|
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực từ ngày 15/5. Hiện, thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% số lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê về tình hình lao động, việc làm trong quý I/2021, do chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lần lượt là 2,42% và 2,20%, tăng so với quý I/2020. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I/2021 ước tính là 51 triệu người, giảm 1,1 triệu người so với quý trước và giảm 180,9 nghìn người so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý I/2021 ước tính là 2,19%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,96%; khu vực nông thôn là 1,76%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý I/2021 là 2,42%, trong đó khu vực thành thị là 3,19%; khu vực nông thôn là 1,98%. Về mức thu nhập, theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,2 triệu đồng/tháng, tăng hơn 557.000 đồng so với quý trước và tăng 133.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập của lao động nam là 7,6 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 6,6 triệu đồng/tháng. Do chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, trong quý I/2021 tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng trong quý I năm nay, công tác an sinh xã hội đặc biệt được quan tâm. Ngoài ra, có hơn 22,2 triệu thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước. |
Kinh tế Việt Nam năm 2021 dự kiến sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, để đạt được các mục tiêu tăng trưởng là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. |
Bên cạnh những kết quả đạt được, bước sang quý II, kinh tế – xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021. Theo đó, về mức hỗ trợ đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng, mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng, mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa là 1,5 triệu đồng/người/tháng. Quy định cũ tại Quyết định 77/2014/QĐ-TTg là tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là nửa tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 1 tháng. |
|
Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg quy định, hằng tháng, cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ học nghề do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, đối với người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề trước ngày 15/5/2021 nhưng chưa có quyết định hỗ trợ học nghề thì được áp dụng mức hỗ trợ học nghề theo các quy định tại Quyết định này. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tăng mức hỗ trợ kinh phí học nghề lên tối đa 4,5 triệu đồng/người/khóa. Ảnh: hht.edu.vn |
Bài viết: Lê Tuấn
|