Người dân cần tuân thủ hướng dẫn phòng virus corona của Bộ Y tế
Đời sống - 29/01/2020 19:55 Ánh Dương (T.H)
ThS.BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: suckhoedoisong.vn |
Báo Suckhoedoisong.vn đã phỏng vấn ThS.BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để làm rõ hơn các vấn đề này.
PV: Thưa bác sĩ, là người có kinh nghiệm lâu năm trong phòng chống các bệnh lây nhiễm, theo ông hiện nay bệnh viêm phổi do virus corona tính độc lực có nguy hiểm hơn so với SARS, MERS hay không?
ThS. BSCKII Nguyễn Trung Cấp: Virus corona là 1virus thuộc nhóm coronavirus tương tự với SARS và MERS-CoV. Trên cơ sở những thông tin hiện tại, người ta nhận thấy virus corona cũng chỉ lây truyền hạn chế từ người sang người qua tiếp xúc gần tương tự với SARS và MERS-CoV.
Virus corona gây tử vong khoảng 3-4% trong số các bệnh nhân nhập viện, trong khi tỷ lệ tử vong tương ứng với SARS là khoảng 9% và với MERS-CoV là 35,5%. Trên những cơ sở đó có thể cho rằng virus corona có độc lực thấp hơn SARS và MERS-CoV.
PV: Là chuyên gia trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, dựa vào các báo cáo của WHO ông nhận định vì sao số ca lây nhiễm virus corona ở Trung Quốc tăng nhanh như vậy?
Th.s. Bs CKII Nguyễn Trung Cấp: Điều khó khăn trong việc kiểm soát của bất kỳ dịch bệnh mới xuất hiện lần đầu là những ca bệnh đầu tiên dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường.
Do vậy thường trong giai đoạn đầu việc cách ly, giám sát ổ dịch và dự phòng có thể chưa phù hợp dẫn đến sự lan rộng trong ổ dịch và lây truyền sang nhân viên y tế. Với virus corona do thời gian ủ bệnh kéo dài đến 14 ngày nên những người có virus có thể đi rất xa, tiếp xúc gần với nhiều người. Điều đó gây khó khăn trong việc khoanh vùng và cách ly các đối tượng nguy cơ.
Hơn nữa, tình trạng hoảng loạn trong vùng dịch cũng khiến người dân đổ xô đến các bệnh viện để khám, xét nghiệm dẫn đến quá tải và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại đó.
PV: Là nước láng giềng với Trung Quốc, khách du lịch từ Trung Quốc sang rất đông, theo ông, từ khi bắt đầu xuất hiện các ca bệnh đầu tiên xâm nhập vào nước ta, các hoạt động của ngành y tế hiện nay ra sao và cần tập trung vào các giải pháp nào?
Th.s Bs Nguyễn Trung Cấp: Việt Nam có đường biên giới bộ với Trung Quốc dài và số khách du lịch Trung Quốc cũng khá nhiều. Hơn nữa dịch đã lan sang 17 nước nên không chỉ Trung Quốc mà người đến từ nhiều nước khác cũng có thể có nguy cơ.
Về phía ngành Y tế, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn về giám sát, dự phòng và điều trị bệnh viêm phổi do virus corona, chuẩn bị về nhân lực, trang thiết bị phòng chống dịch, chỉ đạo việc tổ chức cách ly phòng chống lây chéo trong bệnh viện và giám sát dịch tại cửa khẩu và trong cộng đồng. Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa các bộ, ngành, các địa phương trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh.
Về phía người dân cần tuân thủ tốt các hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm:
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
Những người trở về từ vùng có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người đã nghi ngờ có viêm phổi do virus corona trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Việc thông tin tuyên truyền cho người dân hiểu đúng về nguy cơ, bình tĩnh và phối hợp với ngành y tế cũng là một hoạt động quan trọng để đảm bảo khống chế dịch bệnh hiệu quả
PV: Ngành y tế nước ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các đợt dịch lớn như SARS, MERS, và ông cũng là người “lăn lộn” trong các đợt dịch đó, theo ông, năng lực chẩn đoán, khả năng thu dung, chữa bệnh của nước ta sẽ như nào, nếu không may, dịch virus corona lan rộng trên đất nước ta?
Th.s Bs CKII Nguyễn Trung Cấp: Ngành Y tế Việt Nam đã có kinh nghiệm chống dịch thành công với nhiều vụ dịch lớn. Qua đó đội ngũ cán bộ y tế đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tiến bộ về trình độ chẩn đoán, điều trị và giám sát dự phòng cũng như khả năng tổ chức phòng chống dịch.
Các trang thiết bị cũng được đầu tư và bổ xung trong nhiều năm qua. Nhiều bệnh viện cũng đã được xây mới và mở rộng. Nếu không may dịch virus corona lan rộng trên đất nước ta, tôi tin ngành Y tế có đủ khả năng đáp ứng và khống chế hiệu quả.
PV: Trân trọng cảm ơn bác sĩ.
Hồng Kông (Trung Quốc) công bố đã phát triển thành công vắc-xin chống virus Corona Tối qua 28/1, các nhà nghiên cứu Hồng Kông (Trung Quốc) tuyên bố đã phát triển một loại vắc-xin chống lại virus Corona, tuy nhiên ... |
Tai nạn giao thông ngày Tết, những con số nhói lòng Sáng mùng 5 tết, chồng tôi nhận được tin từ một người bạn ở Nha Trang, Khánh Hòa, báo rằng anh Đ.V.N, một người đồng ... |
Giảm nguy cơ mắc chủng virus corona: Chú ý khi mua sắm tại chợ thực phẩm tươi sống Viêm phổi Vũ Hán là bệnh do chủng virus corona mới gây ra, đến thời điểm hiện tại chưa có thuốc chữa và mỗi người ... |
Nhân viên Đường sắt trước dịch viêm phổi Vũ Hán Đảm bảo an toàn tuyệt đối, hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch viêm phổi Vũ Hán do virus Corona chủng mới lây nhiễm tới ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.