
Cụ thể, vào tối ngày 17/5, một vụ việc cứu hộ khẩn cấp đã diễn ra tại núi Hàm Lợn, thuộc xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, khi năm du khách bị mắc kẹt trên đỉnh núi do điều kiện thời tiết xấu. Trận mưa lớn kéo dài khiến đường lên núi trơn trượt và tầm nhìn bị hạn chế, khiến nhóm du khách gặp khó khăn trong việc di chuyển. Lực lượng chức năng huyện Sóc Sơn đã nhận được thông tin vào khoảng 19h20 và ngay lập tức triển khai công tác cứu hộ.
Một đội ngũ cứu nạn, cứu hộ gồm 15 cán bộ, cùng sự hỗ trợ của công an xã Nam Sơn và người dân địa phương, nhanh chóng lên đường tìm kiếm và giải cứu nhóm du khách. Khoảng 20 giờ cùng ngày, vị trí của nhóm du khách được xác định.
Lực lượng cứu hộ đã sử dụng các phương tiện chuyên dụng, bao gồm dây thừng và đèn pin, để dẫn đường và đảm bảo an toàn cho nhóm du khách khi xuống núi. Nhờ sự nỗ lực của lực lượng cứu hộ, các du khách đã được cứu thoát an toàn và không có ai bị thương. Tình trạng sức khỏe của họ hiện tại ổn định.
Vụ việc gây chú ý bởi núi Hàm Lợn là điểm đến phổ biến đối với những người yêu thích leo núi, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km. Chưa kể, núi có độ cao 462 mét, phù hợp với người mới leo. Rất nhiều luồng chỉ trích nhắm vào nhóm bạn trẻ yêu cầu trợ giúp khi cho rằng ở độ cao rất vừa phải, nhóm này nên tự xoay xở thay vì nhờ lực lượng chức năng.
Cá nhân tôi là một người thích leo núi. Năm nào tôi cũng leo và đã leo 7/ 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Núi Hàm Lợn tôi cũng đi rồi. Thực lòng mà nói, hành động gọi lực lượng chức năng khi thấy núi dốc, lầy, hình thái thời tiết tiêu cực càng ngày càng nghiêm trọng của nhóm bạn trẻ là đáng hoan nghênh chứ không phải chê trách. Việc không “húng”, không cố cho xong giữa thời khắc có nguy cơ an toàn tới tính mạng là điều nên làm.
Có đáng trách, đó là thái độ chuẩn bị của các bạn trẻ trước khi đi. Bởi, hiện tại, thời tiết đang bước vào giai đoạn hay xảy ra mưa lũ, việc leo núi mùa này cũng là hạn chế. Còn nếu chủ quan khi nghĩ Hàm Lợn thấp, leo mùa này cũng được thì chí ít, các bạn phải xem dự báo thời tiết để tính toán lịch trình phù hợp.
Bởi về độ cao trên con số, núi 462 mét đúng là rất thấp ở miền Bắc. Nhưng thực địa dốc, lầy, trơn trượt khi mưa lớn, thậm chí có nguy cơ sạt lở là điều phải cân nhắc. Và việc nhìn con số để tính toán độ dễ- khó trong kiểm soát tình hình là bệnh tương đối phổ biến và rất nguy hiểm. Vì, có những đỉnh núi cao nhưng đường thoải, dài, và an toàn hơn nhiều những đỉnh núi thấp dốc dựng đứng, trơn trượt, ít cây - có nguy cơ sạt lở cao.
Leo núi là hoạt động thể thao mạo hiểm. Chắc chắn, trên dặm dài các cung đường uốn lượn quanh những sườn núi, những rủi ro luôn tồn tại. Song, dù leo Hàm Lợn hay Nam Kang Hô Tao, những hành trình an toàn đều bắt đầu bằng sự chuẩn bị chu đáo, tỉ mẩn. Tuyệt đối không chủ quan với bất kỳ công đoạn nào từ khâu chuẩn bị tới từng bước chân giữa các tán rừng.
Ngoài ra, trong vụ việc này, điều đáng hoan nghênh là đội cứu hộ. Họ không oán thán đỉnh núi cao hay thấp; chê trách các bạn trẻ “có thế mà cũng gọi”. Ngược lại, họ tiếp cận bài bản, nghiêm túc từ đội chuyên nghiệp tới lực lượng xã cùng người dân địa phương. Các thiết bị hỗ trợ cũng được chuẩn bị và thực hiện chu đáo, chỉn chu để đưa những người mắc kẹt ra ngoài.
Đây cũng là bài học dành cho các bạn trẻ yêu leo núi. Leo núi không xấu, bị kẹt gọi cứu hộ không xấu. Nhưng thiếu chuẩn bị để dẫn tới cảnh bị mắc kẹt giữa những ngày mưa là bài học cần được khắc cốt ghi tâm.
Bởi, không phải ở đâu, lực lượng chức năng cũng có thể tiếp cận và cứu hộ nhanh, nhạy như ở giữa lòng Hà Nội với một đỉnh núi chưa đến 500 mét.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Mắc kẹt trên núi Hàm Lợn”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Làm việc không chỉ tròn vai

Khi bác sĩ “làm content”
Tin tức khác

Thua vì thực lực!

Chuyến tàu lượn cảm xúc của sĩ tử thi khối C

Thịt lợn C.P và những dấu hỏi

Khi khuôn mặt cũng là tài sản

Bẻ gãy ngai vàng
