Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn
Đời sống - 27/11/2023 12:00 MINH ANH
Tàu chạy an toàn hơn, công nhân gác chắn bớt thấp thỏm lo âu Quảng Nam: Tặng quà 500 công nhân bị giảm việc |
Sự kiện do Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi "Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn" cho biết, ngay từ những ngày đầu phát động, cuộc thi nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của hàng trăm tác giả là các nhà văn chuyên nghiệp, những cây viết không chuyên, công nhân, cán bộ công đoàn, những người lao động trong và ngoài nước tham gia.
Ban Tổ chức cuộc thi nhận được gần 500 tác phẩm, trong đó có 412 truyện ngắn, 86 tiểu thuyết của gần 300 tác giả.
Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, hầu hết các tác phẩm đều bám sát chủ đề công nhân, công đoàn. Các tác phẩm vẽ lên được bức tranh sinh động về đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của công nhân, người lao động và cán bộ công đoàn.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi chia sẻ phần lớn các tác phẩm đã vẽ lên được bức tranh sinh động về đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của công nhân, NLĐ và cán bộ công đoàn. Ảnh: Hải Nguyễn |
Nhiều tác phẩm đề cập đến hoạt động công đoàn ở cơ sở đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ, với không ít khó khăn, vật cản, mà ở đó, người cán bộ công đoàn phải đương đầu, phải thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm, tâm huyết và cả sự hy sinh để bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động.
"Đọc các tác phẩm chúng ta thấy hiện thực cuộc sống tràn đầy, ngồn ngộn. Đó là trải nghiệm về cuộc sống người công nhân nơi xóm trọ, là những lo toan, trăn trở khi cuộc sống của công nhân còn nhiều khó khăn, và cả niềm vui vỡ òa khi cán bộ công đoàn bảo vệ thành công, mang lại quyền lợi, niềm tin cho người lao động", đồng chí Ngọ Duy Hiểu đánh giá.
Ban Tổ chức đã trao 12 giải Khuyến khích (7 truyện ngắn và 5 tiểu thuyết); 6 giải Ba (3 truyện ngắn, 3 tiểu thuyết); 4 giải Nhì (2 truyện ngắn, 2 tiểu thuyết).
Giải Nhất được trao cho 2 tác phẩm, gồm: truyện ngắn "Con đường của Hạ" của tác giả Trịnh Thị Phương Trà; tiểu thuyết "Hoa xương rồng" của tác giả Nguyễn Trí. Hai tác giả nhận phần thưởng trị giá lần lượt là 150 triệu đồng và 300 triệu đồng.
Được biết, tổng kinh phí giải thưởng khoảng 2,5 tỷ đồng, được kêu gọi từ nguồn xã hội hóa.
Nhà văn Trịnh Thị Phương Trà (áo xanh) - tác giả đoạt giải Nhất với truyện ngắn “Con đường của Hạ”. Ảnh: Hải Nguyễn |
Chia sẻ bên lề Lễ trao giải, nhà văn Trịnh Thị Phương Trà - tác giả truyện ngắn "Con đường của Hạ" cho biết, tác phẩm của mình tái hiện cuộc sống của những phụ nữ trong xóm trọ nghèo. Họ trải qua nhiều biến cố, nương tựa vào nhau. Trong đó có những công nhân lao động làm công việc rất bình thường, thậm chí không ai để ý tới, phải chật vật lo toan cuộc sống. Dù vậy, đứng trước cám dỗ, họ vẫn giữ được sự thuần khiết trong tâm hồn. Họ chỉ nhận những gì thuộc về công sức của mình. Nhà văn Phương Trà cho rằng, những người như vậy đã góp phần làm cho cuộc sống đẹp hơn.
Tác giả Viên Nguyệt Ái - giải Khuyến khích Cuộc thi chia sẻ: "Mẹ của tôi từng là công nhân nhà máy dệt, chính vì vậy tôi hiểu được sự gian truân, vất vả của công nhân lao động. Thông qua cuộc thi, tôi càng hiểu thêm về giá trị của công nhân lao động khi họ góp phần lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Họ trở thành động lực, niềm cảm hứng để cho tôi lan tỏa những hình ảnh ấy một cách chân thực và ý nghĩa hơn".
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu khẳng định, các tác phẩm thể hiện rất thành công hình ảnh người công nhân Việt Nam dù còn khó khăn nhưng luôn có niềm tin về tương lai phía trước, sống tử tế, chân thành, biết chia sẻ và khát vọng cống hiến; hình ảnh Công đoàn Việt Nam đang chuyển mình đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đồng thời, Cuộc thi đã góp phần thúc đẩy phong trào sáng tác văn học, khơi lại mạch ngầm dòng chảy văn học về công nhân, người lao động, công đoàn, đóng góp vào dòng chảy chung của văn học - nghệ thuật nước nhà.
Giữ được an toàn là giữ được niềm vui! Trần Bá Thụ là một thanh niên nghiêm túc, mắt sáng, cương nghị, tự tin với niềm vui tràn đầy. |
Công đoàn Điện lực Việt Nam rất trách nhiệm trước những vấn đề của người lao động Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn Điện lực Việt ... |
Làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Xích líp Đông Anh xác định, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.
Đời sống - 05/12/2024 16:42
Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua
Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.
Đời sống - 02/12/2024 15:17
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.
- Doanh nghiệp cho người lao động nghỉ Tết ít hơn số ngày quy định được không?
- Thừa Thiên Huế: Hơn 18.000 lượt đoàn viên được chăm lo, hỗ trợ năm 2024
- Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
- Bỏ phố lên non làm thợ điện
- NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ