
Cụ thể, thời gian qua, nhiều bác sĩ đã đăng tải video ghi lại quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân lên các nền tảng mạng xã hội như TikTok và Facebook.
Những video này thường quay ngay tại phòng khám, ghi lại cảnh bác sĩ tư vấn, trao đổi trực tiếp với bệnh nhân, kèm theo hình ảnh kết quả siêu âm, thông tin bệnh lý hoặc thậm chí là tư thế khám nhạy cảm.
Dù được giới thiệu là nội dung chia sẻ kiến thức y học, việc công khai hình ảnh, giọng nói và thông tin cá nhân của người bệnh đang dấy lên lo ngại lớn về vi phạm quyền riêng tư và đạo đức nghề nghiệp.
Trường hợp đáng chú ý nhất là bác sĩ sản phụ khoa Cao Hữu Thịnh, người có hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Trong nhiều video, bác sĩ Thịnh trực tiếp ghi lại quá trình tư vấn và điều trị các vấn đề phụ khoa, sinh sản cho bệnh nhân. Ông khẳng định tất cả video đều được quay sẵn, chỉnh sửa trước khi đăng tải và có sự đồng ý của bệnh nhân.
Không chỉ bác sĩ Thịnh, nhiều bác sĩ khác trong các lĩnh vực như nha khoa, da liễu, sản khoa… cũng đang áp dụng hình thức tương tự, quay và đăng video khám bệnh lên mạng. Một số bệnh nhân cho biết họ không được thông báo rõ về việc video sẽ được chia sẻ công khai.
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 (có hiệu lực từ 1/1/2024), việc ghi hình người bệnh chỉ được phép khi có sự đồng ý hợp lệ và phải đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân.
Trước làn sóng tranh cãi, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu các cơ sở y tế chấn chỉnh, không để việc khám bệnh trở thành nội dung gây chú ý trên mạng xã hội.
Thực tế, “làm content” (làm nội dung) để đăng lên mạng xã hội là hoạt động làm thương hiệu chi phí thấp, kết quả có thể rất lớn cho mọi lĩnh vực, từ thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dịch vụ tới thương hiệu cá nhân.
Việc bác sĩ “làm content” cũng là điều bình thường. Thậm chí, khai thác khéo, đó còn là nhiều nội dung hữu ích cho cộng đồng về kiến thức y khoa. Và trên mạng xã hội cũng có nhiều bác sĩ thành danh với những kênh YouTube nút bạc hay trang Facebook vạn like qua việc chia sẻ kiến thức dạng talkshow hay các bài đăng. Họ không gặp phản ứng vì họ thuần chia sẻ kiến thức, không dùng hình ảnh người bệnh.
Còn trường hợp như bác sĩ Thịnh hay các bác sĩ khác đã dùng chính người bệnh với đầy đủ gương mặt, bệnh lý hay các chuyện cá nhân nhạy cảm là một phần của nội dung là điều không thể chấp nhận. Cho dù, bác sĩ Thịnh nếu có cả văn bản chấp thuận của người bệnh, vấn đề y đức, hay kể cả người dùng đánh giá là nội dung rẻ tiền, câu like bất chấp cũng dễ hiểu.
Là một người làm nội dung 15 năm với đủ các nền tảng; cả thương mại và phi thương mại, cả doanh nghiệp lớn và thương hiệu cá nhân, tôi thấy, về lý thuyết, đương nhiên những chuyện này sẽ dễ viral hơn những cách phổ biến dạng chia sẻ về kiến thức y khoa đơn thuần. Song, bên cạnh áp lực về lượt xem, lượt tim, lượt theo dõi, người làm nội dung (ở đây là các bác sĩ) cần chú ý cả vấn đề đạo đức thông thường chứ chưa nói tới y đức và luật.
Bởi, bệnh nhân cần được bảo vệ quyền riêng tư và hơn cả là phẩm giá con người khi đi khám bệnh. Những câu chuyện liên quan tới sản phụ hoặc các bệnh khác cùng gia đình (dù có được chấp thuận) cũng không nên được dùng như là một dạng content thu hút chú ý, bình luận, lao xao trên mạng.
Họ là nhân vật và có thể họ không hình dung hết được những lời cợt nhả, mỉa mai không thể kiểm soát nổi khi câu chuyện của họ được công bố. Và đây là trách nhiệm cũng như đạo đức của người làm nội dung.
Các bác sĩ, suy cho cùng, cũng là muốn mình được nhiều người biết đến, nhiều người tới thăm khám hơn. Đó là nhu cầu chính đáng. Nhưng suy cho cùng, khám chữa bệnh cũng là hỗ trợ sức khỏe con người. Sẽ là thiếu nhất quán nếu chỉ chăm chăm khám chữa bệnh về thể chất mà bỏ mặc áp lực sức khỏe tinh thần và phẩm giá của người bệnh chỉ để tăng lượt xem trên mạng xã hội.
Và đây là bài học không phải chỉ dành cho các bác sĩ, mà trong mọi lĩnh vực ngành nghề muốn “làm content”.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Làm việc không chỉ tròn vai
Tin tức khác

Thua vì thực lực!

Chuyến tàu lượn cảm xúc của sĩ tử thi khối C

Thịt lợn C.P và những dấu hỏi

Khi khuôn mặt cũng là tài sản

Bẻ gãy ngai vàng
