e magazine
24/10/2020 16:15
Không chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động dù khó khăn

24/10/2020 16:15

Tiếp tục cắt giảm chi phí để bù đắp tình trạng thua lỗ, thâm hụt tài chính, trong đó có chi phí nhân lực, tiền lương nhưng Vietnam Airlines vẫn thực hiện chủ trương không để người lao động (NLĐ) mất việc làm.
Không chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động dù khó khăn

Tiếp tục cắt giảm chi phí để bù đắp tình trạng thua lỗ, thâm hụt tài chính, trong đó có chi phí nhân lực, tiền lương nhưng Vietnam Airlines vẫn thực hiện chủ trương không để người lao động (NLĐ) mất việc làm.

Không chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động dù khó khăn

Sau khi có ý kiến của Công đoàn, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tiếp tục giảm lao động theo quy mô khai thác nhưng không chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ. Trong quý III/2020, Vietnam Airlines đã bố trí NLĐ làm việc tự nguyện không hưởng lương, làm việc bán thời gian, nghỉ luân phiên. Đồng thời đưa ra những chính sách nhằm đảm bảo đời sống NLĐ trong giai đoạn khó khăn, giữ gìn nguồn nhân lực sẵn sàng nắm bắt thị trường khi phục hồi.

Theo Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, hằng tháng Công đoàn tích cực tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách sử dụng nhân lực, tiền lương và nỗ lực tìm phương án đảm bảo tối đa quyền lợi NLĐ, hạn chế thấp nhất việc cắt giảm lao động. Công đoàn tham mưu với chính quyền đảm bảo chế độ giãn việc; đảm bảo các chế độ, chính sách cho NLĐ khi bị cắt giảm. Đồng thời kiến nghị với chính quyền quan tâm đến lao động nữ, lao động có con nhỏ, lao động gặp nhiều khó khăn…

Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay, doanh thu của Tổng Công ty giảm 50.000 tỷ đồng, lỗ 15.000 tỷ đồng. Do tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, từ tháng 8/2020, Tổng Công ty phải tiếp tục áp dụng chính sách tiết giảm nhân lực thắt chặt hơn so với giai đoạn trước.

Hiện nay, áp lực thiếu hụt dòng tiền với Vietnam Airlines vẫn chưa kết thúc khi các chuyến bay thương mại quốc tế chưa khai thác trở lại bình thường, bao gồm các thị trường vốn được coi là “đường bay vàng” của Vietnam Airlines.

Không chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động dù khó khăn

Trong 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines đã cắt giảm hơn 5.000 tỷ đồng chi phí, trong đó có chi phí nhân lực, tiền lương. Trong tháng 4/2020, Vietnam Airlines mỗi ngày chỉ thực hiện bay 3 chuyến để phục vụ những mục tiêu thiết yếu. Có đến 80% NLĐ phải thay nhau ngưng/nghỉ việc hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động. Vietnam Airlines cũng tạm ngừng sử dụng phi công, tiếp viên nước ngoài.

Theo thống kê của Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, từ tháng 03/2020 - 7/2020, Tổng Công ty và một số đơn vị trực thuộc đã có hàng ngàn NLĐ phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương… Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Sân bay Nội Bài (NASCO), Công ty Cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS), Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Sân bay Đà Nẵng (MASCO), Công ty Cổ phần Cung ứng và Xuất nhập khẩu lao động hàng không (ALS), Pacific Airlines... Tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Skypec, có 112 người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hơn 1.000 người ngừng việc…

Không chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động dù khó khăn
Công đoàn Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam hỗ trợ người lao động

Nhằm hỗ trợ NLĐ vượt qua khó khăn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty và Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty đã ký ban hành Quy chế phối hợp lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-l9 (gọi tắt là Quỹ Covid-19). Trong tháng 9/2020, Tổng Công ty và Công đoàn tập trung hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập do phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, không có thu nhập khác nhưng chưa được hưởng hỗ trợ từ Quỹ Phúc lợi của Tổng Công ty với mức chi 1.000.000 đồng/1 người/1 tháng. Tổng số tiền hỗ trợ là 4.006.000.000 đồng. Trong đó 1 tỷ đồng được trích từ tài chính công đoàn.

Danh sách người lao động ở các công đoàn cơ sở (CĐCS) được hỗ trợ đợt 1 gồm: CĐCS Đoàn tiếp viên: 1,656 tỉ đồng; CĐCS MASCO: 1,334 tỉ đồng; CĐCS PA: 836 triệu đồng; CĐCS NCS: 133 triệu đồng; CĐCS VACS: 38 triệu đồng; CĐCS SABRE-VN: 9 triệu đồng.

Công đoàn trợ cấp cho 189 người lao động, thân nhân người lao động với số tiền 2,352 tỉ đồng. Các Công đoàn trực tiếp trên cơ sở, CĐCS chủ động với nguồn quỹ đã thăm hỏi, tặng quà cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bằng hiện vật, bằng tiền giá trị hàng tỉ đồng. Công đoàn các đơn vị cũng đã dành kinh phí hỗ trợ, chăm lo cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, Ban Thường vụ Công đoàn Công ty Skypec đã quyết định chi 1.294.600.000 đồng hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng việc làm do dịch Covid-19.

Không chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động dù khó khăn

Theo ông Dương Trí Thành - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam: “Giữa bối cảnh khó khăn của ngành Hàng không, Vietnam Airlines tiếp tục đặt ra những giá trị trong giai đoạn 2021 – 2025. Với mục tiêu giữ thị phần số 1 tại nội địa Việt Nam, Vietnam Airlines đã xây dựng kế hoạch không ngừng nâng cấp và cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng; tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hiệu quả, nhiều cơ hội phát triển cho người lao động. Do vậy, người lao động được coi là một nguồn tài sản quý của doanh nghiệp nên dù khó khăn, doanh nghiệp vẫn không chấm dứt hợp đồng với người lao động”.

Bài: Duy Minh
Ảnh: Duy Minh, CĐ, Skypec
Đồ họa: Duy Minh

Xem phiên bản di động