e magazine
14/03/2022 11:28
Nghệ An: Chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa

14/03/2022 11:28

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra 4 vụ việc CNLĐ đình công, ngừng việc tập thể gây ra những lo ngại về quan hệ lao động trong doanh nghiệp tại địa phương. Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An xung quanh vấn đề này.

Nghệ An: Chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra 4 vụ việc CNLĐ đình công, ngừng việc tập thể gây ra những lo ngại về quan hệ lao động trong doanh nghiệp tại địa phương. Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An xung quanh vấn đề này.

PV: Thưa ông, việc hàng nghìn người lao động (NLĐ) Nghệ An đình công, ngừng việc tập thể trong những ngày đi làm sau Tết vừa qua là đáng lo ngại. Ông đánh giá như thế nào về việc này?

Ông Lê Hồng Vinh: Hai năm qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là năm 2021, thời gian làm việc trong năm bị gián đoạn, tháng làm, tháng nghỉ nên NLĐ thực sự khó khăn. Đây là tình trạng chung của cả nước và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến 4 vụ việc đình công, ngừng việc tập thể của công nhân lao động (CNLĐ) trên địa bàn tỉnh sau Tết vừa qua.

4 vụ việc này đều là đình công tự phát, không theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Cơ bản là tranh chấp về lợi ích, trong đó có nhóm nhỏ NLĐ thiếu thông tin, ít quan tâm tìm hiểu pháp luật lao động nên bị lôi kéo, xúi giục đòi hỏi quyền lợi. Bên cạnh đó cũng có doanh nghiệp chưa thực hiện quy định về đối thoại thường xuyên với NLĐ để cùng nhau giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ lao động.

Các cuộc đình công cũng có phần ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của NLĐ, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư của tỉnh. Nhưng sự vào cuộc kịp thời của các cấp, các ngành cùng với sự phối hợp của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong việc đối thoại về các kiến nghị của NLĐ khách quan, minh bạch nên chỉ sau thời gian rất ngắn NLĐ đã hiểu và trở lại làm việc bình thường, doanh nghiệp cũng đi vào hoạt động ổn định.

Nghệ An: Chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa

PV: Quan điểm chỉ đạo và triển khai giải quyết đình công của tỉnh Nghệ An như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Hồng Vinh: Để tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư và tạo việc làm ổn định cho NLĐ, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời, xuyên suốt để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ lao động (QHLĐ); góp phần xây dựng mối QHLĐ hài hòa, ổn định trong các doanh nghiệp. Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 223/KH-UBND ngày 05/5/2020 để triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; ban hành Công văn số 634/ UBND-VX ngày 12/02/2020 về việc tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Trong những năm qua, công tác thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực, do vậy ngày càng có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đến đầu tư. Tuy nhiên, giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động, một số doanh nghiệp chưa kịp thời thành lập CĐCS để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi NLĐ, các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Để đồng hành nhà đầu tư và để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ, UBND tỉnh Nghệ An đã chủ động ban hành Quyết định số 29/2021/ QĐ-UBND ngày 22/9/2021 về quy chế phối hợp giải quyết việc đình công không đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị liên quan, cho các địa phương. Từ đó, tạo sự nhất quán trong giải quyết đình công. Nghệ An là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện việc này.

Ngoài ra, hằng năm, UBND tỉnh ký quy chế phối hợp với LĐLĐ tỉnh nhằm phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia với Nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ, bảo đảm các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Nghệ An: Chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa

PV: Có ý kiến cho rằng QHLĐ ở Nghệ An phức tạp hơn các địa phương khác nên thường dẫn đến đình công và đình công “dây chuyền”. Nhận định này có cơ sở không, thưa ông?

Ông Lê Hồng Vinh: Tỉnh Nghệ An có hơn 13.500 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh (SXKD) với hơn 232.000 NLĐ. Thời gian vừa qua, QHLĐ trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, hài hòa, các doanh nghiệp từng bước chấp hành nghiêm túc, đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật lao động.

Từ năm 2019 đến đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra 10 cuộc đình công, ngừng việc tập thể là ít so với cả nước và chỉ thuần túy là đòi hỏi quyền lợi cho NLĐ, không gây rối, đập phá, gây mất an ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội. Do vậy, nhận định trên hoàn toàn không có cơ sở.

Nghệ An: Chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòaTỉnh Nghệ An sớm ban hành quy chế phối hợp giải quyết đình công không đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh.

Các vụ việc đình công vừa qua, NLĐ chủ yếu kiến nghị về tăng lương cơ bản nhưng các công ty cũng đã áp dụng mức lương cơ bản cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Vấn đề tiền lương, thưởng và phúc lợi, pháp luật không quy định mức cụ thể mà do doanh nghiệp tự quyết định và ban hành trên cơ sở kết quả, lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Với chức năng quản lý Nhà nước, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trong tỉnh thường xuyên tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nghiên cứu, giải quyết bảo đảm hài hòa lợi ích giữa NLĐ và doanh nghiệp nhằm hạn chế tranh chấp, đình công.

PV: UBND tỉnh đánh giá như thế nào về việc tham gia giải quyết các vụ việc đình công vừa qua của Công đoàn Nghệ An, thưa ông?

Ông Lê Hồng Vinh: Khi sự việc xảy ra, LĐLĐ tỉnh, tổ chức Công đoàn các cấp đã kịp thời và trách nhiệm phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để tham gia giải quyết đình công, ngừng việc tập thể; tuyên truyền, vận động NLĐ đi làm trở lại. Đồng thời, công đoàn đã thuyết phục người sử dụng lao động hỗ trợ, tăng thu nhập cho NLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa. UBND tỉnh cũng rất chia sẻ với LĐLĐ tỉnh, tổ chức Công đoàn các cấp khi lực lượng cán bộ công đoàn còn mỏng nên có những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Để tham gia giải quyết hiệu quả các tranh chấp lao động, UBND tỉnh đề nghị LĐLĐ tỉnh quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS, kịp thời vận động thành lập CĐCS tại doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn; phối hợp với các cấp, các ngành liên quan xây dựng đề án về một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế đình công không đúng pháp luật, gây hậu quả tiêu cực cho sự ổn định và phát triển của địa phương trên địa bàn tỉnh; tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp và NLĐ chia sẻ khó khăn với nhau trong bối cảnh dịch bệnh.

PV: Xin cảm ơn ông!

Bài và ảnh: MAI LIỄU

Đồ họa: AN NHIÊN

Xem phiên bản di động