Kiến nghị xem xét mô hình công đoàn khu vực khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp
Công đoàn

Kiến nghị xem xét mô hình công đoàn khu vực khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp

Hà Vy
Tác giả: Hà Vy
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 7 (khóa XIII) diễn ra ngày 9/6/2025, vấn đề tổ chức bộ máy công đoàn trong bối cảnh sắp xếp chính quyền địa phương hai cấp đã được nhiều địa phương có đông công nhân lao động và khu công nghiệp kiến nghị đến Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Cán bộ được sắp xếp ra sao sau khi giải thể tổ chức Công đoàn trong cơ quan nhà nước?

Tại Hội nghị, các cán bộ công đoàn cho rằng khi thực hiện tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 60-NQ/TW và Hướng dẫn 31-HD/BTCTW về thành lập tổ chức Đảng sau sáp nhập, cần nghiên cứu mô hình hoạt động phù hợp với đặc thù công đoàn - nhất là ở các địa phương có đông công nhân lao động.

Kiến nghị xem xét đặc thù tổ chức Công đoàn khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp
Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (ngoài cùng, bên phải) dự hội nghị, lắng nghe kiến nghị của cán bộ công đoàn. Ảnh: Mai Dung

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang - đồng chí Nguyễn Văn Cảnh - đã nêu một thực tế đáng suy ngẫm: sáp nhập đơn vị hành chính, tinh gọn đầu mối, nhưng lại có nguy cơ "khoảng trống" về công đoàn ở cơ sở khi các công đoàn cấp huyện, thị xã - vốn là cấp “trực tiếp cơ sở” - ngừng hoạt động.

Để công đoàn sâu sát nắm bắt tình hình đoàn viên, người lao động, đồng chí đề xuất mô hình “công đoàn liên cụm xã” hoặc “công đoàn liên khu công nghiệp” - một hướng đi nhằm tận dụng tính linh hoạt trong tổ chức để thích nghi với địa bàn mới.

Đây có thể là mô hình trung gian phù hợp, vừa không đi ngược với chủ trương tinh gọn, sắp xếp bộ máy của Trung ương, vừa giữ được khả năng bám sát thực tế doanh nghiệp - nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của tổ chức Công đoàn.

Kiến nghị xem xét đặc thù tổ chức Công đoàn khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp

Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 7 (khoá XIII) diễn ra tại thành phố Hải Phòng. Ảnh: Hương Diệp

Đề xuất này cũng đặt ra vấn đề cần quan tâm: nếu doanh nghiệp là “mặt trận chính” của tổ chức Công đoàn, thì tổ chức Công đoàn cũng phải có mô hình đặc thù - không rập khuôn theo tính chất hành chính.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - đồng chí Nguyễn Thị Như Ý cho biết, địa phương có hơn 800.000 đoàn viên, gần 3.000 công đoàn cơ sở, do vậy nếu không có mô hình phù hợp đặc thù công đoàn, sẽ khó bám sát được cơ sở.

Khi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ngừng hoạt động, các chức năng nhiệm vụ như hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động, đào tạo cán bộ công đoàn mới, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, thu tài chính công đoàn sẽ giao hết cho cấp tỉnh. Trong khi lực lượng quá mỏng, nếu để cấp cơ sở tự lo thì chưa đủ năng lực.

Đồng chí cho rằng nghiên cứu mô hình “công đoàn khu vực” - một mô hình linh hoạt theo địa bàn cụm, khu công nghiệp là cần thiết vì không chỉ giúp duy trì hiệu quả hoạt động mà còn phù hợp với mô hình sản xuất theo chuỗi, cụm ngành hiện nay.

Là địa phương có số đoàn viên đông, có tới 17 khu công nghiệp, khu chế xuất..., TP Hồ Chí Minh đứng trước một thực tế: nếu không mô hình phù hợp thì sự kết nối giữa cấp trên và công đoàn cơ sở sẽ rất khó khăn.

Kiến nghị xem xét đặc thù tổ chức Công đoàn khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp
Đồng chí Vũ Thế Vân - Chủ tịch Công đoàn các Khu chế xuất và Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (thứ 3 từ trái qua) tiếp nhận bảng tượng trưng từ các đơn vị ủng hộ chương trình “Bếp ấm Công đoàn”. Ảnh: CĐ

Đồng chí Vũ Thế Vân - Chủ tịch Công đoàn các Khu chế xuất và Công nghiệp TP Hồ Chí Minh nêu: “Hoạt động công đoàn không thể chỉ theo mệnh lệnh hành chính”.

Đồng chí minh chứng, một công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp lớn có thể có hàng trăm ngàn đoàn viên - đây là thực tiễn rất khác so với nhiều mô hình tổ chức chính trị - xã hội khác.

Đồng chí đề xuất nghiên cứu mô hình công đoàn linh hoạt theo cụm công nghiệp, doanh nghiệp lớn, cụm ngành nghề, không phải là một cấp về mặt hành chính.

Điểm chung trong đề xuất trên đều đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục xem xét, nghiên cứu, kiến nghị cấp có thẩm quyền về mô hình phù hợp với đặc thù công đoàn, khi thực hiện chính quyền hai cấp. Sắp xếp bộ máy công đoàn vừa đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, vừa giữ được vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.

Liên quan đến kiến nghị của đại diện công đoàn các địa phương, đại diện lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, ý kiến của các cán bộ công đoàn là rất tâm huyết, trách nhiệm, bám sát vào chỉ đạo của Trung ương đối với sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp thu, nghiên cứu trên cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở pháp lý, trong đó có tính chất đặc thù của công đoàn so với các tổ chức chính trị - xã hội khác để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ba địa phương đều đặt ra chung một thực tế: công đoàn cần mô hình tổ chức vượt khỏi ranh giới hành chính, chuyển dịch theo hướng bám sát doanh nghiệp, ngành nghề, cụm sản xuất. Tư duy này bám sát vào chỉ đạo mà Đảng đã đặt ra trong các nghị quyết gần đây: đảm bảo tính độc lập tương đối của các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có công đoàn.

Nên chăng, việc xây dựng mô hình tổ chức công đoàn bên cạnh việc theo “phân cấp địa phương”, còn xem xét từ góc độ “phân tầng theo chuỗi lao động” - nơi các cấp tổ chức được phân bố theo vai trò chuyên môn và mật độ đoàn viên, chứ không đơn thuần theo địa giới hành chính.

Tin mới hơn

Bình tĩnh và tin tưởng vào công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bình tĩnh và tin tưởng vào công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 7, khóa XIII diễn ra trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang quyết liệt thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy. Không đơn thuần là một kỳ họp định kỳ, hội nghị lần này thực sự là điểm “bản lề” về tư duy, nhận thức và hành động của tổ chức Công đoàn.
Hướng dẫn mới về công đoàn xã và công đoàn đặc khu

Hướng dẫn mới về công đoàn xã và công đoàn đặc khu

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai về công đoàn xã, công đoàn đặc khu cụ thể như sau:
Truyền thông cho đoàn viên, người lao động là quá trình dẫn dắt cảm xúc và xây dựng niềm tin

Truyền thông cho đoàn viên, người lao động là quá trình dẫn dắt cảm xúc và xây dựng niềm tin

Bài nghiên cứu phân tích sự thay đổi trong hành vi tiếp cận thông tin của người lao động ngành Dệt May trong bối cảnh chuyển đổi số. Trên cơ sở phỏng vấn sâu, nhóm tác giả chỉ ra hiệu quả, rào cản và đề xuất giải pháp nâng cao truyền thông nội bộ. Truyền thông không chỉ là cung cấp thông tin, mà còn là quá trình tạo niềm tin và gắn kết người lao động với doanh nghiệp, công đoàn.

Tin tức khác

Đón đọc Tạp chí Lao động và Công đoàn số tháng 6/2025

Đón đọc Tạp chí Lao động và Công đoàn số tháng 6/2025

Tạp chí Lao động và Công đoàn tháng 6 với 100 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 10/6/2025 đến các cấp công đoàn trên toàn quốc.
Tháng Công nhân ở Huế: Lan tỏa trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động

Tháng Công nhân ở Huế: Lan tỏa trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động

Trong Tháng Công nhân 2025, các cấp công đoàn thành phố Huế đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân, chia sẻ và đồng hành với đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Tháng 5 khép lại bằng nhiều câu chuyện cảm động, thể hiện tinh thần nhân ái và sự gắn kết giữa tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động được lan tỏa mạnh mẽ.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - gửi thư chúc mừng các cán bộ, nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đang công tác tại các cơ quan báo chí của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Cuộc thi "Suy nghĩ hay, hành động đẹp": Khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Cuộc thi "Suy nghĩ hay, hành động đẹp": Khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Hơn 1.000 tác phẩm báo chí, video clip, ảnh nghệ thuật gửi về dự thi. Mỗi dòng chữ, mỗi khuôn hình, mỗi khuôn mặt hiện lên đều là một mảnh ghép sinh động cho bức tranh rộng lớn về công nhân lao động Thủ đô trong hành trình kiến tạo Hà Nội văn minh, hiện đại.
Tháng Công nhân ở Quảng Trị: Chia sẻ khó khăn, đồng hành vì người lao động

Tháng Công nhân ở Quảng Trị: Chia sẻ khó khăn, đồng hành vì người lao động

Tháng Công nhân năm 2025 ở Quảng Trị vừa khép lại với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Từ đó, nhiều đoàn viên, người lao động được các cấp công đoàn chăm lo chu đáo về vật chất cũng như tinh thần, tạo động lực để họ thi đua lao động sản xuất, góp sức xây dựng đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.
Giao Tổng LĐLĐ Việt Nam là đơn vị dự toán cấp I trong hệ thống tài chính công đoàn

Giao Tổng LĐLĐ Việt Nam là đơn vị dự toán cấp I trong hệ thống tài chính công đoàn

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 7, khóa XIII, đồng chí Đỗ Văn Chiến – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam – đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng về việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công đoàn trong quản lý tài chính.
Xem thêm