Lái xe công nghệ miệt mài mưu sinh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Công đoàn

Lái xe công nghệ miệt mài mưu sinh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Hà Vy
Tác giả: Hà Vy
Dịp ngày 30/4 và 1/5, khi hàng triệu lao động trong cả nước nghỉ lễ, những lái xe công nghệ vẫn miệt mài chạy cuốc để mưu sinh.
Người lao động khu vực ngoài nhà nước có được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày không?

Mưu sinh trong nghỉ lễ 30/4 và 1/5 - khi cuộc sống không cho phép dừng lại

Sáng ngày 1/5 - khi hàng triệu người lao động tiếp tục nghỉ ngơi bên gia đình trong dịp nghỉ lễ dài, anh Nguyễn Trọng Nghĩa (35 tuổi) vẫn lội bì bõm trên tuyến đường ngập nước ở Lai Xá - Nhổn (Hà Nội) để kịp giao đơn hàng đúng giờ.

Lái xe công nghệ - những chuyến đi không dừng lại ngày 30/4 và 1/5
Đường ngập sau cơn mưa dông là nỗi lo lắng của tài xế công nghệ. Ảnh: Eva.vn

“Chạy cuốc ngày 30/4 và 1/5 (ngày lễ) thì vất vả nhưng thu nhập cao hơn, không chạy thì không có tiền để trang trải chi phí nơi Thủ đô đắt đỏ này” - giọng anh rắn rỏi nhưng ẩn chứa nỗi cam chịu quen thuộc.

Tốt nghiệp, anh từng có giấc mơ ổn định với công việc văn phòng, từng nộp đơn xin việc với tấm bằng đại học. Nhưng thu nhập mỗi tháng chỉ 6 đến 7 triệu đồng khiến anh rơi vào cảnh "thiếu trước hụt sau". Anh chấp nhận làm lái xe công nghệ để bám trụ lại Hà Nội. Thế nhưng, CV 5 năm làm tài xế công nghệ trở thành “vết gợn” trong mắt nhà tuyển dụng bởi anh không có công việc ổn định và các kỹ năng nghề nghiệp phù hợp cho vị trí ứng tuyển. Giấc mơ việc làm chính thức cứ vậy trôi đi, anh gắn cuộc đời với những vòng quay xe máy giữa nắng mưa, khói bụi và rủi ro rình rập từng ngày.

Câu chuyện của anh Nghĩa không phải ngoại lệ. Chị Vũ Thị My - một nữ shipper 39 tuổi, từ bỏ công việc công nhân may vì thu nhập thấp, thời gian gò bó. Với chị, chạy xe là lựa chọn chủ động về thời gian và thu nhập, nhưng cũng đồng nghĩa với việc “không lễ, không nghỉ, không bảo hiểm”.

Ngày 30/4 - 1/5, thay vì được nghỉ ngơi như bao người lao động khác, các shipper và tài xế công nghệ lại làm việc cật lực hơn. Bởi họ không được trả lương ngày lễ, không có chế độ nghỉ phép - mà chỉ có thu nhập tính theo đơn hàng, và cơ hội tăng ca khi người khác nghỉ.

Trớ trêu thay, chính khi đường phố thưa vắng, họ lại đối mặt với nhiều rủi ro hơn: tai nạn, cướp giật, quấy rối… Trong khi họ giữ nhịp sống cho thành phố, thì bản thân lại không được bảo vệ bởi bất kỳ hệ thống an sinh nào - một nghịch lý đáng suy ngẫm của thời đại công nghệ số.

Phía sau chức danh "đối tác" là sự bấp bênh

Theo báo cáo của Công ty Grab, hãng hiện có khoảng 200.000 tài xế công nghệ trên cả nước, chủ yếu là nam giới, phần lớn từ 25 - 35 tuổi, và có tới 50% là lao động nhập cư.

Lái xe công nghệ - những chuyến đi không dừng lại ngày 30/4 và 1/5
Hình ảnh lái xe công nghệ bì bõm vận chuyển đơn hàng dịp nghỉ lễ ngày 30/4, 1/5 dưới cơn mưa dông. Ảnh: AI

Theo các lái xe công nghệ, tỷ lệ "ăn chia" trên mỗi cuốc giữa hãng và tài xế ngày càng chênh lệch. Mỗi đơn hàng chỉ mang lại cho họ số tiền ngày càng ít đi, trừ đi chi phí xăng xe, điện thoại, hao mòn phương tiện, chi phí sinh hoạt, còn lại phải tằn tiện.

Nghiên cứu bước đầu với các lái xe công nghệ của Công ty Grab cuối năm 2021 do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện cho thấy một số đặc điểm chung như sau: 2/3 các lái xe công nghệ đã có gia đình và 60% đang phải làm kiếm tiền để nuôi dưỡng từ 2 người trở lên - một trách nhiệm lớn lao. Trong khi đó, thu nhập từ nguồn lái xe công nghệ khá thấp và họ phải chi tiêu rất dè sẻn để lo toan cuộc sống hàng ngày: bình quân (đã trừ phí, xăng…) lái xe mô tô là 318.000 đồng/ngày và 7 triệu đồng/tháng; lái xe ô tô là 564.000 đồng/ngày và 12 triệu đồng/tháng. Ngoài thu nhập trên, còn có các loại “thưởng”, “trợ cấp”, chương trình hỗ trợ… từ công ty cung ứng dịch vụ nhưng không thường xuyên và khá thấp.

Thu nhập không cao, nhưng nhìn chung lái xe công nghệ phải làm việc rất căng thẳng. Lái xe mô tô là 9,2 giờ/ngày và lái xe ô tô là 11,2 giờ/ngày; các ngày lễ, tết, ngày nghỉ dường như không có và chịu áp lực giao sớm/đúng giờ… Ngoài ra, họ còn phải làm việc trong điều kiện vất vả: thời tiết, đường xá, va quệt, tai nạn; chịu áp lực từ khách hàng; mất, hỏng hàng hoá… thậm chí bị quấy rối tình dục và nhiều hành vi nguy hiểm khác.

Lái xe công nghệ - những chuyến đi không dừng lại ngày 30/4 và 1/5
Một số hãng xe công nghệ tại Việt Nam. Ảnh: Internet

Kết quả khảo sát cho thấy “khoảng trống chính sách” đối với lực lượng lao động tự do, lao động phi chính thức - đối tượng chưa được tiếp cận, tham gia đầy đủ các chương trình an sinh xã hội một cách toàn diện hiện nay. Phần lớn trong số họ không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện - vì lý do muôn thuở: không đủ tiền, không thấy lợi ích, hoặc đơn giản là không hiểu. Họ còn bị ràng buộc bởi nền tảng công nghệ: điểm đánh giá từ khách hàng, thuật toán điều phối đơn, cơ chế thưởng phạt khắc nghiệt. Một đánh giá 1 sao - dù vô lý - cũng có thể khiến họ mất nguồn thu nhập. Là lao động, nhưng theo loại hình hợp đồng ký kết, họ lại không phải là lao động đầy đủ ý nghĩa như những người lao động làm việc ở khu vực chính thức.

Không phải ngẫu nhiên mà Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong Công văn số 3983/TLĐ-QHLĐ (ngày 19/4/2022) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đã nhấn mạnh rằng: “Quan hệ giữa tài xế và nền tảng vận tải không thể né tránh bản chất lao động. Các công ty gọi họ là đối tác - nhưng cách điều hành, quản lý, khen thưởng - xử phạt, đều mang tính chất của một quan hệ lao động thực thụ”.

Điều này không chỉ khiến hàng trăm nghìn tài xế bị ảnh hưởng quyền lợi chính đáng, mà còn tạo ra một tiền lệ đáng ngại cho thị trường lao động Việt Nam: mở rộng nền kinh tế phi chính thức, khó kiểm soát, thiếu bền vững và công bằng.

Lái xe công nghệ - những chuyến đi không dừng lại ngày 30/4 và 1/5
Lái xe công nghệ vất vả bởi khói bụt, nắng nóng, kẹt xe. Ảnh: 24h.com.vn

Khoảng trống chính sách và vai trò tiên phong của Công đoàn

Dưới góc nhìn pháp lý, nhiều chuyên gia đã cảnh báo: hệ thống pháp luật hiện hành chưa kịp thích ứng với tốc độ phát triển của nền kinh tế nền tảng. Các loại “thỏa thuận hợp tác” giữa công ty và tài xế đang được sử dụng để lách luật - né tránh trách nhiệm theo Bộ luật Lao động.

PGS.TS Lê Thị Hoài Thu (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: cần mở rộng các chế độ bảo hiểm ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động trong khung bảo hiểm xã hội tự nguyện, đồng thời ban hành các quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải công nghệ.

Muốn bảo vệ hiệu quả lực lượng lao động này, Nhà nước cần có khung pháp lý bắt buộc. Trước mắt, cần: Sửa đổi, hoàn thiện Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế - theo hướng mở rộng quyền lợi cho lao động phi chính thức, đảm bảo công bằng về tiếp cận an sinh. Công nhận tính chất lao động của tài xế công nghệ - để họ được thụ hưởng quyền lợi cơ bản như bảo hiểm, nghỉ phép, bảo hộ khi xảy ra tai nạn.

Tăng cường liên kết giữa bảo hiểm xã hội, công đoàn, ngân hàng và các nền tảng công nghệ - để hỗ trợ tài xế dễ dàng đăng ký, đóng và thụ hưởng bảo hiểm thông qua app.

Lái xe công nghệ - những chuyến đi không dừng lại ngày 30/4 và 1/5
LĐLĐ TP Đà Nẵng thành lập Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab. Ảnh: CĐ

Tín hiệu đáng mừng là hiện nay đã có những bước đi đầu tiên của một số công ty nhằm tăng quyền lợi an sinh cho lái xe công nghệ. Cụ thể: Be Group chủ động đóng 100% bảo hiểm tai nạn cho tài xế đạt hạng; một số địa phương như TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng đã thành lập nghiệp đoàn tài xế, tổ chức truyền thông, tập huấn kỹ năng ứng phó sự cố.

Ra đời sau nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh chóng, Xanh SM có chính sách hỗ trợ về chi phí vận hành và đầu tư thấp, tạo điều kiện cho tài xế bắt đầu công việc dễ dàng. Chỉ cần đặt cọc 1 triệu đồng cho tháng đầu tiên, những ai có nhu cầu đã có thể bắt đầu một công việc có thu nhập hơn chục triệu đồng. Chạy xe điện, tài xế Xanh SM tiết kiệm được chi phí vận hành. Chị Thu Hương - tài xế Xanh Bike tại Hà Nội, chia sẻ, mỗi tháng chị tiết kiệm được ít nhất 3 triệu đồng chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng do chi phí sạc và bảo dưỡng xe điện chỉ bằng một nửa so với xe xăng trước đây. Vào dịp cao điểm ngày 30/4 và 1/5, chạy xe máy điện chị mất hơn chục ngàn tiền sạc nhưng giá cước lại tăng cao so với ngày thường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó mới chỉ là giải pháp tình thế, dựa trên tự nguyện.

Luật Công đoàn 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) đã mở rộng quyền thành lập, gia nhập công đoàn cho “người làm việc không có quan hệ lao động”. Đây là một bước tiến đột phá, tạo điều kiện để hàng trăm nghìn tài xế công nghệ có thể gia nhập tổ chức đại diện, được bảo vệ và hỗ trợ.

Theo LĐLĐ TP Đà Nẵng, Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab được thành lập từ giữa năm 2024, đến nay đã có 40 nghiệp đoàn. Theo đó, thời gian sắp tới, LĐLĐ TP Đà Nẵng tiếp tục vận động thành lập nghiệp đoàn shipper tự do, giao hàng thức ăn nhanh, xích lô, bán vé số dạo. Khi thành lập nghiệp đoàn, LĐLĐ Thành phố có thêm kênh liên hệ là Ban Chấp hành nghiệp đoàn để cùng bảo vệ quyền lợi ngoài quan hệ lao động đã được thiết lập. Khi thành lập nghiệp đoàn lái xe Grab, Công đoàn mời cơ quan bảo hiểm xã hội tuyên truyền để người lao động ý thức về việc mua bảo hiểm phòng thân.

Lái xe công nghệ - những chuyến đi không dừng lại ngày 30/4 và 1/5

Bà Võ Thị Thu Sương - Chủ tịch Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab TP Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Lê

Từ khi thành lập Nghiệp đoàn, lái xe công nghệ được công đoàn đại diện, thương lượng, giải quyết các vướng mắc cụ thể, điều mà trước đây tài xế chưa thực hiện được. Trong các cuộc họp với đại diện Grab, Công đoàn kiến nghị nhiều vấn đề và sau đó được điều chỉnh, tiếp thu như bảo hiểm tai nạn cho tài xế. Thông qua thương lượng của Công đoàn, đã có khoảng 40% các kiến nghị đã được tiếp thu. Điều này thể hiện vai trò của Công đoàn trong nền kinh tế chia sẻ, kinh tế nền tảng.

Đằng sau mỗi đơn hàng là một lao động - không thể bị lãng quên

Không ai phủ nhận vai trò quan trọng của tài xế công nghệ trong chuỗi cung ứng đô thị và nền kinh tế số. Nhưng chính vì vậy, họ xứng đáng được bảo vệ và công nhận đúng giá trị mà họ tạo ra.

Đằng sau những cú bấm app là giọt mồ hôi dưới nắng, những vết thương do tai nạn, và cả những gánh nặng gia đình mà người tài xế lặng lẽ gánh vác. Xã hội không thể mãi gọi họ là “đối tác” để họ thiệt thòi về quyền lợi.

Chính sách an sinh xã hội không thể chỉ dành cho người có hợp đồng lao động. Đã đến lúc Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn cùng vào cuộc để thu hẹp khoảng trống chính sách, hướng tới một hệ thống an sinh toàn diện, công bằng và bao trùm - nơi mọi người lao động, dù đang làm gì và ở đâu, đều được đảm bảo quyền lợi tối thiểu.

Nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2025, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp Nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2025, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp

Dịp 30/4-1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Tư (ngày 30/4), đến hết Chủ nhật (ngày 4/5). Người ...

Người lao động khu vực ngoài nhà nước có được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày không? Người lao động khu vực ngoài nhà nước có được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày không?

Theo Điều 112 của Bộ Luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong 2 ngày lễ là ...

“Vạch mặt” fanpage du lịch giả mạo dịp lễ 30/4 – 1/5 “Vạch mặt” fanpage du lịch giả mạo dịp lễ 30/4 – 1/5

Trong thời đại số, nơi mọi thứ có thể được “tô vẽ” chỉ bằng vài cú click chuột, niềm tin trở thành thứ tài sản ...

Tin mới hơn

Bình tĩnh và tin tưởng vào công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bình tĩnh và tin tưởng vào công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 7, khóa XIII diễn ra trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang quyết liệt thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy. Không đơn thuần là một kỳ họp định kỳ, hội nghị lần này thực sự là điểm “bản lề” về tư duy, nhận thức và hành động của tổ chức Công đoàn.
Hướng dẫn mới về công đoàn xã và công đoàn đặc khu

Hướng dẫn mới về công đoàn xã và công đoàn đặc khu

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai về công đoàn xã, công đoàn đặc khu cụ thể như sau:
Truyền thông cho đoàn viên, người lao động là quá trình dẫn dắt cảm xúc và xây dựng niềm tin

Truyền thông cho đoàn viên, người lao động là quá trình dẫn dắt cảm xúc và xây dựng niềm tin

Bài nghiên cứu phân tích sự thay đổi trong hành vi tiếp cận thông tin của người lao động ngành Dệt May trong bối cảnh chuyển đổi số. Trên cơ sở phỏng vấn sâu, nhóm tác giả chỉ ra hiệu quả, rào cản và đề xuất giải pháp nâng cao truyền thông nội bộ. Truyền thông không chỉ là cung cấp thông tin, mà còn là quá trình tạo niềm tin và gắn kết người lao động với doanh nghiệp, công đoàn.

Tin tức khác

Đón đọc Tạp chí Lao động và Công đoàn số tháng 6/2025

Đón đọc Tạp chí Lao động và Công đoàn số tháng 6/2025

Tạp chí Lao động và Công đoàn tháng 6 với 100 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 10/6/2025 đến các cấp công đoàn trên toàn quốc.
Tháng Công nhân ở Huế: Lan tỏa trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động

Tháng Công nhân ở Huế: Lan tỏa trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động

Trong Tháng Công nhân 2025, các cấp công đoàn thành phố Huế đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân, chia sẻ và đồng hành với đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Tháng 5 khép lại bằng nhiều câu chuyện cảm động, thể hiện tinh thần nhân ái và sự gắn kết giữa tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động được lan tỏa mạnh mẽ.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - gửi thư chúc mừng các cán bộ, nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đang công tác tại các cơ quan báo chí của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Cuộc thi "Suy nghĩ hay, hành động đẹp": Khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Cuộc thi "Suy nghĩ hay, hành động đẹp": Khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Hơn 1.000 tác phẩm báo chí, video clip, ảnh nghệ thuật gửi về dự thi. Mỗi dòng chữ, mỗi khuôn hình, mỗi khuôn mặt hiện lên đều là một mảnh ghép sinh động cho bức tranh rộng lớn về công nhân lao động Thủ đô trong hành trình kiến tạo Hà Nội văn minh, hiện đại.
Tháng Công nhân ở Quảng Trị: Chia sẻ khó khăn, đồng hành vì người lao động

Tháng Công nhân ở Quảng Trị: Chia sẻ khó khăn, đồng hành vì người lao động

Tháng Công nhân năm 2025 ở Quảng Trị vừa khép lại với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Từ đó, nhiều đoàn viên, người lao động được các cấp công đoàn chăm lo chu đáo về vật chất cũng như tinh thần, tạo động lực để họ thi đua lao động sản xuất, góp sức xây dựng đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.
Giao Tổng LĐLĐ Việt Nam là đơn vị dự toán cấp I trong hệ thống tài chính công đoàn

Giao Tổng LĐLĐ Việt Nam là đơn vị dự toán cấp I trong hệ thống tài chính công đoàn

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 7, khóa XIII, đồng chí Đỗ Văn Chiến – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam – đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng về việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công đoàn trong quản lý tài chính.
Xem thêm