Thứ bảy 20/04/2024 05:09

Kinh nghiệm của một số quốc gia về chiến lược nhân lực hướng tới cuộc CMCN 4.0

Việc làm - tuyển dụng - PGS.TS. NGUYỄN AN NINH, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trên thực tế, những nước công nghiệp hóa hàng đầu hay các nước phát triển như nhóm G7, G20 đã cho thấy rõ họ sự chủ động và tích cực trong công cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) như thế nào. Kinh nghiệm của CMCN 3.0 giai đoạn sau (3 thập niên cuối của thế kỷ XX) đã gợi ý rằng, muốn chủ động trong các “làn sóng” CMCN, thì chính sách về phát triển nhân lực phải được quan tâm hàng đầu và cần có tư duy chiến lược mới về vấn đề này.

Chiến lược nhân lực hướng tới CMCN 4.0

Những nước hiện nay sớm đi vào CMCN 4.0, không chỉ là những nước phát triển, có tiềm lực về khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lý thị trường, tài chính… mà còn là những nước mới phát triển và đang phát triển. Trước tiên dẫn đầu vẫn là nhóm G7, với những tên tuổi quen thuộc như Đức, Mỹ, Nhật, Anh, Pháp…; song có cả những nước mới phát triển và ở tốp G20 như Israel, Hàn quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore; và có cả nhiều nước đang phát triển cũng rất quan tâm và có chiến lược hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp này.

Kinh nghiệm của một số quốc gia về chiến lược nhân lực hướng tới cuộc CMCN 4.0
Trên thực tế, những nước công nghiệp hóa hàng đầu hay các nước phát triển như nhóm G7, G20 đã cho thấy rõ họ chủ động và tích cực trong công cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Hình minh họa: kinhtedothi.vn.

Nhận thức chung về lợi ích và tác động từ CMCN 4.0 là khá thống nhất: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Hai yếu tố này đều liên quan trực tiếp đến nhân lực trình độ cao. Cho nên có thể khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ, khả năng tài chính và thể chế chính trị... nhưng đã có hàng chục nước xây dựng chiến lược phát triển nhân lực hướng tới CMCN 4.0.

Trước tính bất định của kinh tế - chính trị thế giới hiện nay: sau khủng hoảng tài chính kinh tế 2008 - 2018, đại dịch Covid-19 tiếp diễn cùng khá nhiều biến động chính trị khác, người ta cũng thấy rõ rằng, những cơ chế điều tiết toàn cầu và khu vực hiện nay không phải là giải pháp hữu hiệu trong giải quyết các vấn đề của tăng trưởng kinh tế và hội nhập. Biện pháp chủ yếu phải là tăng cường nội lực của nền kinh tế quốc gia (hoặc tập đoàn kinh tế) thông qua đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Nội lực mới là yếu tố quyết định để phát triển và hội nhập có hiệu quả. Theo đó, cần mạnh dạn tiến vào CMCN 4.0, không chỉ bằng đổi mới công nghệ sản xuất - dịch vụ mà quá trình quản trị phát triển cũng phải hướng tới nền quản trị số, chính phủ số. Và hiển nhiên, chuẩn bị nhân lực cho các quá trình này là việc phải được quan tâm hàng đầu.

Chính phủ hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất và đổi mới giáo dục - đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực thích ứng CMCN 4.0

“Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra”. Quy luật hình thành, phát triển giai cấp công nhân do Karl Marx khái quát vẫn tiếp diễn trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, hiện nay các chính phủ đều hỗ trợ đổi mới công nghệ trên mọi lĩnh vực để tạo ra “khuôn đúc” mới cho một lớp công nhân của CMCN 4.0.

CHLB Đức đang theo đuổi chiến lược “Industrie 4.0” (Công nghiệp 4.0) với các nội dung: đổi mới công nghệ, tăng ngân sách R&D, khuyến khích phát triển nhân lực và nhập cư lao động trình độ cao. Nhà nước CHLB Đức đã tăng ngân sách cho R&D; từ 2015- 2020, nước Đức đã chi khoảng 40 tỷ euro mỗi năm cho các mục tiêu: Tự động hóa sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh, đào tạo nhân lực để giải quyết việc thiếu lao động và cạnh tranh với lao động giá rẻ từ những “công xưởng thế giới” bằng lao động có kỹ năng mới và năng suất cao.

Kinh nghiệm của một số quốc gia về chiến lược nhân lực hướng tới cuộc CMCN 4.0
CHLB Đức đã tăng ngân sách cho R&D. Ảnh minh họa: iba.vn.

Chính phủ Mỹ đã tăng tài trợ cho R&D trong sản xuất, thực hiện “tái công nghiệp hóa” (reindustrialization) để “một lần nữa tập trung phát triển công nghiệp”. Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ hiện đại (gọi là "Internet công nghiệp") để tác động vào những ngành công nghiệp truyền thống và ưu tiên hơn cho công nghiệp cơ khí. Đồng thời từ 2012, Mỹ thành lập Liên minh lãnh đạo sản xuất thông minh (SMLC) để khuyến khích cộng tác phát triển ngành công nghiệp nền tảng, tiêu chuẩn hóa sản xuất theo công nghệ mới.

Chính phủ Hàn Quốc đã soạn thảo luật khuyến khích các sáng kiến tích hợp công nghệ thông tin (IT) vào những lĩnh vực chủ chốt như ô tô, đóng tàu, và các trung tâm phát minh sáng tạo để giúp thúc đẩy phát triển nhân lực và công nghệ. Chính phủ có kế hoạch cung cấp vốn cho hơn 2.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa để thúc đẩy thành lập "những nhà máy thông minh" - nơi dây chuyền sản xuất được tự động hóa hoàn toàn, máy móc và hệ thống thông minh được kết nối.

Trung Quốc đã khởi động chiến lược công nghiệp “Made in China 2025” với mục tiêu “một lần nữa trở thành công xưởng của thế giới” nhưng bằng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” thông qua xây dựng thương mại điện tử với hàng chục nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi. Các công nghệ tiên tiến như robot, cảm biến và trí tuệ nhân tạo... đang giúp Trung Quốc cải thiện khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Dự kiến, từ năm 2020, Trung Quốc có khả năng sản xuất 100.000 robot mỗi năm.

Doanh nghiệp tiên phong về công nghệ hiện đại, người lao động nỗ lực tự đào tạo, chính phủ hỗ trợ để “không ai bị bỏ lại phía sau”

Đang có sự thay đổi về chủ thể sáng tạo công nghệ.

Thực tế là hầu hết các công nghệ hiện đại của vài thập niên gần đây đều do các doanh nghiệp tư nhân, các viện nghiên cứu của các tập đoàn lớn phát minh, sáng chế. Nhìn vào sở hữu trí tuệ, bản quyền của các công nghệ mới gần đây, có thể thấy các tập đoàn hay doanh nghiệp tư nhân mới là chủ thể sáng tạo, sở hữu và sử dụng đa số thành tựu công nghệ mới trong CMCN 4.0. Trước tiên cần phải thấy rằng lợi nhuận là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy những sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân. Thêm vào đó, cuộc cạnh tranh trong tìm kiếm giá trị thặng dư, sự bùng nổ của những thành tựu khoa học và công nghệ, môi trường sáng tạo khá thuận lợi, chi phí khởi nghiệp khá thấp… là những nhân tố hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư ngày càng nhiều hơn vào phát triển công nghệ cho CMCN 4.0.

CMCN 4.0 với công nghệ mới cũng tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho mỗi người lao động. Nếu một công nhân bình thường có máy tính được nối mạng, có một số kiến thức lý thuyết cơ bản về nghề và ngoại ngữ thì cơ hội tiếp cận tri thức và nâng cao tay nghề khá rộng mở. Chi phí cho học tập, tự đào tạo thông qua các học liệu mở, các lớp trực tuyến, đào tạo từ xa khá vừa mức với thu nhập trung bình của người lao động hiện nay. Đó là cơ sở vật chất để nâng cao dân trí, phát triển nhân lực hiện đang khá phổ biến ở nhiều nước.

Kinh nghiệm của một số quốc gia về chiến lược nhân lực hướng tới cuộc CMCN 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 với công nghệ mới cũng tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho mỗi người lao động. Trong ảnh: Dây chuyền lắp ráp ô tô tại nhà máy của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN.

Nhìn chung, nỗ lực tự thân của người lao động, ý thức tự giác vươn lên trong bối cảnh mới cũng vẫn là một động lực bên trong để người công nhân phát triển. Đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhân lực vẫn là nhân tố thúc đẩy hàng đầu. “Lợi suất của kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng thúc đẩy hay bổ trợ cho quá trình số hóa, tự động hóa (bằng người máy hay bằng phần mềm - tức là trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học) cũng tăng mạnh. Trong khi đó, các kỹ năng truyền thống đã từng có vai trò quan trọng trong giai đoạn trước, song đang bị người máy thay thế, nên có lợi suất giảm mạnh”. Câu phỏng vấn của bộ phận tuyển dụng của một công ty nào đó, có thể sẽ không phải là: “Anh có kinh nghiệm nào về vị trí việc làm này không ?”; mà sẽ là: “Anh có kỹ năng lập trình cho công việc này không?”. Đó chính là một trong nhiều sự khác biệt của nhu cầu nhân lực của CMCN 4.0 so với trước đây.

Chính phủ hỗ trợ về chính sách để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong CMCN 4.0

Đào tạo nghề cho công nhân trong CMCG 4.0 được các chính phủ nhìn nhận là một dãy công nghệ tạo ra nhân lực. Nó bao gồm một dãy “thao tác” từ tạo nguồn đến đào tạo và sử dụng nhân lực, gồm: giáo dục tri thức kỹ năng cơ bản, định hướng nghề nghiệp sớm để tạo nguồn; đào tạo nghề theo yêu cầu của thị trường nhân lực và yêu cầu của phát triển công nghệ; quản lý nhân lực và tái đào tạo - phát triển nhân lực theo chu kỳ công nghệ …

Xu hướng chung là hài hòa giữa thực tế doanh nghiệp với tính hàn lâm của nhà trường và chú ý phát triển năng lực của người học nghề. Nhà nước tiên liệu nhu cầu nhân lực, xác định chiến lược tổng thể; thị trường xác định nhu cầu về số lượng - chất lượng nhân lực; người lao động tự giác, chủ động lựa chọn nghề mà mình sở thích; cơ sở đào tạo ký hợp đồng đào tạo liên thông với doanh nghiệp, người sử dụng nhân lực đảm bảo “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” tuân thủ các yêu cầu của pháp luật về sử dụng lao động… Tất cả các quan hệ này được điều tiết bằng cả “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”. Trong đó “bàn tay vô hình” - nhu cầu của thị trường lao động là cơ sở của đào tạo, “bàn tay hữu hình” - nhà nước kiểm tra, điều tiết, hỗ trợ quá trình sử dụng lao động thông qua các luật về lao động và hệ thống an sinh xã hội.

Ở CHLB Đức, nhà nước có một “Chiến lược số hóa” để kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp, người lao động trong đào tạo, sử dụng nhân lực. Thông qua internet, nhu cầu của thực tế sản xuất với hướng đào tạo của nhà trường và công việc mà người lao động lựa chọn đã diễn ra gần như tức thì. Có vài chục ngành nghề được nhà nước lựa chọn để tiếp cận sớm với CMCN 4.0, từ đó xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra gồm những chuẩn kiến thức, kỹ năng, công nghệ đủ để đáp ứng thực tế. Nhà trường cung cấp khối kiến thức lý thuyết cơ bản (để người lao động tự đào tạo trong tương lai) cùng với việc tăng tỷ lệ thực hành với công nghệ mới. Người học có thể lựa chọn hình thức đào tạo toàn bộ tại trường hoặc chỉ đào tạo cơ bản, sau đó chuyên sâu theo yêu cầu doanh nghiệp. Các công ty cung cấp kỹ năng thực tế phù hợp với công nghệ sản xuất hiện đại và có trách nhiệm đóng góp một phần chi phí trực tiếp cho việc đào tạo thực hành. Thời lượng thực hành của người học nghề theo tiêu chuẩn của Châu Âu thường là trên 40%.

Kinh nghiệm của một số quốc gia về chiến lược nhân lực hướng tới cuộc CMCN 4.0
Cần chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu việc làm. Trong ảnh: Kỹ sư Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao TP.HCM làm việc với sự hỗ trợ của robot. Nguồn: dubaonhanluchcmc.gov.vn

Chính phủ Singapore đã khuyến khích học sinh chọn học nghề thay cho mục tiêu chỉ vào đại học. 65% học sinh đã chọn các trường nghề, viện kỹ thuật sau trung học. Năm 2015, Singapore khởi động chương trình quốc gia Skills Future, trong đó có quy chuẩn công nhận việc thành thạo một kỹ năng nhất định (nấu ăn, lập trình, sửa chữa - chế tạo máy…) mà người học đạt được cũng tốt như thành tích kiếm được một tấm bằng đại học.

Nhật Bản đẩy mạnh hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh sau trung học phổ thông. Vào đầu tháng 06/2016, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua chương trình giáo dục mới dành cho học sinh phổ thông. Trong đó, tất cả các học sinh cấp 2 của các trường công tại Nhật Bản sẽ bắt buộc phải học lập trình ngay từ đầu cấp. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp được xây dựng bài bản, cung cấp dịch vụ đào tạo cho người học, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Có một quy luật chung của các cuộc CMCN là tính chủ động tăng dần, tính tự phát giảm dần theo thời gian. Hiện nay, những quốc gia có bước tiến dài vào CMCN 4.0 thời gian qua không chỉ bởi họ có tiềm lực công nghệ, tài chính… mà trước hết là do họ có ý thức rõ và có chiến lược toàn diện cho cuộc cách mạng này.

Tài liệu tham khảo:

1. Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Báo cáo Tổng hợp cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách với Việt Nam, 11 / 2016.

2. K.Marx và F.Engels, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 4.

3. TS. Lộc Thị Thủy, Các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc sau 5 năm thực hiện kế hoạch “Made in China 2025”, Tạp chí Cộng sản, 3/2021.

4. TS.Mai Văn Tỉnh, Giáo dục đại học nghề nghiệp ở châu Âu có đặc trưng cấu trúc thế nào, tạp chí Giáo dục Việt Nam, 2/ 2018.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo cáo Cách mạng công nghiệp 4.0, bản trình Chính phủ , 2017.

Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trong những năm qua, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng nhu ...

Còn khó khăn để tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 Còn khó khăn để tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0

Khi cả thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, manh nha cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ năm, ...

Những biến đổi tích cực trong cơ cấu giai cấp công nhân nước ta hiện nay Những biến đổi tích cực trong cơ cấu giai cấp công nhân nước ta hiện nay

Tác động của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế và sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tạp chí Lao động và Công đoàn tuyển dụng viên chức năm 2024

Việc làm - tuyển dụng -

Tạp chí Lao động và Công đoàn tuyển dụng viên chức năm 2024

Tạp chí Lao động và Công đoàn có nhu cầu tuyển dụng 08 viên chức năm 2024.

Gia tăng niềm tin về thị trường lao động minh bạch

Nhịp cầu lao động -

Gia tăng niềm tin về thị trường lao động minh bạch

Trong bối cảnh các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người lao động gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối cung – cầu lao động, Ngày hội việc làm cho lao động nữ 2024 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, đã đem lại niềm tin về hoạt động tuyển dụng minh bạch, tin cậy.

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị tuyển dụng nhiều vị trí việc làm

Việc làm - tuyển dụng -

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị tuyển dụng nhiều vị trí việc làm

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đang tuyển 16 lao động ở nhiều vị trí thông qua xét hồ sơ, kết hợp phỏng vấn trực tiếp.

Tổng Công ty May 10 tuyển hàng trăm nhân sự các vị trí

Việc làm - tuyển dụng -

Tổng Công ty May 10 tuyển hàng trăm nhân sự các vị trí

Tổng Công ty May 10 đang có nhu cầu tuyển dụng hàng trăm nhân sự các vị trí.

Cơ hội việc làm mới cho các bạn trẻ chuyên ngành điều dưỡng

Việc làm - tuyển dụng -

Cơ hội việc làm mới cho các bạn trẻ chuyên ngành điều dưỡng

Vạn Phúc Care đang có nhu cầu tuyển dụng hơn 20 chuyên viên chăm sóc bé, làm việc tại khu vực Hà Nội, TP.HCM. Ứng viên sẽ là những điều dưỡng viên, trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé - đây là cơ hội nghề nghiệp mới cho các bạn trẻ chuyên ngành điều dưỡng.

Công ty CP Hóa dược mỹ phẩm Newway tuyển hàng chục vị trí việc làm

Việc làm - tuyển dụng -

Công ty CP Hóa dược mỹ phẩm Newway tuyển hàng chục vị trí việc làm

Công ty CP Hóa dược mỹ phẩm Newway tuyển nhân viên kinh doanh, content social, vận hành gian hàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D).

Bản tin công nhân: 2 trường hợp lao động nữ nuôi con nhỏ được nhận thêm tiền Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: 2 trường hợp lao động nữ nuôi con nhỏ được nhận thêm tiền

Bản tin công nhân ngày 19/04: Công ty Dệt Hòa Khánh trả nợ bảo hiểm xã hội, người lao động "mừng rớt nước mắt"; Cục An ninh mạng: Lao động nên cẩn trọng với app cho vay; Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ? 2 trường hợp lao động nữ nuôi con nhỏ được nhận thêm tiền...

Lịch nghỉ 30/4-1/5 của người lao động đi làm thứ 7 Tôi công nhân

Lịch nghỉ 30/4-1/5 của người lao động đi làm thứ 7

Theo lịch thông thường, nếu người lao động làm việc tại doanh nghiệp vẫn làm việc ngày thứ Bảy thì sẽ chỉ được nghỉ hai ngày 30/4 - 1/5 và không được nghỉ bù vào các ngày khác.

Talk Công đoàn: Trả lời câu hỏi vào nghiệp đoàn để được gì? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Trả lời câu hỏi vào nghiệp đoàn để được gì?

Đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội chia sẻ về hoạt động của Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội và kinh nghiệm thu hút lao động phi chính thức tham gia công đoàn.

Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024 Pháp luật lao động

Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024

Bảng lương mới của giáo viên năm 2024 sẽ thay đổi theo cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Bản tin công nhân: Tuyển lao động nam cao trên 1m58, không xăm mình đi Nhật, lương 35 triệu Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Tuyển lao động nam cao trên 1m58, không xăm mình đi Nhật, lương 35 triệu

Bản tin công nhân ngày 18/4/2024: Tuyển lao động nam cao trên 1m58, không xăm mình đi Nhật, lương 35 triệu; Lương chưa tăng giá phòng đã tăng 2 triệu đồng, lao động quyết bỏ phố; Lao động trẻ dễ mất việc hơn người trung niên, nguyên nhân bất ngờ...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

BAGACORP tuyển nhân viên có kinh nghiệm, đi làm ngay

Việc làm - tuyển dụng -

BAGACORP tuyển nhân viên có kinh nghiệm, đi làm ngay

Công ty CP BAGA Việt Nam (BAGACORP) chuyên kinh doanh phân phối vật tư chống sét, thiết bị điện, vật tư phụ kiện, đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân sự.

VietinBank tuyển dụng tập trung đợt 1 năm 2024

Nhịp cầu lao động -

VietinBank tuyển dụng tập trung đợt 1 năm 2024

Nếu bạn khao khát phát triển năng lực, rèn luyện tư duy, nâng tầm sự nghiệp tại một tổ chức uy tín với chế độ đãi ngộ hấp dẫn, cạnh tranh và môi trường làm việc trẻ trung, năng động, hãy đăng ký ngay hôm nay để cùng gia nhập VietinBank.

Hơn 2.300 cơ hội việc làm cho sinh viên

Việc làm - tuyển dụng -

Hơn 2.300 cơ hội việc làm cho sinh viên

Festival tuyển dụng thanh niên năm 2024 tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á thu hút 41 đơn vị tham gia với 2.356 chỉ tiêu việc làm. Rất nhiều sinh viên đã tìm được những vị trí thực tập sinh, việc làm bán thời gian phù hợp với ngành học.

Công ty TNHH Dreamtech Việt Nam tuyển 2.000 công nhân đi làm ngay

Việc làm - tuyển dụng -

Công ty TNHH Dreamtech Việt Nam tuyển 2.000 công nhân đi làm ngay

Do nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất, Công ty TNHH Dreamtech Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng 2.000 công nhân lao động nam nữ, không yêu cầu bằng cấp, đi làm ngay.

Taxi Xanh SM tuyển 500 tài xế ở Quảng Bình, Quảng Trị

Việc làm - tuyển dụng -

Taxi Xanh SM tuyển 500 tài xế ở Quảng Bình, Quảng Trị

Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (Taxi Xanh SM) có nhu cầu tuyển dụng 500 tài xế làm việc tại chi nhánh Quảng Bình và Quảng Trị.

Tăng lương "chưa từng có tiền lệ" để hút lao động

Nhịp cầu lao động -

Tăng lương "chưa từng có tiền lệ" để hút lao động

Gần 2 tuần sau khi áp dụng chính sách tăng lương “chưa từng có tiền lệ”, Công ty TNHH MTV Kad Industrial SA Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) đã tuyển được 1/3 số lao động mong muốn.

Tuyển 120 điều dưỡng viên học tập và làm việc tại CHLB Đức

Việc làm - tuyển dụng -

Tuyển 120 điều dưỡng viên học tập và làm việc tại CHLB Đức

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) tuyển 120 điều dưỡng viên sang học tập và làm việc tại CHLB Đức, nhận hồ sơ từ 06/3 - 05/5/2024.

Tuyển dụng nhân sự vận hành đường sắt đô thị Hà Nội

Nhịp cầu lao động -

Tuyển dụng nhân sự vận hành đường sắt đô thị Hà Nội

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội tuyển nhiều nhân sự làm việc tại tuyến Đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội.

Tập đoàn xây dựng Minh Đức tuyển nhân viên

Việc làm - tuyển dụng -

Tập đoàn xây dựng Minh Đức tuyển nhân viên

Tập đoàn xây dựng Minh Đức có 6 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, hiện đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí.

3000 cơ hội việc làm tại Công ty Cổ phần May Minh Anh Kim Liên

Việc làm - tuyển dụng -

3000 cơ hội việc làm tại Công ty Cổ phần May Minh Anh Kim Liên

Kín đơn hàng đến hết năm 2024 và cơ bản đủ đơn hàng cho năm 2025, Công ty Cổ phần May Minh Anh Kim Liên (Nghệ An) đang có nhu cầu tuyển dụng 3000 lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.