e magazine
15/09/2020 14:40
Một số quyền lợi về bảo hiểm người lao động được hưởng khi bị mất việc làm

15/09/2020 14:40

NLĐ đang khỏe mạnh đóng góp một phần tiền lương, thu nhập để duy trì cuộc sống khi ốm đau, tai nạn, hết khả năng lao động, thất nghiệp, mất việc… Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đóng góp BHXH, BHYT cho NLĐ, góp phần bảo vệ NLĐ khi gặp phải rủi ro.
MỘT SỐ QUYỀN LỢI VỀ BẢO HIỂM NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG KHI BỊ MẤT VIỆC LÀM

Người lao động (NLĐ) đang khỏe mạnh đóng góp một phần tiền lương, thu nhập để duy trì cuộc sống khi ốm đau, tai nạn, hết khả năng lao động, thất nghiệp, mất việc… Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đóng góp BHXH, BHYT cho NLĐ, góp phần bảo vệ NLĐ khi gặp phải rủi ro.

BHXH, BHYT là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Tính đến giữa tháng 4, cả nước có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Nhiều lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng trang trải cuộc sống hàng ngày. Trong hoàn cảnh đó NLĐ có thể lựa chọn để được hưởng các quyền lợi sau:

Thứ nhất, xin hưởng bảo hiểm một lần

Sự lựa chọn này có thể giúp NLĐ vượt qua khó khăn về tài chính trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra nhưng xét về lâu dài sẽ bị thiệt thòi. Bởi số tiền BHXH NLĐ nhận được ít hơn nhiều so với số tiền mà họ đã đóng.

Theo quy định, hàng tháng, NLĐ đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất; người sử dụng lao động đóng 14% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ. Như vậy, mỗi tháng, NLĐ phải đóng tổng 22% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất, tương đương 01 năm đóng 22% x 12 = 2,64 tháng lương.

Trong khi đó, Luật BHXH quy định mức hưởng BHXH một lần là: Cứ mỗi năm được 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

MỘT SỐ QUYỀN LỢI VỀ BẢO HIỂM NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG KHI BỊ MẤT VIỆC LÀM
MỘT SỐ QUYỀN LỢI VỀ BẢO HIỂM NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG KHI BỊ MẤT VIỆC LÀM
Công đoàn các KCX- KCN TP. HCM đã phối hợp LĐLĐ và BHXH quận Bình Tân gặp gỡ và chi hỗ trợ 1 triệu đồng cho công nhân Công ty TNHH AF Group (KCN Tân Tạo, vốn đầu tư của Mỹ) bị mất việc.

Mặt khác, nếu NLĐ nhận bảo hiểm một lần thì giả sử khi họ tìm kiếm được việc làm mới, thời gian đóng bảo hiểm sau này sẽ tính mới lại từ đầu chứ không được cộng nối thời gian đã đóng. Vì “NLĐ chỉ được bảo lưu thời gian đóng BHXH khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần”.

Ngoài ra, khi NLĐ nhận BHXH một lần sẽ dẫn đến tình trạng chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già. Đến khi về già, không được hưởng hưu trí, họ phải phụ thuộc vào con, cháu và xã hội. Nếu không may bị bệnh, không có thẻ BHYT, họ còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí khám, chữa bệnh chỉ sau một lần mắc bệnh và nằm viện thời gian dài, từ đó phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Từ những lý do nêu trên, khi rơi vào hoàn cảnh mất việc, NLĐ nên cân nhắc khi lựa chọn phương án xin hưởng chế độ bảo hiểm một lần.

MỘT SỐ QUYỀN LỢI VỀ BẢO HIỂM NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG KHI BỊ MẤT VIỆC LÀM
MỘT SỐ QUYỀN LỢI VỀ BẢO HIỂM NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG KHI BỊ MẤT VIỆC LÀMNLĐ được quyền bảo lưu thời gian đóng BHXH

Thứ hai, được quyền bảo lưu thời gian đóng BHXH

NLĐ khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định của Luật BHXH năm 2014 hoặc chưa hưởng BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu NLĐ sau thời gian nghỉ việc tìm được việc làm mới, họ tiếp tục được tham gia BHXH và thời gian sẽ được cộng nối với thời gian trước đây họ tham gia. Đây là một trong những quyền lợi mà NLĐ khi mất việc nên lựa chọn để đảm bảo được hưởng nhiều quyền lợi đáp ứng cho cuộc sống lâu dài sau khi hết tuổi lao động.

MỘT SỐ QUYỀN LỢI VỀ BẢO HIỂM NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG KHI BỊ MẤT VIỆC LÀM
MỘT SỐ QUYỀN LỢI VỀ BẢO HIỂM NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG KHI BỊ MẤT VIỆC LÀM
Nhiều công nhân lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Thứ ba, được hưởng trợ cấp thất nghiệp

NLĐ đã có đủ thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể:

NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: a). NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; b). Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

NLĐ đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng; trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập; NLĐ chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: a). Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; b). Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; c). Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; d). Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; đ). Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; e). Chết.

Nếu có đủ điều kiện nêu trên, NLĐ khi nghỉ việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của NLĐ không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu.

MỘT SỐ QUYỀN LỢI VỀ BẢO HIỂM NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG KHI BỊ MẤT VIỆC LÀM

Thứ tư, được hưởng chế độ BHYT

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT. Tổ chức BHXH đóng BHYT cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, NLĐ nghỉ việc sau khi có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho đến khi NLĐ hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp.

MỘT SỐ QUYỀN LỢI VỀ BẢO HIỂM NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG KHI BỊ MẤT VIỆC LÀM
Thẻ BHYT còn thời hạn và giấy tờ tùy thân hợp lệ là điều kiện bắt buộc để hưởng BHYT

Trên đây là những quyền lợi cơ bản về BHXH, BHYT mà NLĐ sẽ được hưởng khi bị mất việc làm, thất nghiệp. Trong bối cảnh dịch Covid 19 đang diễn ra phức tạp khiến hàng triệu NLĐ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, mất việc thì sự hỗ trợ của chính sách BHXH, BHYT, BHTN là một trong những nguồn bù đắp, giúp đỡ NLĐ vượt qua khó khăn.

Bài: TS. Trần Mai Loan
Đồ họa: Hoàng Hà

Xem phiên bản di động