
![]() |
Cô giáo dạy văn trên Tik Tok Ngô Thúy Trình khi đã ở lứa tuổi U80 . Ảnh cắt từ video. |
Động lực của cô thực hiện điều này là để học sinh không “học văn theo công thức” dẫn tới tâm lý học chống đối, ghét văn, sợ văn.
Cô Trình bắt đầu “sự nghiệp” dạy văn trên Tik Tok của mình ở tuổi 74. Cô nâng đời iPhone, mua thêm các thiết bị hỗ trợ quay video để dạy học miễn phí trên nền tảng mạng xã hội. Mong mỏi của cô đơn giản là làm môn văn trở nên dễ gần, dễ tiếp cận và dễ cảm hơn với học sinh trên cả nước.
Ngay ở video đầu tiên, dù góc máy quay còn chưa thâu được trọn bảng, cô thu về 350 ngàn lượt xem. Liên tiếp sau đó, nhiều bài giảng của cô cán mốc “triệu view” mà nhiều người làm nội dung mơ ước.
Xem các video của cô Trình, dễ thấy, hình ảnh dạy học của cô mô phạm cổ điển: Một cái bảng, một cái thước cầm tay khi giảng bài và một cuốn sách giáo khoa. Cô Trình không dạy công thức dập khuôn như nhiều người đã dạy. Cô dạy học sinh cảm thụ câu văn, câu thơ để đưa ra những nhận định từ rung động của cá nhân.
Cách dạy của cô Trình có thể coi là độc đáo nhưng không hề mới mẻ gì trong lý thuyết dạy và học văn. Các thầy cô nhà trường về cơ bản cũng biết song họ chịu những áp lực lớn hơn về điểm số, về những barem chấm bài “mỗi ý nửa điểm” nên họ phải dạy học sinh những công thức để tối ưu điểm.
Thú vị là cách tư duy và hành động của cô Trình - điều khiến cô trở thành hiện tượng mạng. Hãy tưởng tượng một cô giáo về hưu tuổi đã 74 vẫn đau đáu với nghề và bắt tay dìu dắt học sinh cả nước “đỡ sợ văn”. Cô đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại về công nghệ, phải học những thứ cô chưa từng nghe tới như đánh sáng, góc quay, đặt tiêu đề cho video, viết mô tả…
Cô đã học để dạy, học để hành động rõ ràng hơn những trăn trở trong suốt những năm làm nghề của mình. Và ít nhiều, cô đã tạo được hiệu ứng, đã giúp hàng triệu học sinh có thể theo dõi video dạy cảm thụ văn thay vì những thứ giải trí nhan nhản trên nền tảng.
Tất nhiên, “hào quang mạng” chóng đến chóng đi và rất khó bảo chứng cho điều gì. Có điều, cách cô tư duy, hành động vì tự trọng nghề nghiệp ở tuối 74 khiến nhiều người cảm thấy bội phục. Dù nổi tiếng lâu dài hay chốc lát thì “hiện tượng mạng” không bao giờ là thứ cô Trình hướng tới. Điều cô muốn là giúp học sinh yêu môn văn thì ít nhiều cô đã đánh động được tới cả triệu người rồi.
Gần đây, trong một câu chuyện chính sách nổi cộm về việc bộ Giáo dục và Đào tạo muốn cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên. Theo đó, giáo viên (kể cả học sư phạm) cũng cần có chứng chỉ hành nghề để làm việc. Bộ cho rằng cách làm này để dẹp loạn “giáo viên tự xưng”.
Song, câu chuyện của cô Trình cho chúng ta thấy rất rõ, người có kiến thức, kỹ năng, năng lực sư phạm hay không không phải quyết định bởi những khóa học ngắn, chứng chỉ hay “giấy phép con” hành nghề. Mà nó phụ thuộc vào cảm nhận học sinh - chủ thể được coi là trung tâm của mọi lớp học, khóa học.
Và, thật khó để hình dung, đến một ngày, những giáo viên như cô Trình hay những người có tâm huyết với ngành, được học sinh yêu mến, bỗng chốc bị gắn nhãn “dạy chui”!
![]() Trường THPT Bùi Thị Xuân đang khiến dư luận bức xúc vì chấm điểm học sinh dựa vào số lượng like, share trên Facebook và ... |
![]() Còn nhớ chuyện cách đây 10 năm, một số địa phương tổ chức “bắt quả tang” và lập biên bản giáo viên dạy thêm sai ... |
![]() Thấu hiểu tâm tư và khúc mắc của các bậc phụ huynh, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt dịch vụ Techcombank Family ... |
![]() Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không ... |
![]() “Lần đầu tiên thấy các mệ, các o 40 – 60 tuổi trong lớp học xóa mù chữ ê a đánh vần các con chữ; ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Bài học lịch sử trên đường phố

Thuốc giả - lời cảnh tỉnh thật

Thìa sữa trong viện
Tin tức khác

Ôm bụng chịu đau, tiếp tục cấp cứu

“Concert Quốc gia” và rung động thiêng liêng

Cướp ngân hàng, chơi “tài- xỉu”

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
