Khó khăn trong tuyển dụng lao động ngành in

Hiện nay cả nước có trên 25.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký hoạt động in, đóng góp trên 94.000 tỉ đồng vào doanh thu toàn ngành. Công nghệ, thiết bị cho ngành In được một số cơ sở in đầu tư hiện đại hơn, có giá trị từ vài chục tỉ đến hơn một trăm tỉ đồng/máy, điều kiện lao động thuận lợi nhưng nghịch lý ngành In lại là ngành rất khó tuyển dụng lao động trong giai đoạn hiện tại.

Thiếu nguồn nhân lực

Trong số 25.000 DN đăng ký hoạt động in, chỉ có 2.072 cơ sở in cấp giấy phép hoạt động và được phân bố theo vùng, cụ thể: TP Hà Nội có 270 cơ sở, TP Hồ Chí Minh có 572 cơ sở, Tây Bắc Bộ có 46 cơ sở, Đông Bắc Bộ có 127 cơ sở, Đồng bằng sông Hồng (không bao gồm Hà Nội) có 205 cơ sở, Bắc Trung Bộ có 105 cơ sở, Nam Trung Bộ có 118 cơ sở, Tây Nguyên có 88 cơ sở, Đông Nam Bộ (không bao gồm TP Hồ Chí Minh) có 262 cơ sở (trong đó Bình Dương là 184 cơ sở), Đồng bằng sông Cửu Long có 280 cơ sở. Trong đó có 135 cơ sở in Trung ương; 1.938 cơ sở in ở địa phương. Hiện nay, toàn ngành có khoảng 62.000 lao động tạo công ăn việc làm cho khoảng 20 vạn lao động phụ trợ.

Thời gian qua, ngành In mặc dù gặp nhiều khó khăn song vẫn duy trì nhịp độ phát triển, có bước tăng trưởng cả về quy mô và số lượng. Số lượng cơ sở in tăng đều hằng năm từ 5% - 7%, năm 2020 hiện có trên 2.000 cơ sở. Số DN thuộc ngành gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thế nhưng mỗi năm, các cơ sở đào tạo nhân lực ngành In chỉ mới đáp ứng được 1/10 nhu cầu nhân lực của ngành. Khó khăn trong tuyển dụng lao động ngành in

Nam công nhân làm việc trong Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ.

Ông Đoàn Đắc Trưởng, Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ cho rằng: “Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN in; sản lượng, công việc, doanh thu của DN giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của NLĐ”.

Bên cạnh đó, ngành In lại đang diễn ra tình trạng rất thiếu nguồn lao động, kể cả lao động chất lượng cao được đào tạo bài bản và lao động phổ thông. Nhiều DN in đã chủ động phối hợp để tuyển sinh tự đào tạo lao động nhưng vẫn chưa khắc được tình trạng thiếu lao động sản xuất.

Khó khăn trong tuyển dụng lao động ngành in

Trên thực tế, cơ sở vật chất và công nghệ cho ngành In đã được đầu tư hiện đại nhưng vẫn không thu hút được lao động.

Ngành In Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã và đang đối mặt với những khó khăn, thử thách trước xu thế cạnh tranh ngày một lớn hơn, công nghệ in truyền thống đang bị tác động, thay đổi trước sự phát triển nhanh về công nghệ thông tin… Do đó, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành In cũng xuống thấp. Số lượng đào tạo các cấp trình độ của ngành không đủ đáp ứng nhu cầu nhân lực trên thực tế mỗi năm.

Lý giải nguyên nhân

Nhu cầu tuyển dụng lao động đối với DN luôn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Những yêu cầu NLĐ đặt ra đôi khi không ăn khớp với đòi hỏi và điều kiện của DN. Đối với những cơ sở đào tạo nghề, nơi được các DN trông chờ, tin tưởng đặt hàng trải thảm mà vẫn đỏ mắt chờ đợi bởi số người đến tham gia học quá ít, thậm chí dù đã tham gia học nhưng được vài tháng sau lại bỏ. Trong khi đó, lao động phổ thông lại có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp đến từ các DN ở những lĩnh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, bán lẻ. Chính vì thế, công tác tuyển dụng lao động làm trong các công ty in ấn thời gian qua ở Hà Nội nói riêng, các địa phương khác nói chung chưa thực sự thể hiện tính ổn định, bền vững của thị trường lao động hiện nay.

Khó khăn trong tuyển dụng lao động ngành in

Công nhân làm việc trong xưởng in theo ca kíp cũng khá vất vả.

Bên cạnh đó, ông Đoàn Đắc Trưởng cũng lý giải: "Thực tế, thu nhập và mức lương của ngành In không hề thấp. Như ở Công ty In Tiến Bộ có hơn 1.600 nhân viên với mức lương bình quân 11 triệu đồng/ tháng, xe đưa đón, ăn trưa, phúc lợi đầy đủ nhưng nhiều công ty vẫn khó khăn trong việc thu hút lao động, đặc biệt là lao động phổ thông.

Tuy nhiên, NLĐ có bằng cấp lại "kén cá chọn canh", đặc biệt là với những lao động mới ra trường thường chạy theo những công việc thời thượng, có xu thế hơn. Mặc dù có khi cầm mấy bằng đại học nhưng chưa xin được công việc như ý nên họ cũng chấp nhận chờ thời hơn là gắn bó với các xưởng in như thế này.

Khó khăn trong tuyển dụng lao động ngành in

Công nghiệp in dù thừa đầu ra vẫn không thu hút được lao động.

Bài viết: K. Nguyệt Minh - Ngọc Châm

Niềm tin tâm linh Niềm tin tâm linh

Việc lãnh đạo Hà Nội giao các bên liên quan xác minh làm rõ thông tin hoạt động có tính chất dị đoan với nhiều ...

Bài 2: Công ty Green Vina bị bà bầu tố ép nghỉ việc Bài 2: Công ty Green Vina bị bà bầu tố ép nghỉ việc

Sau bài báo “Công ty Green Vina bị công nhân tố...”, đã có nhiều công nhân bà bầu- đang nuôi con nhỏ đã liên hệ ...

Nhiều vị trí việc làm tại Đà Nẵng tìm người lao động Nhiều vị trí việc làm tại Đà Nẵng tìm người lao động

Trong “Ngày hội việc làm” năm 2021 tại Đà Nẵng, hàng ngàn vị trí tuyển dụng tìm người lao động. Đây là dịp để những ...