Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Người lao động - 06/09/2024 19:17 Phương Mai - Văn Quân
Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương? |
Do mức độ nguy hiểm của bão số 3 (có tên quốc tế là Yagi), Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống thiên tai đã ra thông báo khẩn, đề nghị người dân lưu ý không nên chủ quan.
Trong đó, Ban chỉ đạo khuyến cáo người dân cần chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng trong ít nhất 7 ngày.
Trước thực tế diễn biến của bão ngày một phức tạp và nguy hiểm, ngay từ chiều qua (5/9), người dân tại các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão Yagi đã đổ xô đến các chợ, siêu thị để mua các nhu yếu phẩm thiết yếu, phục vụ dự trữ trong nhà.
Nhiều người lao động tranh thủ giờ nghỉ trưa đến siêu thị mua đồ tích trữ. Ảnh chụp trưa 6/9. |
Ghi nhận của phóng viên Lao động và Công đoàn trưa 6/9, tại một siêu thị thuộc quận Hai Bà Trưng, lượng khách đến mua đồ đông gấp 3-5 lần thời điểm cùng giờ mọi ngày, thậm chí, bãi đỗ xe đã không còn chỗ chứa.
Đây là một trong những siêu thị giá rẻ, nên khách đến chủ yếu là người lao động các công ty trên địa bàn.
Chị Nguyễn Thị Duyên (35 tuổi), nhân viên một công ty về xuất khẩu lao động cho biết: “Nghe tin bão về, chúng tôi hối nhau đi mua đồ dự trữ, đằng nào cũng phải dùng. Nhưng mới chỉ kịp mua được ít quả, trứng và thịt đông lạnh, quầy rau khi tôi đến thì đã hết mất rồi, may mà sáng đã kịp mua ít thịt ở chợ”.
Nhiều sạp hàng trống trơn chỉ sau vài phút. |
Đại diện phía siêu thị này cho biết, các sản phẩm như: trứng, thịt đông lạnh, rau và mì tôm,... liên tục hết hàng. Tuy nhiên, vẫn có đủ lượng hàng dự trữ, hoặc nhập thêm gấp để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo ghi nhận, dù người mua tăng đột biến nhưng phía đơn vị cung cấp cũng không tăng giá trục lợi trước tình hình mưa bão.
Tại các chợ dân sinh ở một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội, ngay từ sáng sớm, tình trạng ùn tắc đã xảy ra. Chị Hoài Linh (huyện Thanh Trì) cho biết: “Nghe tin từ chiều nay đã có mưa nên tôi tranh thủ đi chợ luôn trên đường đi làm từ sáng. Dù đã đi từ sớm nhưng vẫn phải chen chúc mới có thể mua được hàng, gọi cho chỗ mua thịt quen cũng không còn miếng nào”.
Chiều tối 6/9, nhiều người tiện đường tan ca ghé vào các chợ dân sinh để mua thêm đồ ăn tích trữ trong thời gian diễn ra bão số 3 |
Tại các khu công nghiệp, do phải đi làm trong giờ hành chính, nhiều công nhân đã chủ động nhờ người thân hoặc mua đồ từ tối hôm trước.
Chị Nguyễn Thị Loan - công nhân Công ty TNHH Bao bì Phúc Tiến (tỉnh Bắc Ninh) cho biết, chị đã mua gạo, nước, thuốc men đủ để dự trữ trong khoảng 5 ngày ngay khi có tin bão sẽ đến và ảnh hưởng đến khu vực mình sinh sống.
Siêu bão Yagi được dự báo là cơn bão mạnh nhất đi vào Vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây và sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động các tỉnh phía Bắc.
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của cơn bão, hiện nhiều doanh nghiệp ở các vùng chịu ảnh hưởng đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024).
Tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp, Công đoàn phối hợp với chuyên môn huy động cán bộ, công nhân, lao động gia cố lại nhà xưởng, khuôn viên để đảm bảo an toàn.
Theo khuyến cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, trước khi bão xảy ra, người dân cần: - Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão; - Giữ liên lạc giữa tàu thuyền và đất liền, thoát khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú tránh an toàn; - Bảo vệ lồng, bè, tài sản, gia súc, gia cầm, tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp; - Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, xác định vị trí an toàn để trú ẩn, chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông, đề phòng nước dâng; - Đề phòng mưa, lũ, lũ quét trước, trong và sau bão; - Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ dùng ít nhất trong 7 ngày; - Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền. |
Mời độc giả xem thêm các bài viết trong Chuyên đề NGƯỜI LAO ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI SIÊU BÃO SỐ 3 |
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn ... |
Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không? Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều chủ xe điện quan tâm hiện nay, nhất là khi ... |
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
Đời sống - 31/10/2024 21:30
Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi
Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.
- Người lao động ngành Y tế được giảm giá tới 20-40% khi mua sản phẩm theo thỏa thuận hợp tác phúc lợi mới
- Vượt qua nhiều biến cố, cô giáo hướng tới hướng lai tươi đẹp
- Để giám sát và phản biện xã hội là hoạt động hiệu quả của tổ chức Công đoàn
- 1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
- Người lao động phải làm gì khi đã bị lừa đảo trực tuyến?