e magazine
29/12/2020 14:40
Làm sao sống an toàn cùng vật liệu có chứa Amiăng?

29/12/2020 14:40

Đó là câu hỏi được PGS.TS Bùi Thị An đưa ra trong phát biểu đề dẫn tại Hội thảo “Xây dựng nông thôn mới, sống an toàn khi còn phải tiếp xúc với Amiăng”, diễn ra ngày 28/12 tại Hà Nội.
Làm sao sống an toàn cùng vật liệu có chứa Amiăng?

Làm sao sống an toàn cùng vật liệu có chứa Amiăng?

Đó là câu hỏi được PGS.TS Bùi Thị An đưa ra trong phát biểu đề dẫn tại Hội thảo “Xây dựng nông thôn mới, sống an toàn khi còn phải tiếp xúc với Amiăng”, diễn ra ngày 28/12 tại Hà Nội.

Theo tài liệu từ Hội thảo, Amiăng là tên được đặt cho sáu khoáng chất xuất hiện tự nhiên trong môi trường dưới dạng các bó sợi có thể tách thành các sợi mỏng. Các sợi Amiăng có kích thước rất nhỏ (1/2000 sợi tóc), khi hít phải có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như ung thư phổi, u trung biểu mô và bệnh bụi phổi Amiăng...

Tuy nhiên, với các đặc tính nhẹ, bền, không cháy, cách âm, cách nhiệt..., Amiăng được sử dụng trong sản xuất các vật liệu như ống dẫn nước, gạch chịu lửa, má phanh, tấm lợp xi măng Amiăng.

Làm sao sống an toàn cùng vật liệu có chứa Amiăng?

Theo KS Nguyễn Thị Ly Viện - Chi hội An toàn và Vệ sinh lao động Bà Rịa - Vũng Tàu, người dân ít thông tin về bệnh Amiăng và các nghiên cứu dịch tễ học của Việt Nam
về vấn đề này còn chưa sâu

Hiện tại hơn 60 quốc gia trên thế giới đã cấm sử dụng Amiăng. Song, Việt Nam nằm trong nhóm 7 nước sử dụng nhiều Amiăng nhất thế giới. Báo cáo của Bộ Xây dựng, trong nhiều năm lại đây, lượng Amiăng nhập khẩu vào khoảng trên dưới 60.000 tấn/năm. Đặc biệt, tấm lợp xi măng Amiăng vẫn được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, miền núi. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, năm 2015, sản lượng tấm lợp xi măng Amiăng là 118,64 triệu m2, và tới năm 2019 số lượng giảm xuống còn 23,2 triệu m2.

Làm sao sống an toàn cùng vật liệu có chứa Amiăng?

Nhiều địa phương còn sử dụng tấm lợp xi măng Amiăng cho các công trình xây dựng

Ông Trần Văn Đại – nguyên Bí thư huyện ủy huyện Yên Thành, Nghệ An cho biết, Yên Thành mới trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, từ hàng chục năm nay, tấm lợp xi măng Amiăng vẫn được người dân sử dụng rất nhiều trong các công trình nhà ở, nhà bếp, chuồng nuôi gia súc... bởi giá cả phù hợp, dễ sử dụng. Thậm chí, các tấm lợp cũ, hỏng còn được tận dụng để che chắn tường rào, hoặc nghiền nát để đổ vào nơi sình lầy.

Làm sao sống an toàn cùng vật liệu có chứa Amiăng?Làm sao sống an toàn cùng vật liệu có chứa Amiăng?Toàn cảnh Hội thảo “Xây dựng nông thôn mới, sống an toàn khi còn phải tiếp xúc với Amiăng”

Đánh giá về nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người của các tấm lợp Amiăng, PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên – Môi trường và Phát triển cộng đồng cho biết: “Mặc dù các tấm lợp Amiăng không bị xáo trộn trong nhà và có thể chưa là mối nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng theo thời gian, các thành phần cấu trúc và vật liệu trong ngôi nhà có chứa Amiăng sẽ xấu đi hoặc bị xáo trộn ở một mức độ nào đó, dẫn đến hình thành các đám mây sợi Amiăng trong nhà và khu vực xung quanh”.

Còn GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam nhấn mạnh: “Bất kỳ ai cũng có nguy cơ tiếp xúc với sợi Amiăng, bởi những mái nhà lợp tấm xi măng Amiăng còn rất nhiều. Những người có nguy cơ phơi nhiễm cao nhất là những người sửa chữa, bảo trì, cải tạo và các công việc khác trên các cơ sở hạ tầng có chứa vật liệu Amiăng”.

Làm sao sống an toàn cùng vật liệu có chứa Amiăng?

GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam

Theo GS Trình, Amiăng nguy hiểm nhất khi nó bị “bở” - tức dễ dàng bị vỡ vụn, từ đó giải phóng các sợi vào không khí. Về lý thuyết, trong tấm lợp, vật liệu Amiăng được trộn với xi măng nên được giữ chặt. Tuy nhiên, nếu các tấm lợp này bị vỡ, ăn mòn, bị xáo trộn, hư hỏng, giảm chất lượng hoặc đứt gãy, chúng có thể giải phóng các sợi độc hại vào không khí và trở nên nguy hiểm.

Để an toàn khi sống trong ngôi nhà có vật liệu chứa Amiăng, GS.TS Lê Vân Trình đưa ra các biện pháp khuyến cáo: “Cách tốt nhất là thay thế các vật liệu có chứa Amiăng bằng các vật liệu khác. Trường hợp không có điều kiện thay thế, cần niêm phong hoặc che phủ vật liệu Amiăng bằng cách sử dụng chất trám bít, hoặc phủ một lớp sơn lên vật liệu để ngăn chặn sự giải phóng các sợi Amiăng”.

KS Nguyễn Trọng Khuông - Hội An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam cũng có cùng quan điểm trên. Đồng thời ông cũng đưa ra khuyến cáo cần khẩn trương tháo dỡ các tấm lợp chứa Amiăng kém chất lượng, mục nát. Khi tháo dỡ phải mặc quần áo, các phương tiện bảo hộ lao động, không được khoan, cắt, đập phá, tránh làm vỡ vật liệu. Ngoài ra, các tấm lợp cần được bọc cẩn thận và vứt bỏ vào đúng nơi quy định cho chất thải nguy ngại.

Làm sao sống an toàn cùng vật liệu có chứa Amiăng?

PGS.TS Nguyễn An Lương (đứng) phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn An Lương – nguyên Viện trưởng Viện Bảo hộ lao động, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói: “Sống với Amiăng là không an toàn. Nếu vì bất đắc dĩ phải tiếp xúc với nó thì phải trang bị các biện pháp an toàn để tránh những rủi ro về sức khỏe”.

Ông cũng mong muốn những thông tin về tác hại của Amiăng cần phải được tuyên truyền rộng rãi để người dân, đặc biệt là những người dân đang sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa nhận thức và có cách bảo vệ sức khỏe.

Bài viết: Ý Yên

Xem phiên bản di động