e magazine
11/10/2020 17:31
Người lao động tự tìm hướng đi cho mình khi thất nghiệp

11/10/2020 17:31

Dịch bệnh kéo theo nhiều hệ lụy. Và đối với người lao động, thất nghiệp là ảnh hưởng nặng nề nhất. Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh chưa từng có trong 10 năm trở lại đây. Trước khó khăn về kinh tế, người lao động bắt buộc phải làm nhiều hơn một nghề hoặc chuyển sang làm việc khác để có tiền nuôi bản thân và gia đình.
Người lao động tự tìm hướng đi cho mình khi thất nghiệp

Dịch bệnh kéo theo nhiều hệ lụy. Và đối với người lao động, thất nghiệp là ảnh hưởng nặng nề nhất. Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh chưa từng có trong 10 năm trở lại đây. Trước khó khăn về kinh tế, người lao động bắt buộc phải làm nhiều hơn một nghề hoặc chuyển sang làm việc khác để có tiền nuôi bản thân và gia đình.

***

Tỷ lệ người lao động thất nghiệp ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung là rất lớn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nhiều người lao động sau khi thất nghiệp đã đi kiếm công việc mới, kể cả làm thời vụ để chống “viêm màng túi”. Không ít nữ công nhân lại chọn cho mình công việc khá mạo hiểm đó là buôn bán online các loại mặt hàng. Một số người lao động khác lại chọn cho mình hướng đi ổn định là vừa học nghề vừa đi làm.

Ngoài sự hỗ trợ của LĐLĐ TP HCM cùng LĐLĐ các quận, huyện, thì người lao động vẫn phải tự thân vận động là chính. Để có được hướng đi lâu dài và ổn định, nhiều công nhân phải đắn đo, có khi bỏ cả công việc hiện tại để theo đuổi đam mê.

Chị Trần Trang (vừa chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty Namyang đầu tháng 10/2020 do công ty ảnh hưởng bởi dịch bệnh) nhiều ngày nay ở nhà đã tận dụng kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, cho ra đời những sản phẩm đồ bộ trẻ em, người lớn khá bắt mắt. Chị Trang chia sẻ thành quả của mình lên facebook và được anh chị em, bạn bè ủng hộ việc tự mở cửa hàng may, bán đồ online.

Người lao động tự tìm hướng đi cho mình khi thất nghiệp

Người lao động tự tìm hướng đi cho mình khi thất nghiệp

Chị Trang chia sẻ thành quả của mình lên mạng xã hội. Ảnh CMH

Phóng viên Cuộc sống an toàn đã liên hệ với chị Trang và được biết, sau khi nghỉ làm, chị Trang khá buồn nên thời gian rảnh rỗi chị lấy vải ra tự thiết kế, tự cắt, may đo để đỡ nhớ nghề. Những sản phẩm mà chị Trang may thường là đồ bộ trẻ em (chị lấy kích thước từ chính con gái của chị) và đồ bộ phụ nữ. Sau khi may xong, chị đăng lên mạng xã hội và được mọi người rất ủng hộ.

“Tôi chính thức thất nghiệp từ đầu tháng 10/2020, ở nhà chưa biết làm gì, tôi lấy vải và máy may ra để “giải khuây”. Mới đầu chỉ nghĩ may đồ cho vui thôi, để cho con cái và mình sử dụng. Nhưng đến khi mọi người hỏi nhiều quá nên mình nảy ra ý định mở cửa hàng tại nhà để may đồ, bán cho ai có nhu cầu. Trước mắt, nhà có gì thì mình may đó chứ không dám mở rộng vì không có nguồn vốn và cũng chưa hiểu rõ kinh doanh như thế nào. Ai có nhu cầu, đặt hàng thì mình may, vậy thôi”, chị Trang chia sẻ.

Người lao động tự tìm hướng đi cho mình khi thất nghiệp
Người lao động tự tìm hướng đi cho mình khi thất nghiệp
Chị Lĩnh bán hàng onlie. Ảnh: CMH

Chị Đỗ Lĩnh (từng làm công nhân Công ty SEI) đã quyết định từ bỏ nghề công nhân sau gần 10 năm gắn bó để về quê bán hàng online. Lĩnh quê ở Tuyên Quang, mới lập gia đình và có con gái đầu lòng, gặp đúng đợt dịch Covid-19 nên chị quyết định về quê lập nghiệp luôn. Chị Lĩnh chọn công việc bán hàng online để tiện chăm con lại có thêm thu nhập. Mặt hàng chị bán là balo trẻ em có thêu chữ và thịt trâu gác bếp.

Khác hẳn với vẻ rụt rè của nữ công nhân tôi gặp trước đây, hiện chị Lĩnh rất mạnh dạn, không ngại livestream để bán hàng. Thật may mắn, khách hàng mua online của chị khá đông nên ngoài tiền đi làm thêm của anh chồng, chị Lĩnh cũng có đồng ra đồng vào.

“Con gái mình mới 6 tháng tuổi nên chưa thể xa mẹ. Mình thấy công việc bán hàng online phù hợp để mình, vừa chăm con lại có tiền, nên quyết định làm. Công nhân mình làm 7 năm nhưng không ăn thua, giờ có gia đình rồi sẽ không tiện để chăm con chu đáo. Hiện tại, gia đình mình rất hạnh phúc”, chị Lĩnh tâm sự.

Thực tế, cuộc sống hiện nay đang rất khó khăn, đặc biệt là với người lao động. Doanh nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp, bắt buộc họ phải tìm hướng đi cho riêng mình. Hiện nay, công nhân có thể lựa chọn học nghề, làm thời vụ, làm thêm, bán hàng online hoặc kinh doanh… đều rất tốt để chuyển hướng, xây dựng kinh tế.

Bài viết: Hoài Thương

Xem phiên bản di động