e magazine
02/09/2022 08:46
Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao động

02/09/2022 08:46

Tháng 8, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV vào tháng 10/2022.
Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao động

Tháng 8, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (sau đây viết tắt là Hội thảo) trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV vào tháng 10/2022. Hơn 50 cán bộ công đoàn ở các tỉnh, thành phía Nam và Công đoàn Cao su Việt Nam đã tham gia Hội thảo.

- - - - - - - - - - - - - - - - -

Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 07 chương, 794 điều quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra Nhân dân (TTND) và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó có vai trò trách nhiệm của công đoàn, tổ chức đại diện người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ngoài ra, đây là một dự án luật có liên quan rất nhiều bộ luật hiện hành (theo Bộ Nội vụ, khoảng 20 dự án luật có liên quan).

Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao độngChủ trì Hội thảo, đồng chí Vũ Hồng Quang, Phó Trưởng ban Chính sách Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định sự cần thiết phải xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây là bước tiến đáng kể trong quá trình vận động và góp ý xây dựng của Tổng LĐLĐ Việt Nam từ thời điểm mà nội dung thực hiện quy chế dân chủ chỉ là một điều khoản rất nhỏ trong Bộ luật Lao động.

Khi đó có ý kiến cho rằng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đã quy định ở Luật Lao động và đã có các doanh nghiệp (DN) hướng dẫn chi tiết của Chính phủ. Cũng có nhiều ý kiến muốn đưa phần dân chủ ở cơ sở tại DN, tại tổ chức có sử dụng lao động ra khỏi Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao động

Toàn cảnh Hội thảo góp ý kiến dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở .

Nhưng qua nhiều vòng, qua nhiều quá trình lấy ý kiến, chỉnh sửa, Tổng LĐLĐ Việt Nam có kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị Ban Dân vận Trung ương về việc cần thiết quy định thực hiện dân chủ ở tất cả các loại hình cơ sở thì đã giữ được phần quy định thực hiện trong tổ chức có sử dụng lao động.

Về nội dung góp ý cần tập trung trong Hội thảo, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các đại biểu của các đơn vị tham gia ý kiến đóng góp xây dựng hoàn thiện các nội dung: Phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ quan đơn vị tổ chức có sử dụng người lao động, TTND và các quy định về kiểm tra giám sát trong Dự thảo Luật, trách nhiệm bảo đảm thực hiện và quản lý Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của công đoàn trong tham gia xây dựng thực hiện quy chế xây dựng dân chủ ở cơ sở.

Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao động

Các đại biểu góp ý tại Hội thảo.

Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao độngHội thảo nhận được 16 lượt góp ý của 14 đại biểu. Đáng chú ý, phần lớn các góp ý xoay quanh tính khả thi, những khó khăn khi thực hiện dân chủ ở DN. Cụ thể, đại biểu Nguyễn Văn Nho, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ tỉnh Tây Ninh cho biết, trong quá trình kiến nghị của TTND thuộc khối cơ quan Nhà nước về chế độ chính sách, tài chính ở đơn vị, nếu thủ trưởng đơn vị không giải quyết thì TTND có quyền kiến nghị TTND cấp trên xử lý.

Nhưng TTND trong DN kiến nghị ai? Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu về đối tượng cấp trên của TTND. Ngoài chủ DN, tổ chức nào giữ vai trò xử lý, giám sát việc thực hiện nghị quyết, hội nghị người lao động, nghị quyết, hội nghị cán bộ công chức.

Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao động

Đại biểu Lê Văn Đại, Phó chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng cho biết thêm. Tại địa phương, TTND hoạt động vẫn còn hình thức, không hiệu quả. Trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng TTND thì Luật quy định giao cho TTND là đơn vị hướng dẫn nghiệp vụ. Nhưng TTND không có kinh phí. Tất cả phải do tổ chức Công đoàn đứng ra đào tạo. TTND tham gia báo cáo viên nhiều lúc cũng không có người nghiên cứu sâu về nghiệp vụ để báo cáo. Cuối cùng lại là cán bộ công đoàn nghiên cứu hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ này.

Vậy chúng ta phải quy định rõ trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ban TTND trong Luật. Cùng một vấn đề, đại biểu Nguyễn Văn Khánh, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động Công đoàn Cao su Việt Nam chia sẻ thêm, hiện nay hoạt động của Ban TTND của cơ quan hành chính cũng còn nhiều vấn đề tồn tại, giờ thêm một Ban TTND của DN thì hoạt động như thế nào?

Khi không có Ban TTND giám sát thì DN có làm ẩu hay không? dân chủ có được thực hiện hay không? Cuối cùng TTND cũng do ban chấp hành (BCH) công đoàn cơ sở chỉ đạo mà hiện nay BCH cơ sở của DN hoạt động chưa hiệu quả. Nhiều đơn vị không thực hiện hết chức năng nhiệm vụ của mình, bây giờ thêm Ban TTND nữa liệu có nên?

Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao động

Trả lời ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Hữu Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, sau khi bàn bạc, lấy ý kiến của nhiều cơ quan, đơn vị thì dự thảo mới nhất trong tay các đại biểu đang có là: Điều chỉnh tất cả các loại hình DN. Đây là nội dung mong muốn được bổ sung những góp ý sâu để củng cố cho chúng tôi trong việc tiếp thu giải trình tại kỳ họp Quốc hội tới. Có cần thiết phải quy định việc thực hiện dân chủ đối với tất cả các loại hình DN tổ chức khác? Hoặc có thì đã phù hợp chưa?

Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao động

Về TTND và Ban TTND, đã được quy định ở Luật Thanh tra. Tuy vậy, quy định về Ban TTND trong Luật Thanh tra và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ được cùng thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khoá XV.

Do Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định. Kinh phí hoạt động cũng như quy chế hoạt động của Ban TTND sẽ được quy định cụ thể tại Nghị định của Chính Phủ.

Với ý kiến về việc Dự thảo chưa làm rõ trách nhiệm, quyền hạn và chế tài nếu cán bộ công chức, viên chức và người đứng đầu vi phạm, đồng chí Nguyễn Hữu Thành khẳng định, Luật đã quy định rõ trong các điều 7, 9 và 10.

Theo đồng chí Vũ Hồng Quang, sau Hội thảo, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ sớm có ý kiến chính thức về những nội dung đóng góp với Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội. Uỷ ban Pháp luật vẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện ngay cả khi Quốc hội đã bấm nút thông qua.

Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao độngTại Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trao đổi với đồng chí Vũ Hồng Quang, Phó Trưởng ban Chính sách Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam.

PV: Xin đồng chí đánh giá sơ bộ về chất lượng Hội thảo?

Đồng chí Vũ Hồng Quang: Hội thảo tổ chức trong thời điểm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội đang thực hiện chỉnh lý Dự thảo, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp khoá XV của Quốc hội. Vì vậy, Hội thảo có ý nghĩa quan trọng nhằm nắm bắt thông tin, có ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo trước khi trình ra Quốc hội.

Với những ý kiến của công đoàn các cấp phía Nam và Nam Trung bộ, đặc biệt là khu vực phía Nam nơi tập trung nhiều DN, lực lượng lao động, Ban Chính sách Pháp luật của Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tổng hợp và tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

PV: Đồng chí đánh giá như thế nào về những ý kiến đóng góp tại Hội thảo?

Đồng chí Vũ Hồng Quang: Những ý kiến tại Hội thảo đến giờ này phần đa rất xác đáng, giàu kinh nghiệm thực tiễn, góp phần điều chỉnh những nội dung hết sức cụ thể, quan trọng trong Dự thảo Luật. Nhờ đó, khi Dự thảo Luật được Quốc hội thông qua, được ban hành sẽ đạt tính khả thi cao và có hiệu lực bảo vệ, phát huy quyền, nghĩa vụ trong việc thực thi dân chủ trong công việc và cuộc sống của người lao động.

Những nội dung được trình bày tại Hội thảo cũng là nội dung mà Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và sẽ sớm có ý kiến chính thức với Uỷ ban Pháp luật. Các Đại biểu Quốc hội của tổ chức Công đoàn cũng sẽ có ý kiến tham gia trong quá trình Quốc hội thảo luận.

Dự thảo luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Điểm tựa lớn cho người lao động

PV: Nhận định của ông về hiệu quả thực tiễn khi Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua?

Đồng chí Vũ Hồng Quang: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua sẽ mang lại điểm tựa rất lớn cho người lao động và tổ chức Công đoàn khi mà những quy định của pháp luật lâu nay bằng các văn bản dưới luật thì bây giờ đã được luật hoá.

Tính thực thi của hoạt động dân chủ ở cơ sở các cấp sẽ cao hơn, giúp cho người lao động và các cấp Công đoàn hỗ trợ người lao động thực hiện quyền dân chủ của mình tại DN tốt hơn.

Đặc biệt, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ giúp công đoàn cũng như là các tổ chức đã được đề cập trong Luật sẽ bảo vệ tốt hơn Quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình trong quá trình thực hiện dân chủ tại cơ sở.

PV: Từ góc độ nhà quản lý, ông có chia sẻ gì với những khó khăn mà cán bộ công đoàn cơ sở trình bày tại Hội thảo?

Đồng chí Vũ Hồng Quang: Chúng tôi thấu hiểu những khó khăn của cán bộ công đoàn các cấp, đặc biệt khi các anh chị vừa thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công đoàn, vừa phải đảm bảo công tác chuyên môn cũng như ổn định cuộc sống, thu nhập. Đó là thách thức lớn đối với các cán bộ. Tuy nhiên chúng ta có cả một hệ thống bốn cấp, để hỗ trợ và chia sẻ cùng nhau.

Chúng ta cần có sự kết nối, trao đổi, hợp tác nhiều hơn để có thêm sức mạnh tổng hợp, nguồn lực to lớn từ tất cả các cấp công đoàn, cấp trên trực tiếp cơ sở cho đến LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành, trung ương. Và đặc biệt, với những quy định của pháp luật thì mỗi cán bộ, công chức viên chức trong ngành cần nắm chắc, hiểu sâu, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tiễn để có thể bảo vệ một cách hiệu quả, hợp pháp, chính đáng đối với hoạt động Công đoàn cũng như quyền lợi cho người lao động.

Xin cảm ơn đồng chí!

Thực hiện: PHẠM THUỶ - LAM CHI

Ảnh: P.T - L.C - T.L

Đồ họa: TRƯỜNG SƠN

Xem phiên bản di động