e magazine
02/11/2020 08:45
Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

02/11/2020 08:45

Trong những năm qua, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), GDNN của Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác này.

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Trong những năm qua, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), GDNN của Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác này.

Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

1. CMCN 4.0 làm thay đổi GDNN

CMCN nói chung là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất kéo sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. CMCN khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lực lượng vật chất khổng lồ cho xã hội. Việt Nam cũng nằm trong sự tác động của cuộc CMCN 4.0 nhưng có lẽ lĩnh vực GDNN chịu nhiều tác động nhất.

Trong những năm qua, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu trong phát triển hệ thống GDNN, có sự thống nhất trong quản lý nhà nước với tổng số 1.914 cơ sở GDNN, bao gồm 399 trường cao đẳng, 462 trường trung cấp và 1.053 trung tâm GDNN…

Tuy nhiên, chỉ có hơn 79% số sinh viên cao đẳng ra trường có việc làm, con số này ở bậc trung cấp là trên 82%1. Trong khi đó, Việt Nam có hơn 55 triệu lao động. Điều đó cho thấy, chúng ta chỉ mới giải quyết việc làm về mặt số lượng, còn chất lượng nguồn nhân lực chưa được nâng lên đáng kể. Trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay, GDNN Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá, cũng như gặp phải những thách thức mới.

Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

2. Cơ hội và thách thức đối với GDNN

GDNN có vai trò quan trọng trong đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Trong đó, cuộc CMCN 4.0 cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi nhanh chóng, trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất liên tục phát triển.

Về cơ hội đối với GDNN

Một là, cuộc CMCN 4.0 xuất hiện khi Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng” giúp chúng ta tận dụng hiệu quả cơ cấu “dân số vàng”. Vấn đề đặt ra cho GDNN Việt Nam là lựa chọn nắm bắt cơ hội, thành tựu của cuộc CMCN 4.0 hay để trôi qua. Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của người Việt Nam, chúng ta sẵn sàng vượt qua thách thức. Đây thực sự là cơ hội để dân tộc Việt Nam thực hiện khát vọng phồn vinh2.

Hai là, hệ thống các cơ sở dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng ở Việt Nam có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Chất lượng và hiệu quả đào tạo GDNN đã có những chuyển biến tích cực, từng bước chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, gắn với dự báo nguồn nhân lực, dự báo về việc làm, yêu cầu của doanh nghiệp.

Về thách thức với GDNN

Thứ nhất, nhận thức về học nghề của người dân, đầu tư của nhà nước và của xã hội, của doanh nghiệp đã được quan tâm hơn, song trên thực tế tính chủ động, sự phối hợp với các cơ sở GDNN, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp chưa cao, dẫn đến tính hiệu quả của doanh nghiệp trong hợp tác với trường nghề còn thấp… Công tác xây dựng chiến lược gặp khó khăn do chưa có chiến lược cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền và cơ cấu trình độ đào tạo (trình độ sơ cấp và ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, lên tới gần 90%). Công tác tuyển sinh GDNN còn gặp khó khăn, đặc biệt ở những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, ngành nghề năng khiếu. Trong khi đó, mạng lưới cơ sở GDNN chưa được quy hoạch, sắp xếp hiệu quả, chưa phân bổ hợp lý giữa các vùng, miền.

Thứ ba, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp chưa được cải thiện; sự tham gia của doanh nghiệp trong GDNN còn bị động, chưa có sự gắn kết với cơ sở GDNN dẫn tới chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Chương trình, giáo trình đào tạo nghề chưa được thường xuyên cập nhật, bổ sung phù hợp.

Thứ tư, lao động Việt Nam chưa được đào tạo bàn bản, kiến thức và tay nghề còn hạn chế, nhân lực Việt Nam còn thiếu kỹ năng mềm như ngôn ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tác phong công nghiệp và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp3. Công tác quản lý nhà nước về GDNN chưa thoát được tư duy bao cấp, kế hoạch hóa, chưa đủ sức kiến tạo cho sự phát triển của hệ thống GDNN trong tương lai.

Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

3. một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gdnn

Trước hết, nâng cao nhận thức chung trong toàn xã hội đối với những thay đổi nhanh chóng từ cuộc CMCN 4.0. Việc nghiên cứu về những tác động tích cực và tiêu cực từ CMCN 4.0 sẽ giúp cho Việt Nam có được những luận cứ khoa học và sát thực tiễn như là một nội dung bắt buộc của việc phân tích bối cảnh để điều chỉnh những chỉ tiêu, thông số của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn. Xây dựng kịch bản nhằm thích ứng với tình hình thay đổi do CMCN 4.0 đem lại, nhất là vấn đề việc làm cho NLĐ.

Hai là, đổi mới cơ chế, chính sách trong việc giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các cơ sở GDNN về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất cũng như việc xây dựng kế hoạch hoạt động. Thực hiện cơ chế đặt hàng và đấu thầu đào tạo theo kết quả đầu ra, không phân biệt trường công lập hay trường tư thục với cơ chế giá dịch vụ trong đào tạo trên cơ sở tính đúng, tính đủ theo cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí của từng ngành nghề và cấp trình độ đào tạo.

Ba là, cải thiện hệ thống thông tin dữ liệu, báo cáo, dự báo đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống; xây dựng các tiêu chuẩn ở nhiều cấp trình độ khác nhau, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Ưu tiên phát triển mô hình hội đồng kỹ năng nghề ở nhiều ngành nghề khác nhau, đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp, đưa GDNN tiếp cận tốt hơn nữa đối với người dân và xã hội.

Bốn là, chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chuyển mạnh đào tạo theo năng lực, chú trọng phát triển năng lực sáng tạo và khả năng khởi nghiệp để có thể tiếp thu, làm chủ những tiến bộ công nghệ mới. Các cơ sở GDNN cần chủ động xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra một cách hợp lý về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quyền con người;...

Năm là, xây dựng chương trình liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng ngành, nghề hoặc với các ngành nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn. Người tốt nghiệp cao đẳng cần được công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành. Áp dụng công nghệ đào tạo tiên tiến của các nước phát triển, ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập, quản lý đào tạo

Sáu là, tăng cường kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, đào tạo gắn với nhu cầu thị trường, việc làm bền vững và an sinh xã hội. Trong đó, doanh nghiệp cần tham gia tất cả các công đoạn của quá trình đào tạo từ việc xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo đến việc thi, kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau khi tốt nghiệp; chú trọng gắn kết giữa đào tạo với xuất khẩu lao động.

Chú thích:

(1) Nguyễn Hữu Bắc (2020), Nâng cao chất lượng GDNN tiếp cận trình độ các nước trong khu vực và quốc tế, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 628, tr 20.

(2) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (2018), Nhanh chóng bước lên con tàu 4.0, báo Tuổi trẻ, số 187, ngày 14/7/2018, tr 7.

(3) Trung Hiếu (2018), Việt Nam sớm mất 5 triệu việc làm, báo Thanh niên, số 190, ngày 9/7/2018, tr 2.

Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0


Bài: PHẠM NGỌC HÒA, Học viện Chính trị khu vực IV

ThS. TRẦN LINH HƯƠNG,Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang

Đồ họa: Hoàng Hà

Xem phiên bản di động