Gỡ khó cho thị trường bất động sản, các chuyên gia nói gì?

19/04/2023 16:48 Nhà ở Mai Hương
Ngày 19/4 tại Hà Nội, báo Đầu tư tổ chức Hội thảo “Gỡ vướng địa ốc - Thúc đẩy tăng trưởng” với sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, doanh nghiệp nhằm tìm kiếm giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản đang hết sức trầm lắng hiện nay.
Đã “giải cứu” được 5 dự án bất động sản ở TP.HCM

TS. Cấn Văn Lực: Rào cản lớn nhất của thị trường bất động sản là dòng tiền và các nút thắt pháp lý

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và một số khó khăn nội đã khiến đà hồi phục của thị trường bất động sản chậm lại. Theo đó, tăng trưởng GDP quý I/2023 chỉ đạt 3,32% - mức thấp thứ hai trong giai đoạn 2011 - 2023. Bên cạnh đó, khó khăn lớn về dòng tiền và các nút thắt pháp lý đang là rào cản lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay.

Gỡ khó cho thị trường bất động sản, các chuyên gia nói gì?
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia

Tiếp đó là vấn đề cung - cầu và giá cả. Hiện thị trường đang thiếu nguồn cung, nhất là phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Việc thiếu nguồn cung cộng với chi phí làm dự án lớn, chi phí đầu vào tăng cùng với việc thổi giá của các bên trung gian đã khiến giá bất động sản Việt Nam cao so với thu nhập người dân, lên đến 23,5 năm đối với người có thu nhập trung bình.

Thứ ba có thể kể đến là nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn tín dụng bất động sản trong quý I/2023 ước tăng khoảng 3% (cao hơn mức tăng tín dụng chung là 2,06%) so với cuối năm 2022. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản đến hết tháng 2/2023 khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng dư nợ của nền kinh tế; trong đó, cho vay nhà ở ước chiếm 67%, còn lại là cho vay kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 33% (theo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng).

TS. Cấn Văn Lực đã đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản. Cụ thể, đối với cơ quan quản lý: Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, các phân khúc còn thiếu cung. Do đó, cần cách tiếp cận phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính, kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, tận dụng được cơ hội mới (từ nay đến 2030, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 800.000 - 1 triệu tỷ đồng vốn trung dài hạn, ngoài phần vốn tín dụng ngân hàng). Đặc biệt, cần quan tâm kiểm soát rủi ro tài chính - bất động sản.

Cần sớm giải quyết, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư trong các vụ việc vừa qua liên quan đến lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp hay các sản phẩm bất động sản mới như condotels, officetels; thực hiện tốt Nghị định 08 (2023), Nghị quyết 33 (2023), Đề án 338 (2023), Nghị định 10 (2023)... Đồng thời, đẩy nhanh rà soát và có giải pháp tháo gỡ vướng mắc tại các dự án bất động sản; đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, Chương trình phục hồi; chú trọng điều tiết cung - cầu hợp lý giữa các phân khúc và giá bất động sản.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cụ thể là đẩy nhanh tiến độ sửa đổi các sắc luật liên quan như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng...; theo đó, cần rà soát đảm bảo đồng bộ, nhất quán giữa các bộ luật liên quan.

Có quy định rõ ràng hơn trong phân nhóm các phân khúc bất động sản để có chính sách tín dụng, vốn và tài chính phù hợp. Có hướng dẫn, cho phép thành lập các định chế tài chính bất động sản chuyên biệt như: quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ phát triển nhà ở xã hội, quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT), cơ quan tái tài trợ bất động sản thế chấp nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản về lâu dài... Đồng thời, có lộ trình đánh thuế bất động sản phù hợp; thúc đẩy thanh toán không tiền mặt với giao dịch bất động sản.

Đối với doanh nghiệp bất động sản: Cần có kế hoạch cụ thể, khả thi trong việc thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn (nhất là giai đoạn 2023-2024). Đa dạng hóa nguồn vốn (ngoài tín dụng ngân hàng, còn có kênh phát hành trái phiếu, cổ phiếu, quỹ đầu tư, quỹ REIT, thuê tài chính, M & A... để tài trợ cho dự án hoặc làm vốn lưu động).

Các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch huy động vốn cần gắn với mục đích sử dụng vốn cụ thể. Giảm đòn bẩy tài chính, hạn chế đầu tư dàn trải; hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, nhất là hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện các cam kết với nhà đầu tư...; quan tâm quản lý rủi ro tài chính (lãi suất, tỷ giá, dòng tiền, đòn bẩy tài chính...) và tích cực góp ý, phản biện chính sách, văn bản pháp luật liên quan.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp: Ngành xây dựng đang ở trạng thái "bi bét" nhất từ trước tới nay

Chủ tịch GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam cho rằng, có nhiều ý kiến liên quan tới việc gỡ vướng cho thị trường bất động sản, nhưng chưa ai nói gì tới ngành xây dựng, Trong khi đó, sự liên thông giữa bất động sản và xây dựng là rất chặt chẽ. Ngành xây dựng đóng góp 6% vào GDP Việt Nam 2022. Thị trường bất động sản cần xây dựng, không có xây dựng thì không có dự án, không có bộ mặt đô thị…

Gỡ khó cho thị trường bất động sản, các chuyên gia nói gì?
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, quý I/2023, ngành xây dựng tăng trưởng âm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là trạng thái "bi bét" nhất từ trước tới nay.

"Khoảng 40 doanh nghiệp ở miền Trung không có việc làm. Nhóm nhà thầu phía Nam mà Tập đoàn Hoà Bình dẫn đầu đã “kêu cứu” tới Thủ tướng với 21 chữ ký ủng hộ của các nhà thầu. Tại miền Bắc, chỉ một số ít doanh nghiệp lớn, đủ năng lực triển khai dự án đầu tư công có việc. Trong khi đó, các nhà thầu xây dựng là doanh nghiệp nhỏ và vừa không có công ăn việc làm. Chưa có năm nào nhà thầu xây dựng trải qua tình trạng khốc liệt như năm nay", ông Hiệp nói.

Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam cho rằng, vấn đề ở đây là thiếu cơ chế pháp lý bảo vệ nhà thầu. Doanh nghiệp xây dựng phải vay tiền ngân hàng để thực hiện hoạt động, làm xong dự án mới được thanh toán, lãi vay 11-13%/năm. Trường hợp chủ đầu tư khó khăn như gần đây không thể chi trả, thậm chí yêu cầu trả bằng sản phẩm là các nhà đã xây… Nếu không có cơ chế bảo vệ, doanh nghiệp xây dựng đối mặt nguy cơ phá sản.

Ở góc độ chủ đầu tư, ông Hiệp nhận định, các doanh nghiệp vẫn mong mỏi chờ đợi những điểm nghẽn pháp lý được xử lý, thông suốt. Về nguồn vốn, bằng cách này hay cách khác doanh nghiệp vẫn có thể xoay sở được, chỉ có giải pháp về pháp lý mới là điều các doanh nghiệp quan tâm nhất.

Làm gì để Làm gì để "gỡ" nút thắt thanh khoản bất động sản, khơi thông thị trường?

Các tin khác

HUD đang xây dựng nhà ở xã hội tại Khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ đến đâu?

HUD đang xây dựng nhà ở xã hội tại Khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ đến đâu?

Nằm trong dự án Khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ, dự án Khu nhà ở An sinh (nhà ở xã hội) do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu tư có diện tích hơn 27 hecta, bao gồm 6 tháp nhà chung cư (A1, A2, A3, A4, A5 và C) với 978 căn hộ. Đến tháng 4/2024, tháp A4 đã thi công đến sàn tầng 6/12 tầng; tháp A5 đã thi công đến sàn tầng 4/12 tầng; tháp C đã thi công đến sàn tầng 9/12 tầng, xây tường từ tầng 1 đến tầng 3.
Hơn 2.700 căn nhà ở xã hội tại các chung cư nào ở TP.HCM chưa được cấp sổ hồng?

Hơn 2.700 căn nhà ở xã hội tại các chung cư nào ở TP.HCM chưa được cấp sổ hồng?

Hơn 2.700 căn nhà ở xã hội ở TP.HCM bị “treo” sổ vì nhiều vướng mắc khiến người dân vô cùng bức xúc.
Đà Nẵng sẽ có hai dự án nhà ở xã hội gần 2.000 căn ở huyện Hòa Vang

Đà Nẵng sẽ có hai dự án nhà ở xã hội gần 2.000 căn ở huyện Hòa Vang

UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành hai quyết định phê duyệt hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi trong nước cho dự án nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 3 và Khu đất chung cư số 5 thuộc khu B – Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ (huyện Hòa Vang) quy mô gần 2.000 căn.
Địa phương này đất nền ế ẩm đến mức suốt 6 tháng liền không có giao dịch nào

Địa phương này đất nền ế ẩm đến mức suốt 6 tháng liền không có giao dịch nào

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế suốt 6 tháng liền phân khúc đất nền không có giao dịch nào diễn ra. Còn đối với nhà ở, tồn kho hơn 1.200 căn trong quý I/2024.
Người lao động phản ánh Công ty Sài Gòn Thuận Phước chậm bàn giao nhà ở xã hội

Người lao động phản ánh Công ty Sài Gòn Thuận Phước chậm bàn giao nhà ở xã hội

Người lao động phản ánh, Công ty CP Địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước (thành viên của Công ty CP LICOGI 13, mã chứng khoán: LIG) chậm bàn giao nhà ở xã hội thuộc Khối nhà B2 của dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh (quận Liên Chiểu).
Cần mở rộng thêm 2 đối tượng vay mua nhà ở xã hội để giấc mơ an cư gần hơn với NLĐ

Cần mở rộng thêm 2 đối tượng vay mua nhà ở xã hội để giấc mơ an cư gần hơn với NLĐ

Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã đề nghị NHNN xem xét mở rộng đối tượng được vay gói 125.000 tỷ đồng dành cho vay mua nhà ở xã hội.
Hé mở phân khúc bất động sản giao dịch nhiều nhất 3 tháng đầu năm 2024

Hé mở phân khúc bất động sản giao dịch nhiều nhất 3 tháng đầu năm 2024

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, thị trường địa ốc quý I/2024 vừa qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Nguồn cung nhà ở sơ cấp đạt khoảng 20.500 sản phẩm, trong đó có 4.300 sản phẩm mới, còn lại là hàng tồn của những dự án mở bán trước đó. Phân khúc căn hộ tiếp tục “dẫn đầu" về tỷ trọng giao dịch với 3.700 giao dịch thành công, chiếm gần 60% tổng lượng giao dịch toàn thị trường.
Khi nào Vinhomes mở bán nhà ở xã hội tại Hải Phòng và Khánh Hòa cho người lao động?

Khi nào Vinhomes mở bán nhà ở xã hội tại Hải Phòng và Khánh Hòa cho người lao động?

Chủ tịch HĐQT Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) - Phạm Thiếu Hoa cho biết, hiện nay, một trong những tiêu chí của VHM là xây dựng nhiều khu nhà ở xã hội để phục vụ người lao động. Năm 2024, Công ty đã khởi công 2 dự án ở Hải Phòng và Khánh Hòa. Song song, Công ty đang hoàn thiện thủ tục cần thiết, sẽ mở bán khi đủ điều kiện và sẽ công bố.
"Ông lớn" ngành thép sắp xây 9.000 căn nhà ở xã hội cho người lao động

"Ông lớn" ngành thép sắp xây 9.000 căn nhà ở xã hội cho người lao động

Theo Tập đoàn Hòa Phát, dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho người lao động Khu công nghiệp (KCN) Yên Mỹ II có tổng vốn đầu tư khoảng gần 5.000 tỷ đồng, cung cấp khoảng 250 căn nhà ở liền kề và 9.000 căn chung cư xã hội. Dự án dự kiến khởi công đầu năm 2025.
Bình Dương dự kiến đầu tư hơn 160.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương dự kiến đầu tư hơn 160.000 căn nhà ở xã hội

Tỉnh Bình Dương dự kiến cả giai đoạn 2021-2030 đầu tư khoảng 160.325 căn nhà ở xã hội, trong đó có 155.289 căn chung cư và 5.036 nhà liên kề.
Chi tiết đối tượng được đăng ký thuê nhà ở xã hội Đà Nẵng giá từ hơn 2,5 triệu đồng/căn

Chi tiết đối tượng được đăng ký thuê nhà ở xã hội Đà Nẵng giá từ hơn 2,5 triệu đồng/căn

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê nhà ở xã hội tại dự án Chung cư nhà ở xã hội tại lô đất B4-1 thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside với số lượng gần 270 căn.
Đà Nẵng cho bán 170 căn hộ nhà ở xã hội, giá hơn 16 triệu đồng/m2

Đà Nẵng cho bán 170 căn hộ nhà ở xã hội, giá hơn 16 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng thông báo, cho mở bán 170 căn hộ ở dự án chung cư nhà ở xã hội tại lô đất B4-2 thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) do Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
Phê duyệt quy hoạch thiết chế công đoàn, có xây nhà ở cho công nhân ở Thừa Thiên Huế

Phê duyệt quy hoạch thiết chế công đoàn, có xây nhà ở cho công nhân ở Thừa Thiên Huế

UBND thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu quy hoạch xây dựng thiết chế công đoàn. Khu vực nghiên cứu thuộc tờ số 6 và tờ số 10, tại phường Thuỷ Lương, thị xã Hương Thuỷ, quy mô 4,97ha, có xây dựng chung cư cao tầng và thấp tầng cho công nhân, người lao động.
Hà Nội cho HANDICO 5 tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội, giá hơn 13 triệu đồng/m2

Hà Nội cho HANDICO 5 tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội, giá hơn 13 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng TP. Hà Nội đã có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội (căn thuê chuyển bán) ở dự án Nhà ở xã hội tại ngõ 622 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, sau 05 năm cho thuê. Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội số 5 (HANDICO 5) thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua.
Người độc thân thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng sẽ được mua nhà ở xã hội

Người độc thân thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng sẽ được mua nhà ở xã hội

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho biết, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự thảo Nghị định về phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Hiện dự thảo Nghị định đang đề xuất theo hướng mới, tức là đối với người độc thân có mức thu nhập không quá 15 triệu đồng là đủ điều kiện mua NƠXH, còn đối với hộ gia đình, 2 vợ chồng tổng thu nhập không quá 30 triệu đồng.
Hà Nội phấn đấu làm thêm khoảng 2.500 căn nhà ở xã hội đến năm 2025

Hà Nội phấn đấu làm thêm khoảng 2.500 căn nhà ở xã hội đến năm 2025

Ông Bùi Tiến Thành, Trưởng Phòng phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025, do có dịch Covd-19 nên các dự án phải tạm dừng, ảnh hưởng lớn đến tiến độ, mục tiêu của thành phố. Qua rà soát, giai đoạn 2021 – 2023, Hà Nội đạt tổng số hơn 5.000 căn hộ nhà ở xã hội (NOXH), còn giai đoạn 2024 – 2025 phấn đấu thêm khoảng 2.500 căn.
Lưu ý gì khi mua 219 căn nhà ở tại dự án của Landcom?

Lưu ý gì khi mua 219 căn nhà ở tại dự án của Landcom?

Theo Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, 219 căn nhà ở thương mại (gồm 156 căn nhà ở liền kề và 63 căn nhà ở biệt thự) tại dự án Khu nhà ở và dịch vụ Tuyên Sơn, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu đủ điều kiện được bán theo quy định. Sở Xây dựng lưu ý, hiện nay, chủ đầu tư đang thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng.
Đà Nẵng dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2025

Đà Nẵng dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2025

Về kế hoạch phát triển từng loại nhà ở xã hội TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, Thành phố dự kiến đầu tư xây dựng tối thiểu 25 dự án quy mô 11.569 căn hộ với 890.142 m2 sàn nhà ở; dự kiến hoàn thành 7.097 căn hộ với 507.681 m2 sàn nhà ở, trong đó có 148.104 m2 sàn nhà ở cho thuê.
Phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng hoàn thành tối thiểu 35.000 căn nhà ở xã hội

Phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng hoàn thành tối thiểu 35.000 căn nhà ở xã hội

Theo kết luận của Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi tại cuộc làm việc chuyên đề về nhà ở xã hội, Thành phố phấn đấu đến cuối năm 2025 thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu đề ra của Thủ tướng Chính phủ và phấn đấu hoàn thành 35.000 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu kế hoạch thành phố đặt ra về Chương trình phát triển nhà ở TP. HCM giai đoạn 2021-2030.
Đà Nẵng: Thêm dự án đủ điều kiện được huy động vốn

Đà Nẵng: Thêm dự án đủ điều kiện được huy động vốn

Vừa qua, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thông báo một dự án ở quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đủ điều kiện được huy động.
Xem thêm
Phiên bản di động