Lao động nữ - đối tượng được quan tâm chăm sóc trong môi trường làm việc hiện đại

Lao động nữ - đối tượng được quan tâm chăm sóc trong môi trường làm việc hiện đại

Lao động nữ từ trước đến nay luôn là đối tượng được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Vì đặc thù giới tính, công việc, trách nhiệm gia đình, xã hội nên Bộ luật Lao động có những quy định rất rõ về chế độ nghỉ thai sản, nghỉ ngày đèn đỏ và chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị quấy rối tình dục.

Bộ luật Lao động 2019 được áp dụng vào 01/01/2021 nêu rõ người lao động có quyền được chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; phụ nữ mang thai có chỉ định nghỉ dưỡng thai của bác sĩ… Và còn nhiều quyền lợi khác của người lao động được đề cập trong Bộ luật Lao động 2019.

Điều đáng quan tâm tại đây chính là người lao động nữ (kể cả nam giới) sẽ được chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị quấy rối tình dục nơi làm việc. Ngoài ra vấn đề nghỉ ngày đèn đỏ hàng tháng cũng thể hiện tính nhân văn của pháp luật đối với lao động nữ.

Lao động nữ trong môi trường lao động phổ thông chiếm tỷ lệ rất lớn.

Lao động nữ - đối tượng được quan tâm chăm sóc trong môi trường làm việc hiện đại

Cụ thể, theo tìm hiểu nhanh của phóng viên Cuộc sống an toàn, quấy rối tình dục tại nơi làm việc từ lâu đã được quan tâm bởi đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Đặc biệt, quấy rối tình dục trong nhà máy, trong môi trường làm việc của người lao động đang diễn ra, nhưng ít ai có thể tự đứng lên, thẳng thắn để bảo vệ mình.

Một số lao động nữ đều nhận thức được quấy rối tình dục là những hành vi thể hiện bằng hành động thân mật, mơn trớn hoặc lời nói có hàm ý tình dục… của người khác đối với họ. Khi được hỏi rằng bản thân sẽ xử lý như thế nào khi gặp phải tình huống bị quấy rối tình dục, người lao động cho biết rằng sẽ tùy mức độ để xử lý vấn đề.

Lao động nữ - đối tượng được quan tâm chăm sóc trong môi trường làm việc hiện đại

Sức khỏe của người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng cũng cần được quan tâm đặc biệt. Ảnh N.N

NHững hành vi quấy rối tình dục dễ nhận biết.

Lao động nữ - đối tượng được quan tâm chăm sóc trong môi trường làm việc hiện đại

Nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng, tại khoản 2, Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp: Bị người sử dụng lao động (NSDLĐ) ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này…

N.T.M (công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc) chia sẻ rằng, cô từng bị đồng nghiệp nam có những cử chỉ thân mật khiến bản thân khó chịu, thỉnh thoảng lại nghe họ bàn tán về mình bằng những lời nói khiếm nhã. Nhưng bản thân cô không biết làm cách nào để chấm dứt tình trạng này. Lâu dần, cô quyết định nghỉ việc, tìm môi trường làm việc mới để tránh xa “thị phi”.

Lao động nữ - đối tượng được quan tâm chăm sóc trong môi trường làm việc hiện đại

Môi trường làm việc lành mạnh là cần thiết với người lao động.

Bên cạnh đó, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động, quan hệ lao động. Tại Điều 80, Chương IX, Chính phủ quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời gian làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Thời gian lao động nữ nghỉ trong giai đoạn hành kinh sẽ được thỏa thuận với người sử dụng lao động, phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Nhưng tối thiểu số ngày nghỉ là 3 ngày mỗi tháng.

“Tôi làm công nhân may, cả ngày 8 tiếng ngồi và chỉ ngồi may, đến thời gian đi vệ sinh còn giới hạn. Mỗi kỳ kinh nguyệt của tôi kéo dài khoảng 5 ngày. Cho nên những ngày đó tôi rất mong được nghỉ cả buổi làm chứ không chỉ 30 phút", chị Nguyễn Thanh (công nhân may tại Khu chế xuất Linh Trung 1), cho biết.

Nhiều nữ công nhân đều khẳng định những ngày “đèn đỏ” rất khó chịu cả về tinh thần lẫn vấn đề vệ sinh. Bởi vậy, nếu được lựa chọn họ sẽ muốn nghỉ ngơi.

Bài viết: Hoài Thương

Ảnh: Russia