
Cụ thể, ngày 26/5, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã tổ chức phát hơn 21 tấn gạo cho học sinh mang về sau khi kết thúc năm học. Số gạo này được cấp theo Nghị định 116/2016 của Chính phủ, hỗ trợ học sinh vùng khó khăn với mức 15 kg mỗi tháng trong 9 tháng học.
Tuy nhiên, nhờ điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý trong các bữa bán trú, nhà trường sử dụng chưa hết số lượng gạo cấp phát. Số gạo còn dư được chia đều cho học sinh, mỗi em nhận khoảng 60 kg. Hàng chục phụ huynh đã đến trường để nhận gạo, vận chuyển về nhà bằng xe máy hoặc xe thồ. Nhiều gia đình có hai con theo học, tổng lượng gạo nhận được lên tới hơn một tạ.
Thầy hiệu trưởng Phạm Quốc Bảo cho biết, việc phát gạo giúp học sinh có thêm lương thực trong dịp hè, đồng thời tránh lãng phí nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Trong năm học, thầy cùng đội ngũ nhà bếp đã chủ động cân đối khẩu phần ăn sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện thực tế.
Được biết, ngoài việc điều hành hoạt động bán trú, nhà trường còn cải tạo sân chơi bằng các vật liệu tái chế, tạo khu vui chơi cho học sinh với xích đu, cầu trượt làm từ lốp xe cũ và vật dụng có sẵn. Những công việc này được thực hiện vào thời gian ngoài giờ giảng dạy.
10 điểm không có nhưng cho thầy Bảo và thầy cô, nhà bếp ở trường Nậm Chà. Họ đã làm tốt hơn cả quy trình khi không những phân phối đủ lương thực cho các em mà còn “khéo co vừa ấm” đủ để các em mang gạo về nhà.
Mỗi phần gạo được phụ huynh chở về, lớn hay nhỏ đều là nỗ lực của suốt một năm học thầy cô, đội ngũ nấu bếp của nhà trường chắt chiu. Số lương thực đủ cho gia đình ăn trong cả tháng, đủ để riêng các em ăn trong 3 tháng hè. Tức là, gạo nhà nước phát đã và đang nuôi các em từ trọn một năm ròng, kể cả nghỉ hè .
Làm giáo viên cắm bản, việc khó khăn là thuyết phục gia đình các em cho tới lớp, không để các em nghỉ hè rồi nghỉ học hẳn. Nên, động thái gửi thêm gạo về phụ bố mẹ của thầy Bảo mang nhiều giá trị thực tế hơn biểu tượng. Bởi, phụ huynh sẽ thấy lợi tức trước mắt và thực sự của việc cho con em đi học. Đó là gạo, là sự ân cần và cả sự chính trực của người “có chữ”.
Đặt trong bối cảnh ngành giáo dục nói riêng và nhà nước nói chung đang thúc đẩy đổi mới sáng tạo, việc làm của thầy Bảo và nhà trường đã phá vỡ những nguyên tắc cũ, tạo những tiền đề mới, gợi mở mới cho giáo viên cũng như người quản lý ở nhiều ngành.
Rằng nếu chú tâm vào công việc, nếu nghĩ cho lợi ích chung, việc phá quy trình (không “giải ngân” đủ số gạo nhà nước cấp cho các em trong năm học) không những không bị lên án mà còn đáng được tuyên dương.
Rằng mọi lĩnh vực đều có thể phát huy sáng tạo, nếu người thực hiện đặt cái tâm vào công việc với tấm lòng trong sáng, bất vụ lợi. Và rằng, bản thân việc dám làm khác đi vì mục đích tốt đẹp, sẽ nhận về sự nhẹ nhõm của chính bản thân mình.
Cám ơn thầy Bảo cùng các thầy cô, đội ngũ nấu ăn ở trường Tiểu học Nậm Chà vì các thầy cô không chỉ lo làm tròn bổn phận mà còn nghĩ về học sinh, về phụ huynh và vô tình khơi gợi cảm hứng cho nhiều người với những công việc khác nhau.
Bản thân việc vươn lên sự tròn vai trong công việc đã là một nỗ lực phi thường đáng tôn vinh của những người lao động.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt
Tin tức khác

Thua vì thực lực!

Chuyến tàu lượn cảm xúc của sĩ tử thi khối C

Thịt lợn C.P và những dấu hỏi

Khi bác sĩ “làm content”

Khi khuôn mặt cũng là tài sản
