Người lao động thất nghiệp được hỗ trợ thực phẩm và cho nợ 2 tháng tiền thuê nhà

Người lao động thất nghiệp được hỗ trợ thực phẩm và giảm tiền thuê trọ

Việc TP HCM áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ từ ngày 9/7 khiến cuộc sống của người lao động càng thêm khó khăn. Trong tình hình đó, các đoàn thể, chủ nhà trọ, các cấp công đoàn đã tặng nhu yếu phẩm để người lao động duy trì cuộc sống qua mùa dịch.

Vợ chồng chị Phan Thị Mỹ Linh (48 tuổi, quê Quảng Nam) đều là lao động tự do tại TP HCM. Chị Linh buôn bán hàng ở chợ, còn chồng chị đi chở hàng thuê bằng chiếc xe ba gác.

Từ đầu tháng 6, vợ chồng chị phải nghỉ làm bởi quận Gò Vấp - nơi họ thuê trọ thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 do có nhiều ca nhiễm trên địa bàn.

Hơn một tháng nay cả gia đình 4 người đều sống bằng nguồn hỗ trợ nhu yếu phẩm từ chính quyền địa phương, chủ nhà trọ.

Người lao động khu vực cách ly tại đường Nguyễn Văn Chiêu được nhận hỗ trợ nhu yếu phẩm. Ảnh: Đào Hoa

Người lao động thất nghiệp được hỗ trợ thực phẩm và cho nợ 2 tháng tiền thuê nhà

Chị Linh kể, trước khi dịch bệnh căng thẳng, chưa phải thực hiện giãn cách, thu nhập của hai vợ chồng cũng đủ duy trì cuộc sống, đóng tiền trọ và đóng học cho hai đứa con.

Từ đầu mùa dịch đến nay, gia đình chị nhiều lần nhận nhu yếu phẩm, từ gạo, mắm, muối, mì tôm… Nhờ thế, cả gia đình chị đã duy trì cuộc sống qua hơn 1 tháng thất nghiệp.

“Trong lúc khó khăn mà được hỗ trợ là quý lắm, dù chỉ là một chiếc bắp cải thôi nhưng tôi cũng rất cảm động. Hai vợ chồng tôi thất nghiệp nên ai giúp gì được chúng tôi đều quý lắm. Tiền nhà trọ hai tháng nay chúng tôi chưa trả được cho chủ nhà, mặc dù cô chủ đã giảm 500.000 đồng đến 1 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng với tình hình hiện nay chắc chúng tôi phải khất qua tháng nữa”, chị Linh bộc bạch.

Người lao động thất nghiệp được hỗ trợ thực phẩm và cho nợ 2 tháng tiền thuê nhà

Các đoàn thể, mạnh thường quân hỗ trợ cho người lao động khu vực phong tỏa. Ảnh: Đ.H

Chị Linh từ Quảng Nam vào TP HCM đến nay cũng được 15 năm, qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống nhưng chưa bao giờ chị cảm thấy khó khăn như thời gian này. Chị tâm sự, nhiều lúc hai vợ chồng cảm thấy bất lực nhưng nhìn hai đứa con, anh chị như được tiếp thêm động lực.

"Trước kia hai vợ chồng đi làm cũng có đồng ra đồng vào nhưng đến khi giãn cách xã hội rồi phong tỏa cả khu không thể làm ăn gì được nên chỉ trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước, của phường và các nhà hảo tâm. Nhận được hỗ trợ, chúng tôi vui lắm, một miếng khi đói bằng một gói khi no”, chị Linh nói thêm.

Những suất cơm từ thiện tặng cho người lao động mùa dịch. Ảnh: Đ.H

Người lao động thất nghiệp được hỗ trợ thực phẩm và cho nợ 2 tháng tiền thuê nhà

Cũng nằm trong khu phong tỏa tại phường 15, quận Gò Vấp, hơn 1 tháng nay chị Nguyễn Thị Nguyệt không thể đi làm, điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn.

“Cả khu hẻm của tôi đều phong tỏa vì có ca nhiễm. Mọi người trong này không được đi ra ngoài để đảm bảo phòng dịch. Vì bất ngờ nên chưa ai chuẩn bị lương thực, thực phẩm. Sau đó chúng tôi thấy một số anh chị của phường, quận đến và mang theo nhu yếu phẩm phát cho bà con. Chúng tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ của mọi người lúc này", chị Nguyệt nói.

Người lao động thất nghiệp được hỗ trợ thực phẩm và cho nợ 2 tháng tiền thuê nhà

Hỗ trợ nhu yếu phẩm tại khu vực người dân bị phong tỏa không thể ra ngoài.

Tại quận Gò Vấp, nơi có nhiều phường, hẻm bị phong tỏa, việc hỗ trợ cho công nhân lao động, người dân tại các địa điểm này đang được tiến hành.

Bà Đào Thị Hoa là chủ nhà trọ với gần 40 phòng tại phường 14, quận Gò Vấp, đã giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ giảm tiền nhà mà bà Hoa cùng Hội Phụ nữ phường 14, các đoàn thể cùng nhà hảo tâm mỗi ngày nấu hàng trăm suất cơm tặng cho người lao động nghèo, vô gia cư hay khó khăn vì dịch bệnh.

“Trước khi thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, chúng tôi mỗi ngày nấu 600 - 700 suất cơm tặng người lao động, công nhân, người trong khu cách ly. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng hỗ trợ kịp thời đến người lao động khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch tại địa bàn. Ở thời điểm hiện tại, do giãn cách không tụ tập đông người nên chúng tôi có nấu ít đi, nhưng vẫn duy trì hỗ trợ cho người lao động khó khăn, trong khu phong tỏa”, bà Hoa cho biết.

Bài viết: Hoài Thương

Đồ họa: Russia

Bắc Giang: Tăng hỗ trợ 1 – 2 triệu đồng để thu hút công nhân trở lại nhà máy làm việc Bắc Giang: Tăng hỗ trợ 1 – 2 triệu đồng để thu hút công nhân trở lại nhà máy làm việc

Dù vẫn phát sinh ca nhiễm Covid-19 nhưng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang triển khai các phương án nhằm duy ...

Công ty Nidec Việt Nam sẵn sàng “3 tại chỗ” đón công nhân trở lại làm việc Công ty Nidec Việt Nam sẵn sàng “3 tại chỗ” đón công nhân trở lại làm việc

Chỉ đạo “3 tại chỗ” cho người lao động ở lại công ty làm việc của UBND TP HCM bao gồm sản xuất tại chỗ, ...

Vất vả lấy mẫu xét nghiệm hơn 3.000 công nhân công ty có ca nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng Vất vả lấy mẫu xét nghiệm hơn 3.000 công nhân công ty có ca nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng

Sáng 15/7, hàng trăm người trong số khoảng hơn 3.000 công nhân của Công ty TNHH MURATA MANUFACTURING Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) ...