e magazine
02/10/2020 20:05
Giải pháp hạn chế tình trạng “nhảy việc” trong công nhân lao động ngành Dệt May

02/10/2020 20:05

Dệt may không chỉ đóng vai trò xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam mà còn là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm với khoảng 2,5 triệu lao động. Tuy nhiên, tình trạng “nhảy việc” vẫn diễn ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp dệt may, ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định của nhiều doanh nghiệp.

Giải pháp hạn chế tình trạng “nhảy việc” trong công nhân lao động ngành Dệt May

Dệt may không chỉ đóng vai trò xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam mà còn là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm với khoảng 2,5 triệu lao động. Tuy nhiên, tình trạng “nhảy việc” vẫn diễn ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp dệt may, ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định của nhiều doanh nghiệp.

Giải pháp hạn chế tình trạng “nhảy việc” trong công nhân lao động ngành Dệt May

Những hệ lụy của tình trạng “nhảy việc”

Một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may là hiện tượng “nhảy việc” của những lao động có tay nghề và kinh nghiệm, do hiện tượng cạnh tranh lao động, cạnh tranh về thu nhập, thời gian và môi trường làm việc. Công nhân “nhảy việc” khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế khó xử, đặc biệt là vào các dịp sau tết và khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại.

Công nhân “nhảy việc” thường xuyên gây ra cuộc khủng khoảng nội bộ trong mỗi đơn vị. Để bổ sung vào những vị trí trống do người lao động (NLĐ) nghỉ việc, doanh nghiệp phải sử dụng các nhân viên chưa đủ kinh nghiệm hoặc trình độ nghiệp vụ chưa đủ đáp ứng. Kết quả, chi phí lao động gia tăng, năng lực đội ngũ nhân viên cũng không được cải thiện.

NLĐ “nhảy việc” không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của chính họ. “Nhảy việc” liên tục, thời gian tham gia bảo hiểm của NLĐ sẽ bị gián đoạn, NLĐ ít có cơ hội thăng tiến. Thông thường, người sử dụng lao động (NSDLĐ) thường đánh giá cao sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp của mỗi NLĐ và tạo cơ hội thăng tiến cho họ; do đó, đối với những NLĐ thường xuyên “nhảy việc”, mức thu nhập mới của họ có thể tăng nhưng đổi lại cơ hội thăng tiến dường như bằng không, ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp. Bù lại, nếu NLĐ làm cho một công ty với cùng khoảng thời gian như vậy và có năng lực, cơ hội thăng tiến là rất lớn và rất có thể đã tiến lên rất xa.

Giải pháp hạn chế tình trạng “nhảy việc” trong công nhân lao động ngành Dệt May
Giải pháp hạn chế tình trạng “nhảy việc” trong công nhân lao động ngành Dệt May

Nguyên nhân của tình trạng “nhảy việc”

Thứ nhất: Dệt may là ngành thâm dụng lao động, kỹ năng giản đơn, NLĐ chủ yếu xuất thân từ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhiều lao động dệt may phải làm việc xa nhà, sống tại các khu nhà trọ, ở xa những trung tâm văn hóa - xã hội, thời gian làm việc thường bị kéo dài nên nhận thức ít nhiều bị hạn chế.

Thứ hai: Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển hướng và phát triển nhanh, nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn trong khi hệ thống tiền lương chưa được hoàn thiện. Do đó, khi cần tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp đã cạnh tranh bằng cách tung ra những chiêu, trò để thu hút NLĐ như đề nghị mức lương hấp dẫn hơn, hay đưa vào hợp đồng một vài chế độ phụ cấp có lợi hơn. Nhìn thấy cái lợi trước mắt, NLĐ sẵn sàng bỏ việc để tìm công việc mới.

Thứ ba: Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của các doanh nghiệp dệt may, nhất là từ trung tuần tháng 3/2020 trở đi, liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các doanh nghiệp bị thiếu việc làm. NLĐ dệt may thu nhập lúc có đủ việc làm cũng chỉ ở mức trung bình nên thực sự không có tích lũy; thiếu việc làm sẽ tác động đến NLĐ trong việc tìm công việc mới để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Tình hình này gây ra áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp ngành Dệt may cả về tài chính và lao động. Nếu doanh nghiệp chọn phương án cho NLĐ nghỉ kéo dài thì khi thị trường quay trở lại doanh nghiệp sẽ không còn lực lượng để phục hồi sản xuất.

Giải pháp hạn chế tình trạng “nhảy việc” trong công nhân lao động ngành Dệt May
Ông Nguyễn Đình Cường, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận Thủ Đức (ngồi, ở giữa) đại diện NLĐ ký kết TƯLĐTT với nhóm doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn quận.

Giải pháp hạn chế tình trạng “nhảy việc”

Theo chia sẻ của ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: “Các doanh nghiệp dệt may xác định, nếu cho NLĐ ngừng, nghỉ việc thì khả năng mất trên 50% lao động của ngành là nguy cơ chắc chắn, bởi dù NLĐ có nhận được hỗ trợ trong gói 62 nghìn tỷ của Chính phủ, NLĐ vẫn phải tìm việc khác để đảm bảo thu nhập cho cuộc sống trước mắt. Sau dịch, dù thị trường có sớm khôi phục trở lại, doanh nghiệp cũng không đủ nhân lực để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, chứ chưa nói tới việc đón nhận cơ hội gia tăng sản xuất để bù đắp các tổn thất trong giai đoạn cao điểm bởi dịch bệnh”.

Muốn giữ chân NLĐ, hạn chế tình trạng “nhảy việc”, tổ chức Công đoàn và các doanh nghiệp cần triển khai các giải pháp chủ yếu sau:

Một là: Trong mùa dịch Covid-19, trên tinh thần không sa thải NLĐ, doanh nghiệp áp dụng chính sách giảm giờ làm, nghỉ luân phiên để giữ chân NLĐ, ngoài mức tiền lương tương xứng, doanh nghiệp cần ưu tiên trả lương ở mức trên tối thiểu cho NLĐ đảm bảo cuộc sống.

Hai là: Tăng cường công tác tuyên truyền kêu gọi tinh thần đoàn kết, chung tay của NLĐ, cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức của đại dịch. Doanh nghiệp tồn tại thì NLĐ còn việc làm, còn nguồn sống; tập trung cao độ bảo toàn sức khỏe NLĐ.

Giải pháp hạn chế tình trạng “nhảy việc” trong công nhân lao động ngành Dệt May
Đồng chí Lê Nho Thướng - Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam thăm và tặng quà động viên công nhân lao động Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân.

Ba là: Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của NLĐ. Phối hợp với tổ chức Công đoàn xây dựng hình ảnh môi trường sống và làm việc của NLĐ ngành Dệt may vì cộng đồng bằng các hoạt động xã hội từ thiện: Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nuôi trẻ mồ côi, xây nhà tình thương, xây dựng quỹ bằng đóng góp của cán bộ, công nhân, viên chức, NLĐ để hỗ trợ, trợ cấp cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật như “Quỹ Ái hữu”, “Quỹ Tương trợ”, “Quỹ Hỗ trợ”, “Quỹ hoạt động xã hội và học bổng”, “Quỹ 10 ngàn đồng mầu nhiệm”…

Bốn là: Các doanh nghiệp cần áp dụng các phương thức quản trị hiệu quả như: Hỗ trợ, tạo điều kiện để NLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề cho những lao động bị mất việc nhằm phát huy năng lực; xây dựng môi trường làm việc tiên tiến và thân thiện; quan tâm tới đời sống vật chất và các nhu cầu tinh thần của NLĐ, tạo sự gắn bó giữa NLĐ và doanh nghiệp.

Năm là: Tổ chức Công đoàn một mặt đẩy mạnh công tác tuyên truyền để NLĐ hiểu và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, mặt khác động viên NLĐ phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam. Ngoài hoạt động chung của công đoàn, các cơ sở sản xuất cần có những hoạt động riêng nhằm chăm lo, hỗ trợ cho nhau mỗi khi NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn. Tình đồng chí, đồng nghiệp cũng tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong đơn vị.

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Đại dịch Covid đã và đang gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng không chỉ ngành Dệt may và nhiều ngành nghề khác mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. Không phải là không thể “nhảy việc” mà bạn cần hiểu rằng không nên vì một chút ít tiền lương, khó khăn nhất thời mà làm lãng phí thời gian và cơ hội quý báu phát triển sự nghiệp của mình. - Ông Lê Tiến TrườngTổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Giải pháp hạn chế tình trạng “nhảy việc” trong công nhân lao động ngành Dệt May
Ông Lê Văn Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu May Phương Nam (giữa), quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Công đoàn Công ty Trần Phú Vinh (phải) tặng quà Tết Dương lịch 2020 cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó.

Bài: Hồng Chiến
Đồ họa: Hoàng Hà

Xem phiên bản di động