e magazine
13/10/2022 07:23
Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

13/10/2022 07:23

Đôi lần lỗi hẹn, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được doanh nhân trẻ Nguyễn Thiện Vĩnh (SN 1985), Giám đốc Công ty TNHH MTV Lao Bảo Electronics tại trụ sở làm việc, đường Lê Hồng Phong, Cụm Công nghiệp Tây Bắc, Khu Kinh tế - Thương mại (KKTTM) đặc biệt Lao Bảo, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Trong hơn 2 giờ, chúng tôi ngồi nghe anh chia sẻ về những khó khăn cũng như thành công ban đầu tại thị trường Lào và những trăn trở khi làm ăn trên cung đường Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC).
Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Lao Bảo, nơi có cửa khẩu quốc tế giáp Lào. Nguyễn Thiện Vĩnh thừa kế được môi trường kinh doanh từ bố mẹ. Học xong trung học phổ thông, anh học trung cấp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh rồi tham gia các chứng chỉ về ngành xuất nhập khẩu ở Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Sau khi ra trường, anh không chọn làm nhân viên ở một đơn vị nhà nước hay tư nhân mà bắt tay vào kinh doanh ngay. Anh chia sẻ: “Mình ở biên giới, nơi được xem là một trong những cửa khẩu giáp Lào lớn nhất nước mà không buôn bán là ... kém. Nhưng mình sinh sau đẻ muộn, liệu còn “đất lành” nào để khởi nghiệp? Cuối cùng, mình chọn lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cụ thể là hàng điện tử và rượu”.

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Doanh nhân trẻ Nguyễn Thiện Vĩnh (trái) và tác giả tại Công ty TNHH MTV Lao Bảo Electronics.

Năm 2013, anh thành lập Công ty TNHH MTV Lao Bảo Electronics để nhập hàng từ Thái Lan, Singapore về bán tại KKTTM đặc biệt Lao Bảo. Thời điểm đó là giai đoạn thịnh vượng của thị trường. Khách du lịch và những đơn hàng trong nước đều mua hàng từ Lao Bảo để cung ứng. “So với những lớp người đi trước, họ chọn lâm sản, chủ yếu là gỗ nhập khẩu để làm giàu, mình đã chọn lĩnh vực điện tử khi xu thế trong nước đang chuộng mặt hàng này. Và mình đã có những thành công ban đầu. Ngoài may mắn, mình phải nỗ lực không ngừng”, anh Vĩnh cho biết.

Theo anh, muốn kinh doanh bền vững phải có kiến thức. Khu vực biên giới có lợi thế rất lớn, cơ hội kiếm tiền không ít. Nhưng để có một con đường bền vững thì cần trang bị kiến thức bài bản. Nếu không có nó, kiểu làm ăn “chớp nhoáng”, chụp giật sẽ rất khó cạnh tranh trên cung đường EWEC.

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Toàn cảnh nhà máy chế biến hạt điều Huy Long tại cụm Công nghiệp Tây Bắc Lao Bảo.

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Sau khi KKTTM đặc biệt Lao Bảo có những thay đổi về chính sách, sự ưu đãi về thuế không còn, thị trường bão hòa, anh Nguyễn Thiện Vĩnh đã mạnh dạn nghiên cứu lĩnh vực khác. Anh cho biết: “Lao Bảo có cơ chế đặc thù nhưng lại xa vùng nguyên liệu nên sản xuất rất khó. Trên địa bàn ngoài các doanh nghiệp FDI của Thái Lan ra, những doanh nghiệp trong nước đa số phá sản hoặc sản xuất cầm chừng. Mình quyết định lựa chọn lĩnh vực sản xuất để thử sức. Sau 2 năm thai nghén, xin giấy phép và xây dựng, năm 2017 mình xây dựng nhà máy chế biến hạt điều Huy Long, ở vùng “trắng” nguyên liệu” này.

Nhà máy có vốn đầu tư 32 tỉ đồng, có dây chuyền sản xuất với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến; công suất 200-300 tấn điều nhân/ năm, tạo việc làm cho khoảng 40 lao động.

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Công nhân nhà máy đang chế biến hạt điều.

Anh nói thêm, ít ai biết rằng, ở nơi chỉ cách Lào vài bước chân là với tới “mỏ nguyên liệu” với sản lượng và chất lượng ổn định. Với nguồn cung nguyên liệu chính từ Thái Lan và Lào, nhà máy chế biến hạt điều Huy Long cùng nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC) với cự ly khá ngắn, cung đường thuận lợi, giá cả hợp lý, là điều kiện ưu việt cho sự phát triển lâu dài của Công ty.

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Sản phẩm hạt điều Huy Long.

Nguyên liệu của nhà máy chủ yếu từ các nước trên tuyến EWEC và sau khi chế biến, thị trường tiêu thụ cũng chính là những nước này và một phần nội địa. Những năm qua, Công ty khẳng định được thương hiệu và đã dần mở rộng thị trường trong nước, hiện sản phẩm hạt điều Huy Long đã có mặt tại siêu thị Coopmart Đông Hà (Quảng Trị), Phú Yên; chuỗi siêu thị Vinmart Hà Nội, Sơn La, Đà Nẵng; chuỗi cửa hàng Sepon 8S; chuỗi cửa hàng Vitamart; chuỗi cửa hàng Aoifood ... và thị trường Lào, Thái Lan.

“Chúng tôi đã tận dụng được thuận lợi nguồn nguyên liệu rẻ, dồi dào nhập từ nước ngoài để làm lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi không ngừng cho ra sản phẩm đạt chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và khu vực”, anh Vĩnh tâm sự.

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa
Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Sau hơn 10 năm trên thương trường ở trong nước và nước ngoài, người viết bài này nhận thấy ở doanh nhân trẻ Nguyễn Thiện Vĩnh có một kho kinh nghiệm kinh doanh xuyên biên giới. Đó là sự từng trải nhiều hơn so với ngưỡng tuổi 40 của anh. Đó là sự đột phá, quyết đoán, yếu tố rất cần cho những người trẻ trong giai đoạn kinh tế nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới. Anh kể, việc đưa nguyên liệu hạt điều về biên giới chế biến rồi phân phối trong nước và nước ngoài có thể sẽ nhiều người nhìn ra. Tuy nhiên, vấn đề họ chưa đủ “gan” để làm.

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Điểm thua mua sắn tươi tại Lào.

Anh cũng nhận ra ở Lào đất đai rộng lớn, người thưa. Người dân sống nhờ vào việc khai thác lâm sản chứ ít chú trọng nông nghiệp bền vững. Những thửa đất bằng phẳng, rộng lớn từ hạ Lào, thượng Lào đã khiến anh trăn trở và đặt câu hỏi: Sao họ không trồng gì trên ấy để đẻ ra tiền mà cứ dựa vào săn bắt, chặt phá rừng. Và cây sắn là sự lựa chọn của họ. “Ban đầu mỗi hộ trồng nhỏ lẻ để bán cho các thương lái. Sau khi mình kích thích, đặt hàng số lượng lớn. Họ đã nhận ra đất đai bỏ hoang không trồng trọt mà chỉ dựa vào khai thác lâm sản sẽ không bền vững. Một hộ trồng thì nhiều hộ khác học theo. Cứ thế, sau vài năm họ đã làm giàu từ sắn”, anh Vĩnh chia sẻ.

Anh cho biết, đây là “kho báu” nguyên liệu đầu vào của các nhà máy ở Việt Nam. Sau khi ổn định hoạt động của nhà máy hạt điều, anh quyết định đầu tư các điểm thu mua sắn tươi, khô từ Lào rồi nhập khẩu về Việt Nam bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và làm cồn đốt. Hiện vùng thu mua nguyên liệu của Công ty anh chủ yếu ở các tỉnh Champasack, Salavan, Savanakhet. Có gần 10 điểm thu mua sắn tươi và khô với khối lượng gần 20.000 tấn/ năm và doanh số gần 100 tỉ đồng/ năm.

Hầu hết đất đai bỏ hoang của cư dân Lào giờ đã chuyển sang trồng sắn. Các doanh nghiệp ở Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam là thị trường chính của họ. “Rất nhiều doanh nghiệp thu mua, kinh doanh lĩnh vực này nên sức cạnh tranh rất khốc liệt. Ngoài những chiến lược kinh doanh thay đổi từng giai đoạn để thích nghi với tập quán người Lào, tôn chỉ sống tử tế, biết điều cũng là yếu tố lợi thế để thâu tóm được vùng nguyên liệu”, anh cho biết.

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Ở tuổi 37, doanh nhân trẻ Nguyễn Thiện Vĩnh còn ấp ủ nhiều kế hoạch dài hạn cho tương lai. Nói như anh, ở sân chơi trên EWEC, chỉ sợ không có sức mà làm. “Mẹ tôi cứ điện thoại bảo làm vừa thôi, lo cho sức khoẻ. Nhưng cái “máu” nhìn thấy tiền ở đâu là cứ lao vào làm cho bằng được”, anh tâm sự.

Dù bận rộn đi về lo cho nhà máy hạt điều và vùng nguyên liệu ở Lào nhưng anh vẫn mở rộng đầu tư thêm nhiều dự án. Anh cho biết, hiện đang hoàn thành các thủ tục đầu tư để xây dựng nhà máy chế biến sắn tươi cung ứng cho các đơn vị làm thức ăn chăn nuôi ở cụm Công nghiệp Tây Bắc Lao Bảo, có tổng mức đầu tư 20 tỉ đồng trên diện tích 1,2 hecta. Để hoàn thiện hệ thống kho bãi, Công ty TNHH MTV Lao Bảo Electronics đã đầu tư sân khơi, kho chứa hơn 3 tỉ đồng tại Tân Lâm (Cam Lộ).

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Sản phẩm hạt điều Huy Long tại nơi trưng bày ở một siêu thị.

Nhiều kế hoạch dài hạn cho tương lai ở lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trên tuyến EWEC cũng được anh đang ấp ủ. Theo anh, buôn bán nhỏ lẻ ở Lào thì dễ nhưng để đầu tư lớn rất khó. “Những doanh nghiệp tầm quốc gia thì có Chính phủ đỡ đầu. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ tầm tỉnh, huyện cũng rất cần sự quan tâm, giới thiệu để phía Lào giúp đỡ. Chứ những doanh nghiệp như chúng tôi cứ phải vừa đi vừa mò đường và thường làm việc qua “cò”. Muốn gặp được lãnh đạo tỉnh của nước bạn thì phải qua ít nhất vài trung gian, làm tăng chi phí, mất thời gian và không hiệu quả”, anh tâm sự.

Những trăn trở đó là mẫu số chung cho những doanh nghiệp mới khởi nghiệp trên đất Lào cũng như các nước trên EWEC. Như cách nói của doanh nhân trẻ này: “Làm ăn ở nước ngoài chỉ biết sống tử tế và biết điều không chưa đủ. Có nhiều cái cần sự chung tay của chính quyền, sự đoàn kết của cộng người Việt…”.

Để tiến xa hơn trên dặm dài EWEC, rất cần những con người dám nghĩ dám làm và quyết tâm như doanh nhân trẻ Nguyễn Thiện Vĩnh. Người viết bài này chợt nhớ đến câu nói của Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh tại Trụ sở Chính phủ Việt Nam vào ngày 10/01/2022: “Ngày xưa Việt Nam có đoàn quân Tây Tiến để đánh đuổi kẻ thù chung; ngày nay Việt Nam cần có "đoàn doanh nghiệp Tây Tiến" sang Lào để thúc đẩy phát triển kinh tế”.

Làm ăn trên tuyến EWEC phải tử tế, biết điều và hơn thế nữa

Nhân viên Công ty TNHH MTV Lao Bảo Electronics đi du lịch, học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài.

Thực hiện: YÊN MÃ SƠN

Ảnh: Y.M.S - T.L

Đồ họa: TRƯỜNG SƠN

Xem phiên bản di động