Nguy cơ ngộ độc từ hải sản bảo quản không đúng cách

Đời sống - Linh Đan

Các món ăn từ hải sản được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên nếu bảo quản và chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng cho người dùng.

nguy co ngo doc tu hai san bao quan khong dung cach
Mang cá là nơi thường trú của các vi khuẩn sản sinh ra men Histiden.

Nguy cơ ngộ độc do bảo quản hải sản không đúng cách.

Món ăn chế biến từ hải sản như tôm, cua, ghẹ, cá, hàu… vừa ngon miệng vừa giàu dinh dưỡng. Hải sản tươi sống nếu không dùng ngay thì cần phải được bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo bà Nguyễn Thị Hải Hà, Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, thông tin tuyên truyền, Bộ Y tế, trong cơ thịt các loài cá thịt đỏ như các trích, cá thu, cá hồi, cá nục, cá ngừ… có chứa hàm lượng cao chất Histidien tự do. Một số vi khuẩn sản sinh ra men Histiden thành Histamine trong thịt cá.

Khi cá còn sống, các vi khuẩn này thường trú tại mang cá, ruột cá nước mặn và không gây hại cho cá. Quy trình khai thác hải sản, vận chuyển, tiêu thụ có thể diễn ra trong thời gian dài, bên cạnh đó khicá chết, do không còn hệ miễn dịch nên các vi khuẩn này sinh trưởng nhanh và dễ dàng xâm nhập vào thịt cá, sản sinh ra men chuyển hoá Histidiethành Histamine tích luỹ trong thịt do đó nếu khâu bảo quản không đạt yêu cầu thì có thể làm cho cá bị nhiễm Histamine. Quá trình hình thànhHistamine diễn ra nhanh trong điều kiện nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C.

Histamine có đặc tính bền, không bị phá huỷ trong quá trình nấu chín, hun khói, tiệt trùng, đông lạnh nên khi cá bị ươn, lượng Histamine hình thành trong cá sẽ không bị giảm đi trong quá trình bảo quản và đun nấu.

Mọi người khi ăn phải cá có hàm lượng Histamine cao sẽ bị ngộ độc với các dấu hiệu nhận biết như: mặt và mắt đỏ, khó thở do phù nề và co thắt khí quản; nổi mẩn đỏ, ngứa, có thể bị phát ban ngoài da; cảm giác nóng ran trong miệng, tăng tiết nước bọt, kích thích tiết dịch vị của dạ dày, gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy; mạch nhanh, hạ huyết áp do giãn mạch.

Các loài thân mềm có mai, vỏ như ngao, sò, cua, ghẹ… cũng có khả năng gây độc nếu chúng bị nhiễm ký sinh trùng, nang trùng. Nếu không được bảo quản đúng cách thì chúng có thể gây ngộ độc cho người ăn.

Cách bảo quản hải sản an toàn.

Để giữ hải sản được tươi lâu và an toàn thì bảo quản trong tủ lạnh là phương thức hiệu quả. Nhưng với mỗi lại hải sản lại có thời gian bảo quản dài ngắn khác nhau. Vì vậy, với mỗi loại hải sản sẽ có phương thức bảo quản khác nhau. Điều quan trọng là khi chưa sử dụng ngay thì cần phải sơ chế, làm sạch hải sản trước khi lưu giữ trong tủ lạnh, tốt nhất là để đông lạnh. Trước khi sử dụng cũng cần để hải sản xuống ngăn mát để rã đông.

nguy co ngo doc tu hai san bao quan khong dung cach
Trước khi bảo quản trong lạnh cần bỏ ruột, làm sạch cả để tránh vi khuẩn sản trong ruột cá xâm nhiễm vào thịt cá.

- Các loại cá cần bỏ ruột, rửa sạch, chứa trong hộp đậy kín và bảo quản trong ngăn đông. Không nên ngâm nước khi rã đông mà để cá tự tan lớp đá.

- Các loại tôm, trước khi bảo quản trong tủ lạnh cần bỏ râu, rửa sạch và lưu trữ trong ngăn đá, nếu sử dụng trong ngày thì có thể lưu trong ngăn mát.

- Mực, trước khi đưa vào tủ lạnh cần bỏ ruột và lớp da ngoài, làm sạch, bọc bằng túi ni lông và bảo quản ở ngăn mát sẽ tốt hơn.

- Cua, ghẹ cần rửa sạch, cho vào hộp để bảo quản trong tủ đông hoặc tủ mát tuỳ theo thời gian sẽ mang đi chế biến.

- Những loài động vật thân mềm, có vỏ như hàu, điệp cần rửa sạch trước khi cho vào tủ lạnh. Nên chứa trong hộp riêng để ngăn cách với các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Sơ cứu khi bị ngộ độc hải sản.

Theo bác sĩ đông y Hoàng Khánh Toàn, Bệnh viện 108, khi bị dị ứng, ngộ độc hải sản thì điều quan trọng cần làm là loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốtbằng cách gây nôn, tốt nhất là sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ. Một điều cần lưu ý là chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh táo.Ngoài ra, có thế áp dụng các biện pháp sơ cứu như uống nhiều nước, dùng các bài thuốc dân gian để trị bệnh như cho uống nước cam, chanh, trà gừng hoặc dùng gừng kết hợp với đậu xanh, lá tía tô để nấu ăn cũng rất tốt vì sẽ giúp trung hoà bớt độc tính. Cụ thể, dùng 50g lá tía tô tươi sắc với 3 bát nước để lấy 1 bát uống trong ngày. Cũng có thể dùng 50grau diếp cá và 50glá tía tô sắc uống cũng có hiệu quả điều trị tương tự ở trường hợp ngộ độc hải sản. Một cách khác là dùng nước sắc lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho uống.

Trong trường hợp dị ứng hải sản có biểu hiện về tiêu hoá như buồn nôn, tiêu chảy… thì cần cho người bệnh dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Trong trường hợp này không nên để người bệnh dùng thuốc trị tiêu chảy vì lúc này cơ thể cần thải chất độc ra ngoài qua đường bài tiết. Thuốc trị tiêu chảy có thể khiến cho tác nhân gây ngộ độc bị thải hồi chậm, khiến cho tình trạng ngộ độc nặng hơn.

Nếu nạn nhân bị co giật, ngừng thở, ngừng tim thì phải khẩn trương cấp cứu bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu nạn nhân bị hôn mê thì cần để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để phòng chất nôn đi vào phổi gây ngạt. Sau khi sơ cứu cần khẩn trương đưa nạn nhân nhập viện để cấp cứu.

Tất cả các trường hợp ngộ độc dù nặng hay nhẹ đều cần đưa bệnh nhân nhập viện để theo dõi sát sao.

nguy co ngo doc tu hai san bao quan khong dung cach Hai anh em ruột tử vong sau bữa tiệc rượu ổi, thịt chó và hải sản
nguy co ngo doc tu hai san bao quan khong dung cach Từ các vụ ngộ độc cá ngừ: Nguyên nhân và cách phòng tránh
nguy co ngo doc tu hai san bao quan khong dung cach Ẩm thực mùa lễ hội và nỗi lo vấn đề ngộ độc thực phẩm
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Kinh tế - Xã hội -

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Đời sống -

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống -

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động -

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Người lao động -

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Đời sống -

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

Đời sống -

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Người lao động -

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Đời sống -

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Người lao động -

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Đời sống -

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.