"Một số doanh nghiệp bất động sản đang dùng các biện pháp “đau đớn” để tồn tại"

07/11/2022 19:24 Nhà ở Huyền Châm
HOREA nêu, doanh nghiệp bất động sản đang rất khó khăn, đối mặt rủi ro sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể mất thanh khoản...

Nhận định được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) nêu trong văn bản ngày 6/11 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc “Kiến nghị một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”.

Hiệp hội nhận thấy, hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái và có một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cũng đang rất khó khăn, đặc biệt là rủi ro bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản, thể hiện qua việc một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để tồn tại trước mắt.

Cụ thể, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO, mà điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

Do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đói vốn nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro, hoặc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng) tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ, nhưng có rủi ro do là sản phẩm hình thành trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc bán dự án với giá hời có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội thôn tính có thể làm mất đi lợi thế của doanh nghiệp nội địa đang thống lĩnh thị trường bất động sản hiện nay.

Khác biệt với cuộc khủng hoảng trước

HOREA nêu, tình thế khó khăn hiện nay của thị trường bất động sản có một số điểm tương đồng, nhưng cũng có điểm khác biệt so với thời điểm “tiền khủng hoảng” đã dẫn đến thị trường bất động sản bị “khủng hoảng đóng băng” trong giai đoạn 2008 - 2013 (trừ khoảng thời gian phục hồi ngắn ngủi từ cuối năm 2009 - 2010).

Cụ thể, năm 2023, có nguy cơ xảy ra lạm phát, suy thoái kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, mà nếu xảy ra sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế và thị trường bất động sản nước ta. Ba quý đầu năm 2022 thị trường bất động sản cũng bị sốt giá nhà đất, là điểm khá tương đồng.

Năm 2022, thị trường bất động sản bị sốt giá nhà đất, lệch pha cung - cầu, thiếu nguồn cung lệch pha phân khúc thị trường, lệch về phân khúc nhà ở cao cấp và rất thiếu nhà ở thương mại vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đây là điểm khá tương đồng, nên rất cần cơ chế, chính sách của Nhà nước để tăng nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội.

Năm 2022, quy mô nền kinh tế ước khoảng 394,5 tỷ USD, gấp 5,53 lần năm 2007, là điểm khác biệt tốt hơn.

Năm 2022, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt với mục tiêu tăng trưởng tín dụng không quá 14%, là điểm khác biệt tốt hơn.

Năm 2022, dự trữ ngoại hối gấp 5,3 lần so với năm 2007, nhưng vừa bị giảm từ 110 tỷ USD xuống còn 87 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022, sau khi phải bán ra 21 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế thể hiện sức chống chịu tốt, là điểm khác biệt tốt hơn.

Tăng trưởng tín dụng kinh doanh bất động sản chiếm 7,35% thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng 9 tháng là 11%, là điểm khác biệt tốt hơn.

Vấn đề mới cần quan tâm so với năm 2007 - 2008 là năm 2023 - 2024 ước khoảng 790.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, là điểm khác biệt cần xử lý thỏa đáng nên rất cần cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện để thị trường bất động sản vận hành thông suốt. Mặt tích cực hiện nay là doanh nghiệp đang nỗ lực mua lại trái phiếu trước thời hạn lên đến 142.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022 để giảm rủi ro cho nhà đầu tư.

Vấn đề hàng tồn kho đến tháng 6/2022 của 45 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, ghi nhận khoảng 273.373 tỷ đồng hàng tồn kho chiếm quá nửa giá trị tài sản và đáng quan ngại đối với hàng tồn kho thuộc các dự án dở dang, nên cần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý để tháo gỡ hàng tồn kho.

HOREA đề cập, năm 2008 và năm 2011, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đột ngột dẫn đến thị trường bất động sản ngay lập tức rơi vào “khủng hoảng đóng băng”.

Trong khi đó, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện chính sách “tiền tệ thận trọng, linh hoạt, không siết chặt tín dụng bất động sản bất hợp lý, kiên định mục tiêu chống lạm phát đi đôi với chống suy thoái kinh tế và hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng”.

Năm 2007, năm 2009, Chính phủ thực hiện chính sách “tiền tệ nới lỏng” đi đôi với gói tín dụng kích cầu đầu tư tương đương 1 tỷ USD nhưng do chưa kiểm soát chặt nên kích thích thị trường bất động sản quay trở lại “bong bóng” năm 2007 và năm 2010.

Năm 2013, Chính phủ có gói tín dụng kích cầu tiêu dùng với quy mô 30.000 tỷ đồng (thực chi là 34.826 tỷ đồng) chủ yếu để hỗ trợ người mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có giá dưới 1,05 tỷ đồng/căn (tăng tổng cầu nhà ở) và hỗ trợ chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội giúp thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng trở lại từ cuối năm 2013.

Năm 2022, Quốc hội và Chính phủ có gói 350.000 tỷ đồng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19, trong đó có 40.000 tỷ đồng hỗ trợ 2% lãi vay và 15.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà ở xã hội, người thuê phòng trọ, nhưng phần lớn gói này dành để phát triển kết cấu hạ tầng, đường giao thông là chính sách rất đúng đắn, tạo điều kiện cho nền kinh tế và thị trường bất động sản phát triển trong trung, dài hạn.

Cần nới room tín dụng thêm 1-2%

Từ các phân tích ở trên, Hiệp hội nêu kiến nghị một số giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo đó, Hiệp hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ xem xét sửa đổi Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Đấu giá tài sản, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNDN, Luật Đầu tư, Bộ Luật Dân sự… để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội, nhất là các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, có dự án đảm bảo yếu tố pháp lý, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có sản phẩm bán tốt, có thanh khoản tốt, giúp làm tăng nguồn cung nhà ở.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100-200 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỷ lệ nhất định.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Bộ Xây dựng xem xét tháo gỡ vướng mắc thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quỹ đất để tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng tương tự Nghị quyết 42 của Quốc hội khoá XIV đã cho phép doanh nghiệp chủ đầu tư được “chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có Giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất”.

Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Chính phủ xem xét chỉ đạo cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị được quyền đầu tư xây dựng, kinh doanh trên phần đất thương mại, dịch vụ của dự án như công trình y tế, giáo dục, công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề…

Các tin khác

Địa phương này đất nền ế ẩm đến mức suốt 6 tháng liền không có giao dịch nào

Địa phương này đất nền ế ẩm đến mức suốt 6 tháng liền không có giao dịch nào

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế suốt 6 tháng liền phân khúc đất nền không có giao dịch nào diễn ra. Còn đối với nhà ở, tồn kho hơn 1.200 căn trong quý I/2024.
Người lao động phản ánh Công ty Sài Gòn Thuận Phước chậm bàn giao nhà ở xã hội

Người lao động phản ánh Công ty Sài Gòn Thuận Phước chậm bàn giao nhà ở xã hội

Người lao động phản ánh, Công ty CP Địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước (thành viên của Công ty CP LICOGI 13, mã chứng khoán: LIG) chậm bàn giao nhà ở xã hội thuộc Khối nhà B2 của dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh (quận Liên Chiểu).
Cần mở rộng thêm 2 đối tượng vay mua nhà ở xã hội để giấc mơ an cư gần hơn với NLĐ

Cần mở rộng thêm 2 đối tượng vay mua nhà ở xã hội để giấc mơ an cư gần hơn với NLĐ

Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã đề nghị NHNN xem xét mở rộng đối tượng được vay gói 125.000 tỷ đồng dành cho vay mua nhà ở xã hội.
Hé mở phân khúc bất động sản giao dịch nhiều nhất 3 tháng đầu năm 2024

Hé mở phân khúc bất động sản giao dịch nhiều nhất 3 tháng đầu năm 2024

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, thị trường địa ốc quý I/2024 vừa qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Nguồn cung nhà ở sơ cấp đạt khoảng 20.500 sản phẩm, trong đó có 4.300 sản phẩm mới, còn lại là hàng tồn của những dự án mở bán trước đó. Phân khúc căn hộ tiếp tục “dẫn đầu" về tỷ trọng giao dịch với 3.700 giao dịch thành công, chiếm gần 60% tổng lượng giao dịch toàn thị trường.
Khi nào Vinhomes mở bán nhà ở xã hội tại Hải Phòng và Khánh Hòa cho người lao động?

Khi nào Vinhomes mở bán nhà ở xã hội tại Hải Phòng và Khánh Hòa cho người lao động?

Chủ tịch HĐQT Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) - Phạm Thiếu Hoa cho biết, hiện nay, một trong những tiêu chí của VHM là xây dựng nhiều khu nhà ở xã hội để phục vụ người lao động. Năm 2024, Công ty đã khởi công 2 dự án ở Hải Phòng và Khánh Hòa. Song song, Công ty đang hoàn thiện thủ tục cần thiết, sẽ mở bán khi đủ điều kiện và sẽ công bố.
"Ông lớn" ngành thép sắp xây 9.000 căn nhà ở xã hội cho người lao động

"Ông lớn" ngành thép sắp xây 9.000 căn nhà ở xã hội cho người lao động

Theo Tập đoàn Hòa Phát, dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho người lao động Khu công nghiệp (KCN) Yên Mỹ II có tổng vốn đầu tư khoảng gần 5.000 tỷ đồng, cung cấp khoảng 250 căn nhà ở liền kề và 9.000 căn chung cư xã hội. Dự án dự kiến khởi công đầu năm 2025.
Bình Dương dự kiến đầu tư hơn 160.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương dự kiến đầu tư hơn 160.000 căn nhà ở xã hội

Tỉnh Bình Dương dự kiến cả giai đoạn 2021-2030 đầu tư khoảng 160.325 căn nhà ở xã hội, trong đó có 155.289 căn chung cư và 5.036 nhà liên kề.
Chi tiết đối tượng được đăng ký thuê nhà ở xã hội Đà Nẵng giá từ hơn 2,5 triệu đồng/căn

Chi tiết đối tượng được đăng ký thuê nhà ở xã hội Đà Nẵng giá từ hơn 2,5 triệu đồng/căn

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê nhà ở xã hội tại dự án Chung cư nhà ở xã hội tại lô đất B4-1 thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside với số lượng gần 270 căn.
Đà Nẵng cho bán 170 căn hộ nhà ở xã hội, giá hơn 16 triệu đồng/m2

Đà Nẵng cho bán 170 căn hộ nhà ở xã hội, giá hơn 16 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng thông báo, cho mở bán 170 căn hộ ở dự án chung cư nhà ở xã hội tại lô đất B4-2 thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) do Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
Phê duyệt quy hoạch thiết chế công đoàn, có xây nhà ở cho công nhân ở Thừa Thiên Huế

Phê duyệt quy hoạch thiết chế công đoàn, có xây nhà ở cho công nhân ở Thừa Thiên Huế

UBND thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu quy hoạch xây dựng thiết chế công đoàn. Khu vực nghiên cứu thuộc tờ số 6 và tờ số 10, tại phường Thuỷ Lương, thị xã Hương Thuỷ, quy mô 4,97ha, có xây dựng chung cư cao tầng và thấp tầng cho công nhân, người lao động.
Hà Nội cho HANDICO 5 tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội, giá hơn 13 triệu đồng/m2

Hà Nội cho HANDICO 5 tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội, giá hơn 13 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng TP. Hà Nội đã có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội (căn thuê chuyển bán) ở dự án Nhà ở xã hội tại ngõ 622 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, sau 05 năm cho thuê. Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội số 5 (HANDICO 5) thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua.
Người độc thân thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng sẽ được mua nhà ở xã hội

Người độc thân thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng sẽ được mua nhà ở xã hội

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho biết, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự thảo Nghị định về phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Hiện dự thảo Nghị định đang đề xuất theo hướng mới, tức là đối với người độc thân có mức thu nhập không quá 15 triệu đồng là đủ điều kiện mua NƠXH, còn đối với hộ gia đình, 2 vợ chồng tổng thu nhập không quá 30 triệu đồng.
Hà Nội phấn đấu làm thêm khoảng 2.500 căn nhà ở xã hội đến năm 2025

Hà Nội phấn đấu làm thêm khoảng 2.500 căn nhà ở xã hội đến năm 2025

Ông Bùi Tiến Thành, Trưởng Phòng phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025, do có dịch Covd-19 nên các dự án phải tạm dừng, ảnh hưởng lớn đến tiến độ, mục tiêu của thành phố. Qua rà soát, giai đoạn 2021 – 2023, Hà Nội đạt tổng số hơn 5.000 căn hộ nhà ở xã hội (NOXH), còn giai đoạn 2024 – 2025 phấn đấu thêm khoảng 2.500 căn.
Lưu ý gì khi mua 219 căn nhà ở tại dự án của Landcom?

Lưu ý gì khi mua 219 căn nhà ở tại dự án của Landcom?

Theo Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, 219 căn nhà ở thương mại (gồm 156 căn nhà ở liền kề và 63 căn nhà ở biệt thự) tại dự án Khu nhà ở và dịch vụ Tuyên Sơn, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu đủ điều kiện được bán theo quy định. Sở Xây dựng lưu ý, hiện nay, chủ đầu tư đang thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng.
Đà Nẵng dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2025

Đà Nẵng dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2025

Về kế hoạch phát triển từng loại nhà ở xã hội TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, Thành phố dự kiến đầu tư xây dựng tối thiểu 25 dự án quy mô 11.569 căn hộ với 890.142 m2 sàn nhà ở; dự kiến hoàn thành 7.097 căn hộ với 507.681 m2 sàn nhà ở, trong đó có 148.104 m2 sàn nhà ở cho thuê.
Phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng hoàn thành tối thiểu 35.000 căn nhà ở xã hội

Phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng hoàn thành tối thiểu 35.000 căn nhà ở xã hội

Theo kết luận của Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi tại cuộc làm việc chuyên đề về nhà ở xã hội, Thành phố phấn đấu đến cuối năm 2025 thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu đề ra của Thủ tướng Chính phủ và phấn đấu hoàn thành 35.000 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu kế hoạch thành phố đặt ra về Chương trình phát triển nhà ở TP. HCM giai đoạn 2021-2030.
Đà Nẵng: Thêm dự án đủ điều kiện được huy động vốn

Đà Nẵng: Thêm dự án đủ điều kiện được huy động vốn

Vừa qua, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thông báo một dự án ở quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đủ điều kiện được huy động.
Phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất?

Phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất?

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn chia sẻ, từ cuối năm 2023 cho đến đầu năm nay, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều nhóm đầu tư “cá mập” đi săn đất nền số lượng lớn. Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất.
Cán bộ, công chức có thể vay vốn ưu đãi từ chương trình nào để mua nhà ở?

Cán bộ, công chức có thể vay vốn ưu đãi từ chương trình nào để mua nhà ở?

Theo Bộ Xây dựng, tín dụng ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay mua nhà ở xã hội hiện nay được thực hiện thông qua 02 chương trình.
Chuyên gia: Lý do người ở TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội

Chuyên gia: Lý do người ở TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, người dân TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội vì mặt bằng giá khá ổn định và vẫn đang thấp hơn TP.HCM. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận cho thuê chung cư Hà Nội cao hơn so với TP.HCM.
Xem thêm
Phiên bản di động