e magazine
17/09/2020 06:30
Hoạt động đối ngoại của công đoàn là một bộ phận của đối ngoại nhân dân

17/09/2020 06:30

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Ban Đối ngoại Trung ương do đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên TW Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương làm Trưởng Đoàn, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh: “Tổng Liên đoàn luôn coi đối ngoại là một công tác trọng tâm, xuyên suốt và nỗ lực hết sức mình góp phần vào sự phát triển của công tác đối ngoại nhân dân nói riêng và nền ngoại giao của cả nước nói chung”.

Hoạt động đối ngoại của công đoàn là một bộ phận của đối ngoại nhân dân

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Ban Đối ngoại Trung ương do đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên TW Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương làm Trưởng Đoàn, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh: “Tổng Liên đoàn luôn coi đối ngoại là một công tác trọng tâm, xuyên suốt và nỗ lực hết sức mình góp phần vào sự phát triển của công tác đối ngoại nhân dân nói riêng và nền ngoại giao của cả nước nói chung”.

Hoạt động đối ngoại của công đoàn là một bộ phận của đối ngoại nhân dân

Tiếp Đoàn còn có Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải và Phó Chủ tịch Trần Văn Thuật, đại diện lãnh đạo các Ban, Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Mở đầu buổi làm việc, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang báo cáo nhanh về phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong thời gian qua, nhất là dự báo một số thuận lợi và thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Đồng chí nhấn mạnh: “Tổng Liên đoàn luôn coi đối ngoại là một công tác trọng tâm, xuyên suốt và nỗ lực hết sức mình góp phần vào sự phát triển của công tác đối ngoại nhân dân nói riêng và nền ngoại giao của cả nước nói chung”.

Minh chứng là hoạt động đối ngoại nhân dân của các cấp Công đoàn Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ; giúp củng cố tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước; vận động và tranh thủ các nguồn lực, sự ủng hộ về kỹ thuật và vật chất của bạn bè và các đối tác quốc tế, đóng góp vào việc nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ Công đoàn Việt Nam và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, bảo vệ lợi ích của quốc gia - dân tộc.

Hoạt động đối ngoại của công đoàn là một bộ phận của đối ngoại nhân dân

Hoạt động đối ngoại của công đoàn là một bộ phận của đối ngoại nhân dân

Theo đồng chí Nguyễn Đình Khang, bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động của Công đoàn Việt Nam nói chung và công tác đối ngoại nói riêng cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức to lớn. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ hướng tới tiếp thu những nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế của nền kinh tế và thị trường toàn cầu, trong đó có vấn đề quyền của người lao động nói chung, quyền tự do liên kết nói riêng, đến nay, Việt Nam đã là thành viên của tất cả các tổ chức quốc tế lớn; đã tham gia, ký kết, và đàm phán tổng cộng 16 hiệp định thương mại tự do; đã phê chuẩn 07/08 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và tiến hành sửa đổi luật pháp lao động theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế này. Điều này tạo cơ hội cho sự ra đời của các tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở có thể nằm ngoài hệ thống của Công đoàn Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi Công đoàn Việt Nam phải tăng cường đổi mới mạnh mẽ cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm thu hút, tập hợp giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.

Hoạt động đối ngoại của công đoàn là một bộ phận của đối ngoại nhân dân

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tình hình trên đòi hỏi Công đoàn Việt Nam phải đổi mới đồng bộ, toàn diện, khắc phục những tồn tại, hạn chế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do đó, Tổng Liên đoàn đã xây dựng Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, trình xin ý kiến Bộ Chính trị với một trong các trọng tâm lớn là “Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại công đoàn theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện của tổ chức Công đoàn, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tranh thủ thêm nguồn lực, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế”.

Dự kiến sau khi Bộ Chính trị thông qua Đề án, Tổng Liên đoàn sẽ cụ thể hóa các nội dung trên bằng các chương trình hành động cụ thể, đặc biệt sẽ hoàn thiện và ban hành Chiến lược đối ngoại của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Chiến lược được xây dựng trên cơ sở bám sát định hướng đề ra trong Đề án, theo sự chỉ đạo của Đảng về đường lối đối ngoại nhân dân và quy định ngoại giao của Nhà nước.

“Tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo, chủ trương của Đảng về công tác đối ngoại và đề ra kế hoạch, biện pháp thiết thực, sáng tạo, hiệu quả để triển khai các hoạt động trong tình hình mới, góp phần thực hiện sứ mệnh đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động mà Đảng giao phó” - đồng chí Nguyễn Đình Khang khẳng định.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đánh giá cao kết quả các hoạt động đối ngoại nhân dân của Tổng Liên đoàn thời gian qua, với nhiều chuyển biến tích cực trên các bình diện: công tác chỉ đạo chặt chẽ hơn; thúc đẩy quan hệ có xu hướng tìm thêm những đối tác mới, khôi phục lại quan hệ với một số đối tác cũ; chủ động thúc đẩy cơ chế đa phương;...

Bài: Ngọc Tú
Ảnh: Ngọc Tú
Đồ họa: Nguyên Hương

Xem phiên bản di động