Thứ năm 18/04/2024 18:01

Một số kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Hoạt động Công đoàn - ĐOÀN THỊ DƯƠNG HUYỀN - Trường Đại học Công đoàn

Cùng với Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam (CĐVN) là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của tổ chức Công đoàn. Đến nay, Điều lệ CĐVN Khóa XII đã gần hoàn thành vai trò của mình, góp phần quan trọng vào việc phát triển, đổi mới cơ cấu, tổ chức, hoạt động của CĐVN. Tuy nhiên, Điều lệ CĐVN cũng còn bộc lộ một số những vướng mắc trong quá trình thực hiện cần được sửa đổi, bổ sung cho nhiệm kỳ tiếp theo. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, trên cơ sở thực tiễn hoạt động công đoàn, tác giả đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thi hành Điều lệ, góp phần sửa đổi, bổ sung Điều lệ CĐVN tại Đại hội XIII CĐVN.
  1. Đặt vấn đề

Ngày 24/9/2018, Đại hội CĐVN lần thứ XII đã thông qua Điều lệ CĐVN, quy định về tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy; quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn các cấp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ). Năm 2020, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Quyết định ban hành Điều lệ CĐVN (khóa XII) và Hướng dẫn thi hành Điều lệ này. Ngay sau khi Điều lệ CĐVN khoá XII, Hướng dẫn thi hành Điều lệ CĐVN được ban hành và có hiệu lực, các cấp công đoàn đã nghiêm túc triển khai thực hiện.

Một số kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Khảo sát tình hình thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (Bắc Giang). Ảnh: Q. Chiến.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc. Do vậy, Điều lệ cần được bàn luận để chỉ ra những vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung cho khóa tiếp theo.

  1. Một số kiến nghị để tháo gỡ những vướng mắc khi thi hành Điều lệ
    1. 1. Những vấn đề liên quan đến đoàn viên và cán bộ công đoàn (CBCĐ)

Điều 1 của Điều lệ và Mục 3 của Hướng dẫn thi hành Điều lệ quy định các đối tượng được tham gia và không được tham gia tổ chức CĐVN. Song, thị trường lao động hiện có các ứng dụng di động cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử thu hút hàng trăm nghìn lao động như Grab, Be, Now, Baemin… nhưng không phát sinh quan hệ lao động (QHLĐ) dẫu đây là lực lượng lao động tự do, hợp pháp.

Mục 13.3 của Hướng dẫn thi hành quy định về CĐCS hợp tác xã (HTX): “HTX nông nghiệp không thuộc đối tượng tập hợp của tổ chức Công đoàn”; nhưng thực tế rất nhiều HTX nông nghiệp phát triển với quy mô lớn, có phát sinh QHLĐ khi sử dụng NLĐ làm việc tại trụ sở, văn phòng HTX. Do vậy, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều lệ và làm rõ, thống nhất quy định đối tượng tập hợp NLĐ tại HTX nông nghiệp và những lao động mới phát sinh mà chưa được công nhận phổ biến. Thêm vào đó, nhóm lực lượng lao động đã đến tuổi về hưu được hưởng chế độ BHXH nhưng đơn vị vẫn tiếp tục ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) làm việc, như dân quân tự vệ tại cấp xã, tổ trưởng, tổ phó khu dân cư… có nguyện vọng tham gia tổ chức Công đoàn.

Mục 3.3 Hướng dẫn thi hành quy định: “Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn, do BCH CĐCS xem xét công nhận là đoàn viên danh dự”. Đây là một đối tượng mới không có trong Điều lệ. Do vậy, trong Điều lệ cần làm rõ đối tượng được kết nạp làm đoàn viên danh dự.

Một số kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Hợp tác xã Nông nghiệp Liên Hà (huyện Đan Phượng - TP. Hà Nội). Ảnh: LĐLĐ Đan Phượng.

Điểm h, Khoản 1, Điều 2 của Điều lệ quy định: “Khi đoàn viên mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí nhưng không quá 12 tháng” sẽ gây khó khăn khi thực hiện, đặc biệt là trong công tác quản lý. Quy định trong Điều lệ và Hướng dẫn thi hành không đề cập đến đơn vị quản lý đoàn viên trong thời gian này nên việc kiểm soát, cập nhật tình hình đoàn viên không thể kịp thời và chính xác. Đặc biệt, Điều lệ và Hướng dẫn thi hành chỉ quy định về việc gia nhập công đoàn mà không có quy định về việc ra khỏi tổ chức Công đoàn, mặc dù tại Điểm d, Khoản 1, Điều 3 có cụm từ “đoàn viên ra khỏi tổ chức Công đoàn”. Với quy định trên, có thể xảy ra tình huống: Nếu trước 12 tháng ĐVCĐ có việc làm và tham gia tổ chức Công đoàn ở đơn vị mới đó sẽ dẫn đến trùng lặp về số lượng đoàn viên. Còn nếu sau 12 tháng đoàn viên không có việc làm thì không có quy định cho đoàn viên ở tình huống này. Do đó, cần sửa đổi thành đoàn viên có thể được miễn sinh hoạt, đóng công đoàn phí đến khi có việc làm trở lại và có thêm nội dung quy định việc đoàn viên ra khỏi tổ chức.

Cần bàn thêm về nội dung khái niệm “CBCĐ chuyên trách” và “CBCĐ không chuyên trách” quy định tại Điều 4 của Điều lệ. Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 về việc quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể của Ban Bí thư nêu khái niệm “cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể” để phân biệt với đối tượng được tuyển dụng làm công việc chuyên môn trong các tổ chức đoàn thể (bao gồm cả Công đoàn) gọi là công chức. Vì vậy, khái niệm “CBCĐ chuyên trách” trong Điều lệ đã bao gồm đối tượng được tuyển dụng làm công chức và cả những người làm cán bộ chuyên trách công đoàn ở cấp cơ sở và cấp trên cơ sở. Vì vậy, nên nghiên cứu lại khái niệm CBCĐ chuyên trách và khu trú đối tượng nào thuộc cán bộ làm chuyên trách công đoàn cho phù hợp.

Một số kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Liên đoàn Lao động huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) giám sát việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động của Công đoàn cơ sở Hợp tác xã Vệ sinh môi trường đô thị thị trấn Bảo Lạc. Ảnh: Lê Đạt.
  1. 2. Những vấn đề liên quan đến hệ thống tổ chức

Như trên đã đề cập, đổi mới tổ chức và hoạt động là vấn đề đã được chỉ ra và đặt yêu cầu cho tổ chức Công đoàn trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, hệ thống tổ chức của Công đoàn trong Điều lệ cũng cần phải có những sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế.

Bố cục trong tổ chức hệ thống cần sắp xếp theo hướng thống nhất. Từ Chương III đến Chương VI nên sắp xếp cho phù hợp với Điều 7 theo nguyên tắc từ Trung ương đến cơ sở hoặc ngược lại, Điều 7 sẽ thay đổi cho phù hợp với tên các chương từ cơ sở đến Trung ương.

Đối với những nội dung về hệ thống tổ chức có những vướng mắc cần phải tháo gỡ cho phù hợp và thống nhất. Khoản 2, Điều 8 quy định “ … Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp trên nhưng không quá 30 tháng…”. Song, Điểm 6, Mục 6.2 Hướng dẫn thi hành lại quy định “công đoàn cấp trên kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ đại hội để phù hợp với tiến độ đại hội công đoàn các cấp theo kế hoạch đại hội CĐVN”. Điều này chưa đồng nhất về mặt thủ tục điều chỉnh. Trong Điều lệ quy định cần có văn bản của cấp dưới nhưng trong Hướng dẫn thi hành thì không. Nếu điều chỉnh cho phù với nhiệm kỳ đại hội do sự chỉ đạo của cấp trên thì không nhất thiết phải có văn bản của cấp dưới. Nhưng nếu do nhu cầu điều chỉnh của công đoàn cấp dưới thì cần phải có văn bản đề nghị. Vì vậy, cần thống nhất nội dung này cho phù hợp.

Để tinh giản thủ tục trong quá trình bầu cử, nên quy định hình thức bầu cử linh hoạt hơn là bỏ phiếu kín và giơ tay do đại hội quy định. Vì đối với một số nội dung bầu cử như bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn (đặc biệt đối với CĐCS có ít đoàn viên), bầu cử bằng hình thức giơ tay sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra, Điều lệ trong nhiệm kỳ tới cũng cần nghiên cứu thêm hình thức bầu cử mới trong trường hợp bất khả kháng (ví dụ đại dịch bùng phát), như hình thức đại hội trực tuyến và hình thức bầu cử mới trên các ứng dụng của công nghệ thông tin (quét mã QR).

Một số kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Cán bộ công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội trao đổi, thăm hỏi công nhân lao động. Ảnh: N.T.

2. 3. Những vấn đề liên quan đến các cấp công đoàn

Trong Điều lệ CĐVN đã có những quy định riêng cho từng cấp để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai Điều lệ vào cuộc sống. Tuy nhiên, một trong những nội dung cần khắc phục đó là phải phân định rõ đối tượng của Công đoàn Viên chức (CĐVC) các cấp. CĐVC là một tổ chức gồm 2 hệ thống: CĐVC các Bộ, Ban, ngành, hội, đoàn thể Trung ương và CĐVC tỉnh, thành phố. CĐVC không phải là công đoàn ngành chuyên biệt giống như một số công đoàn ngành khác. Xét Khoản 2, Điều 17 của Điều lệ, CĐVC cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ thuộc nhóm đối tượng tập hợp tại Khoản đ “Công đoàn cấp trên trực tiếp khác tập hợp NLĐ theo đơn vị sử dụng lao động có các cơ quan, đơn vị trực thuộc, như đại học quốc gia, đại học vùng, tổng cục, cơ quan ngang bộ, ngành, đoàn thể Trung ương…”. Tuy nhiên, Điểm d, Mục 14.2 Hướng dẫn thi hành quy định cho đối tượng là công đoàn ngành địa phương có ghi “… Đối với Công đoàn ngành Giáo dục, Y tế, Viên chức, không áp dụng tiêu chí số lượng đoàn viên…”. Có thể thấy, giữa Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ đang không thống nhất.

Ngoài ra, đối tượng tập hợp của CĐVC đang có sự chồng chéo với các công đoàn ngành khác. Luật Viên chức định nghĩa: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. Trong khi đó, đa số các đơn vị sự nghiệp đã có công đoàn theo tổ chức ngành nghề của mình như các cơ sở giáo dục đã tham gia Công đoàn Giáo dục Việt Nam hay các cơ sở y tế tham gia Công đoàn ngành Y tế… Mặt khác, đối tượng quản lý của CĐVC là cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lượng viên chức. Vậy có nên xem xét tên gọi của CĐVC hiện nay?

Liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và LĐLĐ tỉnh, thành phố trong bối cảnh có nhiều sự đổi mới như hiện nay đó là việc tham gia vào giải quyết “tranh chấp lao động” (TTLĐ).

Một số kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Đại diện công đoàn và lãnh đạo Công ty TNHH Đóng tàu Hyundai - Việt Nam (Khánh Hòa) ký thỏa thuận tăng lương cho người lao động. Ảnh: Ngân Hà.

Khoản 1, Điều 181 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết TTLĐ, trong đó nêu khái niệm “Tổ chức đại diện NLĐ” tại cơ sở (gồm CĐCS và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp). Như vậy, tổ chức Công đoàn là một trong hai tổ chức đại diện của NLĐ. Điểm e, Khoản 1, Điều 18 Điều lệ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trên trực tiếp cơ sở là “... tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, TTLĐ” và Điểm c, Khoản 4, Điều 19 quy định LĐLĐ cấp tỉnh “... hướng dẫn và chỉ đạo giải quyết TTLĐ...”. Tuy nhiên, những quy định này chưa rõ ràng, cụ thể và cũng chưa tính đến vấn đề nếu doanh nghiệp có tổ chức của NLĐ thì thẩm quyền tham gia vào giải quyết TTLĐ sẽ thuộc vào tổ chức nào? Tổ chức Công đoàn có được tham gia vào giải quyết các tranh chấp này không? Đó cũng là vấn đề cần được Điều lệ ở khóa tiếp theo cần làm rõ hơn.

Những bất cập nêu trên của Điều lệ Công đoàn hiện hành hy vọng sẽ được Đại hội Công đoàn khóa XIII sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với hoạt động của tổ chức Công đoàn, góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

Tài liệu tham khảo:

1. Tổng LĐLĐ Việt Nam (2020), Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Hà Nội.

2. Tổng LĐLĐ Việt Nam (2020), Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Hà Nội.

3. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2012), Luật Công đoàn, Hà Nội.

4. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2019), Bộ luật Lao động, Hà Nội.

5. Ban Bí thư (2004), Quyết định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, mặt trận và các đoàn thể, Hà Nội.

6. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2019), Luật Viên chức, Hà Nội.

7. Sở Tư pháp, https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=12&cn=82&tc=6168, truy cập ngày 20/05/2022.

8. Hải Anh (2022), Báo Lao động, http://www.congdoan.vn/tin-tuc/ hoat-dong-cong-doan-3569/thuc-hien-dieu-le-de-phat-huy-vai-trocua-can-bo-cong-doan-va-doan-vien-639324.tld, truy cập ngày 20/05/2022.

Một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW Một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW

Nghị quyết 02 ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình ...

Định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm hoạt động công đoàn năm 2023 Định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm hoạt động công đoàn năm 2023

Ngày 9/11/2022, thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải ký thông báo số 704/TB-TLĐ về ...

“Bổ sung hạn mức tín dụng sẽ chỉ giải quyết một phần nhỏ vấn đề” “Bổ sung hạn mức tín dụng sẽ chỉ giải quyết một phần nhỏ vấn đề”

Theo chuyên gia, dư địa để các ngân hàng thương mại cấp tín dụng tại thời điểm hiện tại là có, tuy nhiên vấn đề ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết của đơn vị đang dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Hoạt động Công đoàn -

Bí quyết của đơn vị đang dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Sau 2 ngày phát động, Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ đã thu hút trên 132.000 người dự thi. Trong đó, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đang dẫn đầu về số lượng người dự thi.

Hơn 42.000 người tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ sau ngày đầu phát động

Hoạt động Công đoàn -

Hơn 42.000 người tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ sau ngày đầu phát động

Sau ngày đầu tiên phát động, Cuộc thi trực tuyến công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) thu hút hơn 42.000 người tham gia.

Hấp dẫn cuộc thi viết "Công nhân và Công đoàn Quảng Trị”

Hoạt động Công đoàn -

Hấp dẫn cuộc thi viết "Công nhân và Công đoàn Quảng Trị”

Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” lần đầu tiên được tổ chức nhằm phản ánh những câu chuyện phong phú về công nhân, công đoàn đến đông đảo bạn đọc.

Công đoàn đỡ đầu, tiếp sức trẻ mồ côi thực hiện ước mơ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn đỡ đầu, tiếp sức trẻ mồ côi thực hiện ước mơ

Công đoàn tỉnh Quảng Bình đã nhận đỡ đầu, hỗ trợ 58 trường hợp trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tiếp sức cho các em thực hiện ước mơ trên con đường học tập.

Cần Thơ: Hướng tới cộng đồng công nhân lao động không lây nhiễm HIV/AIDS

Hoạt động Công đoàn -

Cần Thơ: Hướng tới cộng đồng công nhân lao động không lây nhiễm HIV/AIDS

Các cấp Công đoàn Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt là đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS, vốn đang có chiều hướng gia tăng trong nhóm đối tượng là công nhân lao động…

Hội thi tay nghề “Lái xe Công an nhân dân giỏi": Giỏi để đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Hoạt động Công đoàn -

Hội thi tay nghề “Lái xe Công an nhân dân giỏi": Giỏi để đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Hội thi tay nghề “Lái xe Công an nhân dân giỏi" lần thứ II năm 2024 diễn ra tại TP. HCM đã kết thúc thành công tốt đẹp hôm 6/4.

Bản tin công nhân: Người lao động nghẹn ngào khi mất việc ở tuổi 50 Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động nghẹn ngào khi mất việc ở tuổi 50

Bản tin công nhân ngày 17/4: Người lao động nghẹn ngào khi mất việc ở tuổi 50; Doanh nghiệp đảm bảo nghỉ lễ và đơn hàng; Có việc làm, thu nhập, công nhân chi tiêu thoải mái hơn; Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ năm 2024 là bao nhiêu?

Lịch nghỉ 30/4-1/5 của người lao động đi làm thứ 7 Tôi công nhân

Lịch nghỉ 30/4-1/5 của người lao động đi làm thứ 7

Theo lịch thông thường, nếu người lao động làm việc tại doanh nghiệp vẫn làm việc ngày thứ Bảy thì sẽ chỉ được nghỉ hai ngày 30/4 - 1/5 và không được nghỉ bù vào các ngày khác.

Talk Công đoàn: Trả lời câu hỏi vào nghiệp đoàn để được gì? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Trả lời câu hỏi vào nghiệp đoàn để được gì?

Đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội chia sẻ về hoạt động của Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội và kinh nghiệm thu hút lao động phi chính thức tham gia công đoàn.

Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024 Pháp luật lao động

Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024

Bảng lương mới của giáo viên năm 2024 sẽ thay đổi theo cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Bản tin công nhân: Cận dịp nghỉ lễ, nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Cận dịp nghỉ lễ, nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất?

Bản tin công nhân ngày 16/4: Thống nhất tăng lương tối thiểu từ ngày 01/7/2024; Cận dịp nghỉ lễ, nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất? Công nhân hăng say thi công sân bay Long Thành giữa nắng nóng 40 độ...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Trà Vinh: Tháng Công nhân sẽ có nhiều điểm nhấn và sáng tạo từ cơ sở

Hoạt động Công đoàn -

Trà Vinh: Tháng Công nhân sẽ có nhiều điểm nhấn và sáng tạo từ cơ sở

Tháng Công nhân 2024 được LĐLĐ tỉnh Trà Vinh triển khai với 08 hoạt động trọng tâm, 04 mô hình hướng về đoàn viên, người lao động, hứa hẹn nhiều hoạt động sáng tạo có tính lan tỏa cao.

Công đoàn nâng cao giá trị bữa ăn ca vì sức khỏe của người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn nâng cao giá trị bữa ăn ca vì sức khỏe của người lao động

Công đoàn tỉnh Quảng Bình đã tích cực thương lượng, đề xuất với chủ doanh nghiệp quan tâm, nâng cao chất lượng bữa ăn để bảo đảm sức khỏe cho người lao động.

Công đoàn Bình Dương hướng tới Tháng công nhân 2024

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Bình Dương hướng tới Tháng công nhân 2024

LĐLĐ tỉnh Bình Dương đang lên kế hoạch cho các hoạt động Tháng Công nhân 2024, nhằm tạo động lực mới, chia sẻ khó khăn với đoàn viên, người lao động.

Bạc Liêu: Chăm lo đời sống người lao động gắn với đặc thù từng đơn vị

Hoạt động Công đoàn -

Bạc Liêu: Chăm lo đời sống người lao động gắn với đặc thù từng đơn vị

Ngoài việc chăm lo cho đoàn viên, các cấp Công đoàn Bạc Liêu sẽ dành nhiều nguồn lực để chăm lo cho người lao động chưa phải là đoàn viên, nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức để họ tham gia vào tổ chức Công đoàn.

Nâng cao hiệu quả truyền thông Công đoàn tỉnh Nam Định

Hoạt động Công đoàn -

Nâng cao hiệu quả truyền thông Công đoàn tỉnh Nam Định

Lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Nam Định thống nhất nhiều nội dung phối hợp, nhằm truyền thông hiệu quả tình hình công nhân lao động và hoạt động công đoàn tại địa phương trong năm 2024.

Phát huy vai trò Ban Nữ công trong chăm lo, bảo vệ quyền lợi lao động nữ

Hoạt động Công đoàn -

Phát huy vai trò Ban Nữ công trong chăm lo, bảo vệ quyền lợi lao động nữ

Công tác vận động nữ CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động, chất lượng ngày càng được nâng cao…

Cán bộ công đoàn góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội

Hoạt động Công đoàn -

Cán bộ công đoàn góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội

Cán bộ công đoàn cho rằng, cần điều chỉnh một số quy định trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) để phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ.

Đà Nẵng: Hàng trăm lao động được công đoàn tư vấn pháp luật

Hoạt động Công đoàn -

Đà Nẵng: Hàng trăm lao động được công đoàn tư vấn pháp luật

Khoảng 400 đoàn viên, người lao động tham gia buổi đối thoại, tư vấn pháp luật do LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức ngày 28/3.

LĐLĐ tỉnh Quảng Trị tiên phong xây nhà công vụ cho giáo viên vùng khó

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ tỉnh Quảng Trị tiên phong xây nhà công vụ cho giáo viên vùng khó

Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị trong buổi làm việc với LĐLĐ tỉnh Quảng Trị vào ngày 29/3.

Truyền thông phải đi trước để nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Truyền thông phải đi trước để nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn

Đó là quan điểm thống nhất giữa lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Trà Vinh và Tạp chí Lao động và Công đoàn trong công tác phối hợp tuyên truyền giữa hai đơn vị.