|
Nhu cầu mua sắm trong dịp Tết tăng cao nên không ít người lao động mong muốn được ứng trước tiền lương tháng 2 để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. |
Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề. Trong những ngày này, ngoài việc “săn” vé tàu, vé xe để về quê thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người lao động là rất lớn. Ngoài khoản tiền thưởng, đôi khi nhiều người còn xin ứng trước lương để chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy. Tết Nguyên đán năm nay rơi vào khoảng gần giữa tháng 2 Dương lịch, vậy người lao động có được ứng trước lương tháng 2 để nghỉ Tết? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tiền lương vốn là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Theo đó, số tiền này sẽ được người sử dụng lao động thanh toán theo đúng kỳ hạn đã thỏa thuận. |
Gần Tết, nhu cầu đi lại, tiêu dùng của công nhân, người lao động tăng cao. |
Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, dù chưa đến kỳ trả lương nhưng người lao động vẫn có thể tạm ứng trước tiền lương. Căn cứ theo Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021), người lao động được tạm ứng tiền lương trong các trường hợp sau: - Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng (theo Khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động năm 2019); - Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi (theo Khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động năm 2019); - Người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng, riêng người lao động đi nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương (theo Khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động năm 2019); - Người lao động nghỉ hằng năm được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ (theo Khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động năm 2019); - Người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc để xác minh vi phạm kỷ luật lao động (theo Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2019). |
Nhiều người mong muốn ứng trước lương tháng 2 để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán 2021. |
Như vậy, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc ứng trước tiền lương. Nếu cả hai bên thống nhất được các điều kiện về việc ứng lương thì người lao động sẽ được nhận lương trước kỳ hạn. Việc ứng lương để nghỉ Tết Nguyên đán phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể, nếu như các trường hợp khác được quy định cụ thể mức tạm ứng lương tối thiểu hoặc tối đa thì trường hợp ứng lương theo thỏa thuận của các bên lại không có nội dung này. Việc ứng trước lương được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Do đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể tùy ý thỏa thuận về số tiền được ứng trước. Số tiền tạm ứng thông thường sẽ được các bên căn cứ vào mức mà người lao động đề xuất và khả năng đáp ứng của công ty. Chính vì vậy, người sử dụng lao động có thể đồng ý tạm ứng trước cho người lao động 30% hoặc 50% hoặc thậm chí 100% lương của tháng đang làm việc. Như vậy, số tiền người lao động được ứng trước dịp Tết Nguyên đán 2021 sẽ do các bên tự thương lượng và không giới hạn mức tối đa. |
Từ tháng 01/2021, người lao động được nhận lương kèm theo bảng kê chi tiết Theo Khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 yêu cầu: Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có). Như vậy, từ kỳ trả lương tháng 01/2021, người lao động sẽ được nhận bảng kê chi tiết từ bộ phận kế toán của doanh nghiệp, trong đó thể hiện rõ số tiền lương người lao động được nhận, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm thêm ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có). Trước đó, chỉ có một số ít doanh nghiệp thực hiện việc gửi bảng kê cho người lao động. Tuy nhiên, với quy định từ Bộ luật Lao động 2019, các doanh nghiệp cần phải thực hiện điều này. Đây cũng là quyền lợi mới của người lao động, để biết chính xác tiền lương của mình được trả và bị trừ như thế nào. |
Từ tháng 01/2021, khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động còn phải gửi kèm bảng kê chi tiết các khoản lương, thưởng… Ảnh: NLĐ |
Việc gửi bảng kê trả lương cho người lao động là quyền lợi mới của người lao động đươc quy định trong Bộ luật Lao động 2019.
Ngạo nghễ Panorama Mã Pí Lèng!
Ngạo nghễ và thách thức. Đó là cảm xúc của dư luận về công trình Panorama Mã Pí Lèng. Nhất là khi đọc văn ... |
Dán tem chứng nhận “đào rừng” dân trồng có giải quyết được tận gốc?
Một số tỉnh miền núi phía Bắc vừa qua có đề xuất về việc dán tem truy xuất nguồn gốc của cây đào. Điều này ... |
Làm thế nào để doanh nghiệp thu hút được nhân tài trong thời kỳ biến động?
Để giữ chân, thu hút nhân tài về với doanh nghiệp trong thời kỳ biến động do đại dịch Covid-19 gây ra, chủ doanh nghiệp ... |
Bài viết: Ngọc Anh Thiết kế: Minh Hằng |