc tế Harvard cấp, máy AST với ổ đĩa cứng 250K và máy Dell với ổ đĩa cứng 500K rồi 1T... nhưng cảm xúc về chiếc laptop đầu tiên đầy sóng gió vẫn tràn đầy trong tôi... như hoài niệm đẹp.

Đưa e-mail vào Việt Nam

Các bạn trẻ hiện nay đang hưởng thú vui “a-còng” (@) nhưng chắc không nhiều người biết những gian nan lúc ban đầu mà chúng tôi đã gặp phải khi đưa kỹ thuật e-mail vào Việt Nam. Chuyện bắt đầu vào năm 1992, TS. Thomas R. Preston, (chuyên gia FAO - tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc) và TS. Andrew W. Speedy (Đại học Oxford, Vương quốc Anh) vào công tác ngắn hạn theo Chương trình Hệ thống canh tác của các trường nông nghiệp Việt Nam. TS. Speedy giới thiệu cho tôi hiểu thế nào là “e-mail” mà trường Đại học Oxford của ông đang sử dụng đã giúp các nhà khoa học thông tin với nhau rất nhanh chóng. Nghe thích quá, tôi chớp ngay cơ hội rồi vào cuộc.

Nhà nông học du nhập công nghệ IT cho Việt Nam
GS. TS. Võ Tòng Xuân quan tâm gieo mầm đam mê công nghệ máy tính cho sinh viên Đại học An Giang trong những ngày đầu thành lập. Ảnh: TGCC.

Nhưng khi bắt tay vào làm đã vướng cả rừng trở ngại. Đó không chỉ là những cảnh báo về vấn đề an ninh mà còn là sự bỡ ngỡ của thuở ban đầu. Với vấn đề an ninh, tôi có thể thuyết phục được bằng lập luận: Thế giới đang sử dụng e-mail mà mình sợ, không dám sử dụng thì làm sao theo kịp thế giới? Rồi cố tìm cách thuyết phục những người có trách nhiệm. Nhờ đó mà những lo ngại an ninh cũng qua. Nhưng chuyện kỹ thuật cụ thể thì quả là thách thức lớn. Hai ông Preston và Speedy cùng nhóm giảng viên Đại học Cần Thơ gồm tôi và anh Đặng Đức Trí, Đỗ Văn Xê chia làm 02 nhóm, mỗi nhóm làm với một modem gắn vào một laptop và một điện thoại, rồi phải mày mò sửa từng dòng lệnh trên modem script để cho hai cái modem nối nhau. Cứ thế, suốt 03 ngày làm việc liên tục mới hoàn chỉnh.

Sau đó, hai vị chuyên gia nước ngoài chuyển lên Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh để thử nối máy với Đại học Cần Thơ trước khi đến Đại học Nông nghiệp Huế và lên Trung tâm Nông nghiệp Ba Vì. Như thế, trong khi Bưu điện Việt Nam chưa áp dụng dịch vụ e-mail thì 4 trường/trung tâm nông nghiệp của chúng tôi đã liên lạc nhau bằng e-mail qua máy chủ đặt tại Đại học Nông nghiệp Huế (vì lúc đó đường điện thoại của Huế không bận như của TP. Hồ Chí Minh). Lúc đó, chúng tôi không chỉ trao đổi qua lại với nhau, mà còn trao đổi thư từ thông tin với các đồng nghiệp ở nước ngoài qua máy chủ đặt tại Khoa Khoa học cây trồng thuộc Đại học Oxford. Mỗi ngày 03 lần máy chủ ở Oxford nối kết vào máy chủ ở Đại học Nông nghiệp Huế, đổ thư ngoài vào và lấy thư trong đi. Địa chỉ e-mail của chúng tôi lúc ấy rất dài, tận cùng bằng chữ “oxford.ac.uk”. Sau đó một năm, TS. Trần Bá Thái của Viện Công nghệ thông tin ở Hà Nội mới bắt đầu hệ “netnam.org” cho Đại học Cần Thơ sử dụng với tên miền ctu.edu.vn.

Một số mốc thời gian đáng nhớ của tôi tại Đại học Cần Thơ

- Năm 1994 tôi chủ trì thử nghiệm hệ thống e-mail sử dụng phương thức UUCP với sự hỗ trợ của Dr. Preston, Dr. Speedy và sự giúp đỡ trực tiếp của một chuyên viên kỹ thuật người Colombia tại Trung tâm thông tin Khoa học - Công nghệ. Lúc đầu, mỗi ngày bên Oxford nối một lần đến Cần Thơ. Sau đó hệ thống của Sarec được thiết lập (chỗ Dr. Preston), node của Đại học Cần Thơ thông qua node của SAREC. Sau đây là một ví dụ về địa chỉ email sử dụnghệ thống này của SAREC: vtxuan%cantho%sarec%[email protected] hoặc [email protected] ox.ac.ukthomas%preston%sarec%[email protected]

- Năm 1995, 1996 và nửa đầu 1997: Tiếp tục khai thác và mở rộng việc sử dụng hệ thống email này của Sarec.

- Tháng 7/1997: Đại học Cần Thơ chính thức đăng ký và được cấp tên miền “ctu.edu.vn”.

- Tháng 8/1997: Thực hiện kết nối với tên miền riêng của Đại học Cần Thơ là ctu.edu.vn qua cổng VARENET của Netnam tại TP. Hồ Chí Minh (vẫn bằng phương thức UUCP với sự giúp đỡ của anh Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin Hà Nội). Ví dụ một địa chỉ email: [email protected]

Xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tiếp phá vỡ các kỷ lục 30 năm qua Xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tiếp phá vỡ các kỷ lục 30 năm qua

Trong bảng xếp hạng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có ...

Việt Nam chi 1,87 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam chi 1,87 tỷ USD nhập khẩu rau quả

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu rau quả 11 tháng năm 2022 ước đạt 1,87 tỷ USD, tăng gần 39% so ...

Ứng dụng công nghệ thông tin dự báo tình hình nông sản Ứng dụng công nghệ thông tin dự báo tình hình nông sản

Bình Phước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong việc thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

Tiêu điểm -

“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

Ngày 22/3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, UBND thị xã Quảng Trị tổ chức Triển lãm lưu động bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" năm 2023.

Lấy ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII

Tiêu điểm -

Lấy ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII

Để xây dựng hệ thống Công đoàn vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiến hành lấy ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII. Trong đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tổ chức Đoàn khảo sát làm việc tại 6 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội, Long An, Đồng Nai và TP.HCM. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi, nâng cao vị thế của cán bộ công đoàn là một trong những nội dung quan trọng được bàn luận.

Hội Báo toàn quốc 2023 sẽ diễn ra với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Tiêu điểm -

Hội Báo toàn quốc 2023 sẽ diễn ra với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Hội Báo toàn quốc 2023 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 17-19/3/2023 tại Bảo tàng Hà Nội, với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo". Đây là hoạt động thiết thực chào mừng các sự kiện lớn diễn ra trong năm; nêu bật những thành tích to lớn, sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam.

Bộ Chính trị phân công bà Trương Thị Mai làm Thường trực Ban Bí thư

Tiêu điểm -

Bộ Chính trị phân công bà Trương Thị Mai làm Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công bà Trương Thị Mai - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư khoá XIII, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước

Tiêu điểm -

Ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước

Sáng 2/3, tại kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV bầu ông Võ Văn Thưởng giữ chức Chủ tịch nước.

Dự án đường Vành đai 3: "Con gà cao sản đẻ trứng vàng"

Tiêu điểm -

Dự án đường Vành đai 3: "Con gà cao sản đẻ trứng vàng"

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM là dự án được kỳ vọng tạo sự đột phá phát triển cho các tỉnh phía Nam nhưng đã bị chậm tiến độ hơn 10 năm. Tin vui là TP.HCM và 3 tỉnh có dự án này đi qua đã cam kết sẽ khởi công dự án trong 2 đến 3 tháng tới.

Ứng lương linh hoạt - Chìa khoá an sinh tài chính cho người lao động

Ứng lương linh hoạt - Chìa khoá an sinh tài chính cho người lao động

Thay vì nhận lương vào một ngày cố định trong tháng, “Ứng lương linh hoạt” cho phép người lao động được nhận lương bất cứ khi nào cần. Chỉ với một tài khoản trên điện thoại thông minh, người lao động có thể thao tác để nhận lương trong vòng 30 giây với ứng lương qua ứng dụng EKKO.
Thủ tục và thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục và thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Vì nhiều lý do mà người lao động cần cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) mới. Tùy vào từng trường hợp mà cơ quan BHXH sẽ căn cứ cấp lại sổ cho người lao động.
2 đặc quyền cho lao động nữ làm công việc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản

2 đặc quyền cho lao động nữ làm công việc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản

Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm công việc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sẽ được hưởng các đặc quyền trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ.
Luật Đất đai (sửa đổi): Đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi): Đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, từ ngày 3/1 đến hết 15/3/2023, cơ quan này đã nhận được 8,36 triệu lượt đóng góp ý kiến của Nhân dân cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Có ý kiến rất tâm huyết, dài hàng chục trang về tất cả nội dung...
9 quyền lợi quan trọng mà người lao động nữ mang thai nên biết

9 quyền lợi quan trọng mà người lao động nữ mang thai nên biết

Dưới đây là 9 quyền lợi quan trọng mà người lao động nữ mang thai nên biết.

Đọc thêm

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt tri ân các thầy thuốc, cán bộ ngành Y tế

Tiêu điểm -

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt tri ân các thầy thuốc, cán bộ ngành Y tế

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2023), sáng 23/02/2023, tại Phủ Chủ tịch, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt các đại diện cán bộ, nhân viên ngành Y tế cả nước.

Quán triệt, triển khai các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng

Tiêu điểm -

Quán triệt, triển khai các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng

Sáng ngày 17/2, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng. Đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.

Hội nghị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh vùng Tây Nguyên

Tiêu điểm -

Hội nghị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh vùng Tây Nguyên

Sáng 10/2, tại điểm cầu tỉnh Gia Lai, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Hàng trăm doanh nghiệp tại Đà Nẵng nợ tiền bảo hiểm của người lao động

Tiêu điểm -

Hàng trăm doanh nghiệp tại Đà Nẵng nợ tiền bảo hiểm của người lao động

Theo cơ quan BHXH Đà Nẵng, tình trạng nợ bảo hiểm của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố khá nghiêm trọng. Trong đó, một số doanh nghiệp nợ bảo hiểm kéo dài, với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.

Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và phê chuẩn các điều ước quốc tế

Tiêu điểm -

Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và phê chuẩn các điều ước quốc tế

Ngày 07/2, Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, việc phê chuẩn các điều ước quốc tế năm 2023 và đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Cơn sốt ChatGPT

Tiêu điểm -

Cơn sốt ChatGPT

“Bão” ChatGPT lan rộng khắp thế giới, thu hút người dùng, sự quan tâm của nhiều tập đoàn toàn cầu, làm xôn xao nhiều lĩnh vực.

Bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, toàn diện, không để ai bị bỏ lại phía sau

Tiêu điểm -

Bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, toàn diện, không để ai bị bỏ lại phía sau

Vấn đề bảm bảo an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một nhiệm vụ quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị. Bảo đảm an sinh xã hội là điều kiện để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường và phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Điều này đã được thể hiện rõ trong các văn kiện quan trọng của Đảng, đặc biệt là Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đại hội đề ra định hướng: “Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội”.

Lạc quan đầy thận trọng bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -

Lạc quan đầy thận trọng bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam

Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2022 có sự khởi sắc đáng ghi nhận trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới có rất nhiều thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở châu Âu và Mỹ, kéo theo xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia, các mối đe dọa về an ninh địa chính trị, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu đồng loạt nổi lên ở cấp độ toàn cầu. Nhân dịp năm mới 2023, chúng ta cùng nhìn lại một số điểm nổi bật đáng lưu ý của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam năm qua.

“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới”

Tiêu điểm -

“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới”

Để chấn hưng đất nước, lĩnh vực giáo dục và đào tạo được Đảng, Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu và chỉ đạo ngành Giáo dục tiến hành đổi mới một cách căn bản toàn diện. Sự nghiệp này hiện đang diễn ra, thu hút sự quan tâm, kỳ vọng lớn của toàn xã hội. Nhân dịp Xuân Quý Mão 2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã dành thời gian trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh chủ đề này. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

“Giá trị của con người phải được đánh giá bằng trình độ chuyên môn, nghề nghiệp”

Tiêu điểm -

“Giá trị của con người phải được đánh giá bằng trình độ chuyên môn, nghề nghiệp”

Năm 2022 đã qua với nhiều khó khăn đối với người lao động (NLĐ). Năm 2023 đã đến với không ít thách thức. NLĐ Việt Nam sẽ đối mặt với những vấn đề gì, thiết chế xã hội cũng như các hoạt động công đoàn sẽ giải quyết các vấn đề của NLĐ ra sao? Đây là những nội dung được TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đặt ra khi trao đổi với phóng viên tạp chí Lao động và Công đoàn nhân dịp đầu năm mới Quý Mão.