e magazine
21/09/2020 07:30
Người "thổi hồn" vào mặt nạ giấy bồi

21/09/2020 07:30

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dân gian và truyền thống cho thị trường Rằm tháng Tám. Những đồ chơi truyền thống như trống, mặt nạ giấy bồi với nhiều nhân vật, con vật ngộ nghĩnh được khắc họa thật sinh động và hấp dẫn qua bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công. Đây có thể trở thành món quà đặc biệt dành cho các em nhỏ nhân dịp Tết Trung thu cận kề.
Người "thổi hồn" vào mặt nạ giấy bồi

Khi những khu công nghiệp “mọc lên như nấm”, cả làng Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đều bắt đầu thay đổi, có người đi làm công nhân, người đi làm nghề khác, hiếm lắm chỉ còn một vài nhà như gia đình ông Vũ Huy Đông là vẫn còn gắn bó với cái nghề mà suốt ngày chân tay lấm tấm màu sơn vẽ. Đó là nghề làm mặt nạ giấy bồi.

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dâ

Tìm đến ngôi làng Ông Hảo nằm bên Khu Công nghiệp Thăng Long II, chúng tôi khá ngạc nhiên khi lối vào làng vẫn giữ được nhiều nét cổ kính. Đi sâu vào bên trong và hỏi thăm vài người thì mới được biết là trong làng chỉ còn vài nhà làm đồ chơi Trung thu.

Đi thêm một đoạn nữa, qua những ngôi nhà cao tầng khang trang xen lẫn đôi ba nếp nhà ngói cổ kính, chúng tôi bắt gặp các loại trống, mặt nạ giấy bồi sặc sỡ trong một khuôn viên khá rộng. Đó là nhà ông Vũ Huy Đông (69 tuổi), người đã gắn bó suốt hơn 40 năm với cái nghề làm đồ chơi cho trẻ nhỏ.

Bước chân vào tham quan nơi làm đồ chơi truyền thống của nhà ông Đông, tôi có thể cảm nhận rõ nét được không khí của ngày Tết Trung thu. Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dân gian và truyền thống cho thị trường Rằm tháng Tám.

Những đồ chơi truyền thống như trống, mặt nạ giấy bồi với nhiều nhân vật, con vật ngộ nghĩnh được khắc họa thật sinh động và hấp dẫn qua bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công. Đây có thể trở thành món quà đặc biệt dành cho các em nhỏ nhân dịp Tết Trung thu cận kề.

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống,

Đó là tâm sự đặc biệt của ông Đông, một nghệ nhân làm đồ chơi trung thu truyền thống đã nhiều năm. Thoáng thấy chúng tôi đang ngắm mấy chiếc mặt nạ, ông Đông hồ hởi lại gần giới thiệu về món đồ gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người dân Việt trong những đêm trăng rằm vừa tròn vừa sáng.

Có lẽ do gắn bó với cái nghề điểm tô, “thổi hồn” cho những tấm giấy bồi vô tri trở nên sống động nên trông ông có vẻ trẻ hơn tuổi thật. Tay vẫn cần mẫn điểm tô từng nét trên mặt nạ “chú tễu”, ông Đông vui vẻ chia sẻ: “Sau khi có các khu công nghiệp, nhiều người làng tôi chuyển sang làm công nhân hoặc buôn bán nhỏ lẻ, không làm đồ chơi truyền thống như các loại trống, mặt nạ giấy bồi, đầu lân... Công nhân đến làng tôi thuê trọ cũng nhiều lắm, ước tính ngang ngửa với số dân trong làng. Hiện trong làng chỉ còn khoảng 8 nhà là vẫn còn gắn bó với cái nghề này thôi”.

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống,

Ông Đông cho biết, gia đình ông đã gắn bó với nghề làm đồ chơi truyền thống như trống, mặt nạ giấy bồi... đã được hơn 40 năm. Trước kia, ở làng Ông Hảo có hình thành hợp tác xã làm trống và các đồ chơi trung thu, trong đó nổi bật là mặt nạ “chú tễu” thường phục vụ cho các dịp múa lân, múa rồng. Sau đó hợp tác xã giải tán rồi quay sang làm tư nhân, các khu công nghiệp hình thành dẫn đến nhiều nhà không còn làm nghề truyền thống này nữa. Họ chuyển nghề để phù hợp với cuộc sống mưu sinh.

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dâ

Lý giải về tên gọi mặt nạ giấy bồi, ông Đông cho hay, do đồ chơi truyền thống được làm bằng giấy và bồi bằng thủ công nên được người dân nôm na gọi là mặt nạ giấy bồi.

Một vài hộ dân ở làng Ông Hảo vẫn quyết tâm bám trụ với cái nghề đặc biệt này. Họ hoạt động và sản xuất những món đồ chơi truyền thống quanh năm, nhưng bao giờ cũng thế, dịp tất bật nhất vẫn là gần Tết Trung thu.

Để “bám nghề”, gìn giữ nghề truyền thống của quê hương, ông Đông bộc bạch rằng bản thân ông cùng những người thợ phải liên tục đổi mới, cải tiến mẫu mã và bắt kịp xu hướng các hình ảnh, con vật mới lạ để phù hợp với thị hiếu của các em nhỏ.

Hơn nữa, dù những chiếc mặt nạ giấy bồi hay các loại trống có giá thành rẻ (chỉ khoảng từ 15.000 – 20.000 đồng), không độc hại nhưng vẫn gặp khó khăn khi cạnh tranh với các loại đồ chơi hiện đại. Không tránh được quy luật canh tranh khắc nghiệt, nhưng khi được hỏi về tương lai của nghề, ông Đông vẫn giữ niềm tin vào nghề làm trống và mặt nạ giấy bồi. Tình yêu nghề suốt hơn 40 năm đang được ông truyền lửa cho cậu con trai thứ trong gia đình với hy vọng kéo dài niềm đam mê, sự tận tâm với nghề sang thế hệ sau.

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dâ
Những chiếc mặt nạ sơn phết đầy màu sắc, mang đậm nét văn hóa dân gian.

Dù cũng chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng ông và gia đình vẫn cố gắng cân đối trong sản xuất để vừa “giữ lửa” với nghề nhưng đồng thời vẫn đảm bảo thu nhập cho những người thợ là bà con, hàng xóm (gồm 6 – 7 người). Vào những dịp thời vụ cao điểm, thu nhập của những người thợ có thể đạt từ 4 - 4,5 triệu đồng/tháng. Nghề này đặc biệt ở chỗ là tuy không giàu nhưng lại phù hợp với nhiều lứa tuổi lao động khác nhau, có thể là những người quá tuổi lao động”, ông Đông chia sẻ.

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dâ

Những năm gần đây, các địa điểm làm đồ chơi trung thu truyền thống cũng được quảng bá và thu hút nhiều bạn trẻ, các em học sinh ghé thăm để trải nghiệm, hiểu biết thêm về những nét văn hóa dân gian. Việc thuê thêm nhân công theo mô hình mà mỗi người sẽ phụ trách một công đoạn khác nhau giúp cho tăng năng suất nhằm phục vụ nhu cầu của trẻ nhỏ và người dân vào dịp Tết Trung thu.

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dâ

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dâ

Các gia đình làm đồ chơi truyền thống ở đây thường làm quanh năm để có hàng bán đi nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng...

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống,

Ngắm nhìn những chiếc mặt nạ sinh động, ngộ nghĩnh tưởng chừng được làm nhanh gọn nhưng hóa ra lại có nhiều công đoạn làm hoàn toàn bằng thủ công.

Theo ông Đông, mỗi một chiếc mặt nạ được hoàn thiện phải trải qua 3 công đoạn là tạo khuôn, bồi mộc và sơn màu. Nguyên liệu để làm mặt nạ giấy bồi bao gồm: khuôn đất hoặc khuôn làm bằng xi măng, giấy bìa, sơn...

Từ những chiếc khuôn được kiến tạo cẩn thận bằng đất hoặc xi măng, người thợ phải cẩn thận xé từng mẩu giấy bìa được phết hồ (làm từ bột sắn) rồi dán vào mặt trong của chiếc khuôn. Cứ thế cặm cụi dán từng lớp, rồi lại đến lớp giấy mỏng khoảng mấy lượt và sau đó gỡ ra là được một cái phôi mặt nạ. Phôi này chưa vẽ được ngay mà phải đem phơi nắng khoảng 1 ngày.

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dâ

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dâ

Sau cùng là công đoạn vẽ sơn. Thông thường mỗi chiếc mặt nạ có thể được vẽ từ 5 đến 6 màu sơn. Nhưng không phải cứ vẽ một lượt là xong, ông Đông cho biết, vẽ xong một màu là phải đem phơi khô rồi sau đó mới vẽ thêm màu khác vào. Cuối cùng mới là vẽ mặt cho các mặt nạ và bước này quyết định “nội tâm” của các nhân vật ngộ nghĩnh như chú tễu, các con vật trong 12 con giáp, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, siêu nhân, người nhện...

Những người thợ bên trong vẫn đang tất bật sản xuất trống, nhưng nhiều nhất là mặt nạ giấy bồi để có thể kịp thời cung cấp mặt hàng đậm nét văn hóa dâ

Nhiều công đoạn là thế và cũng khá ngốn thời gian, nhưng những người thợ vẫn miệt mài trong từng nét vẽ để có thể tạo ra được những chiếc mặt nạ sinh động cho các em nhỏ.

Cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, dù chẳng thể phát sáng hay gắn pin điện tử, nhưng những đồ chơi truyền thống như mặt nạ giấy bồi vẫn có một sức hấp dẫn, thu hút kỳ lạ và trở thành những món quà yêu thích của trẻ nhỏ và các phụ huynh.

Quây quần cùng gia đình bên mâm cỗ trông trăng, múa hát khắp sân nhà hay có chỗ còn tổ chức cho trẻ em xem múa lân, múa rồng... và đâu đó người ta vẫn chẳng thể quên được những món đồ chơi truyền thống như đèn kéo quân, trống, mặt nạ giấy bồi... Và trong buổi tối trông trăng ấy, chúng ta lại bắt gặp khúc hát quen thuộc: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan! Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh”.

Ngắm nhìn chiếc mặt nạ giấy bồi “chú tễu” trong tay, chúng tôi thầm nghĩ: “Trung thu chỉ cần quà thế này thôi nhỉ, đơn giản và được trở về tuổi thơ”.

Bài: Minh Hằng
Ảnh/ Video: Việt Tuấn
Đồ họa: V. Tuấn

Xem phiên bản di động