e magazine
31/12/2022 16:42
Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

31/12/2022 16:42

Với sự giúp đỡ của các cấp công đoàn, Phạm Văn Tuyên (22 tuổi, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) đã một cuốn sổ tiết kiệm - điểm tựa dù nhỏ nhưng vững chắc cho tương lai. Dù không còn cha mẹ nhưng anh đã có những cán bộ công đoàn luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay giúp đỡ mỗi khi khó khăn nhất.
Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

Với sự giúp đỡ của các cấp công đoàn, Phạm Văn Tuyên (huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) đã có một cuốn sổ tiết kiệm - điểm tựa dù nhỏ nhưng vững chắc cho tương lai. Dù không còn cha mẹ nhưng anh đã có những cán bộ công đoàn luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay giúp đỡ mỗi khi khó khăn nhất.

Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

Trong khi ở tuổi 19, nhiều bạn bè còn đang tập trung ăn học, được cha mẹ chăm sóc thì Phạm Văn Tuyên (công nhân Công ty TNHH Sản xuất giày Chung Jye Ninh Bình) đã bất đắc dĩ trở thành trụ cột gia đình, thay cha mẹ chăm sóc các em.

Tuyên có hoàn cảnh vô cùng éo le. Năm Tuyên 9 tuổi, mẹ mất do tai nạn.

“Tôi chỉ được nghe các bác kể lại, mẹ đi làm và bị tai nạn. Ngày mẹ mất, tôi vẫn đang đi làm thêm ở xưởng thủ công để có thêm tiền đóng học”.

Năm Tuyên 19 tuổi, khi đang chấp hành nghĩa vụ quân sự, biến cố tiếp tục ập đến. Tuyên đau đớn nghe tin bố qua đời vì bệnh tật. Khi đó, chỉ còn 6 tháng nữa là Tuyên kết thúc thời gian quân ngũ, bố anh tính toán sẽ cho anh đi học nghề. Mong muốn chưa thành mà ông đã qua đời.

Là anh cả, trụ cột trong gia đình, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương, Tuyên xin làm công nhân tại Công ty TNHH Sản xuất giày Chung Jye Ninh Bình để có tiền nuôi hai em ăn học, dù đó chưa bao giờ là công việc anh mơ ước.

Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm
Không có tiền chữa bệnh cho em gái là điều Tuyên luôn day dứt. Ảnh: HOÀNG QUÂN

Chịu cảnh mồ côi, Tuyên và hai em còn phải gánh trên vai khoản nợ gần 200 triệu đồng mà bố mẹ vay làm nhà và chữa bệnh. Trang (sinh năm 2002) – em gái của Tuyên, do gia cảnh khó khăn đã không tiếp tục theo học mà xin đi làm công nhân với mong muốn cùng anh trả bớt nợ nần, nuôi em út ăn học. Thời điểm đó, tiền lương, tiền công hằng tháng của hai anh em là 16 triệu đồng. Chi tiêu tằn tiện, hai anh em cũng đủ trang trải cuộc sống, trả dần được nợ và lo cho em trai ăn học.

Nhưng thật không may, giữa tháng 7/2022, Trang bỗng trở nên ốm yếu, đi khám bệnh thì được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng máu, tràn dịch màng phổi. Không đủ sức khỏe làm việc, sợ ảnh hưởng đến sản lượng của cả tổ, Trang xin nghỉ việc để chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, sau đó chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Do bệnh nghiêm trọng, chạy chữa không kịp thời nên Trang đã mãi mãi ra đi ở tuổi 20. Đó là điều khiến Tuyên day dứt nhất.

Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

Trong thời gian tạm nghỉ việc Công ty để dưỡng thương, để có tiền mưu sinh hằng ngày, dù chân còn đau nhức sau tai nạn, Tuyên vẫn cần mẫn cùng người bác ruột đan đồ thủ công mỹ nghệ. Ảnh: HOÀNG QUÂN

“Bố mẹ mất, tôi rất buồn. Nhưng điều khiến tôi tiếc nuối nhất là không lo được tiền để chạy chữa cho em gái. Tôi đã hứa với bố mẹ phải chăm sóc và lo cho các em ăn học nên người. Vậy mà khi em gái ốm, bác sĩ nói phải nằm viện điều trị, tôi không còn đồng nào. Số tiền 20 triệu đồng dành dụm được đã lo chữa bệnh cho Trang hết. Trong nhà, đến gạo thổi cơm cũng không còn. Các cô, các bác trong gia đình hoàn cảnh cũng khó khăn. Mỗi đêm đặt mình nằm xuống, tôi nhớ bố mẹ và cũng tự trách bản thân. Khi nỗi đau vượt quá sức chịu đựng, tôi thường khóc thầm trong đêm. Hơn 2 năm nay vắng bố, cuộc sống đã rất buồn. Nhưng bây giờ mất đi em gái, nhà cửa trống trải lại càng buồn hơn”, Tuyên nói với đôi mắt đỏ hoe.

Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

Mái nhà nơi lưu giữ kỷ niệm hạnh phúc cũng như đau buồn của Tuyên. Ảnh: HOÀNG QUÂN

Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

“Chúng tôi biết đến hoàn cảnh của gia đình Tuyên khi tình cờ đọc trên facebook của đồng chí Phạm Thị Sen - Chủ tịch Công đoàn xã Khánh Hồng (huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), nội dung kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ gia đình em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cán bộ công đoàn huyện Yên Khánh đã liên lạc với đồng chí Phạm Thị Sen để nắm rõ thông tin về gia đình em và đến thăm hỏi, động viên, kêu gọi các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm ủng hộ.

Nhìn Tuyên ngày ấy, tôi thương lắm. Em gái bị bệnh không có tiền chữa trị. Bản thân Tuyên cũng bị tai nạn giao thông phải đi viện và nghỉ việc ở nhà. Nỗi mất mát quá lớn và gánh nặng về các khoản nợ, sinh hoạt hằng ngày của 3 anh em, tiền thuốc thang chữa bệnh đè lên vai chàng trai trẻ. Tuyên chống nạng, đôi mắt ẩn chứa nỗi buồn sâu thẳm, khuôn mặt đầy lo lắng. Chúng tôi không khỏi trăn trở trước hoàn cảnh éo le của một công nhân trẻ chịu thương, chịu khó. Chúng tôi tin rằng nếu có sự chung tay, chia sẻ của tổ chức Công đoàn, cộng đồng xã hội thì Tuyên chắc chắn sẽ có thêm động lực để vượt qua”, đồng chí Phùng Thị Hằng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Yên Khánh kể lại.

Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

Đồng chí Phùng Thị Hằng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Yên Khánh (Ninh Bình) - Ảnh: HOÀNG QUÂN

LĐLĐ huyện Yên Khánh đã phối hợp cùng với Hội Chữ thập đỏ huyện, các cơ quan, đoàn thể xã Khánh Hồng kêu gọi đông đảo đoàn viên, người lao động quyên góp, giúp đỡ gia đình Tuyên. Tổng số tiền huy động được là 355 triệu đồng.

Trong lần trao số tiền hỗ trợ này, LĐLĐ huyện Yên Khánh đã mời đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đại diện gia đình nội, ngoại của Tuyên cùng trao đổi, bàn bạc và tư vấn cách sử dụng nguồn tiền được hỗ trợ cho hợp lý, bảo đảm sự chung tay đóng góp hỗ trợ của các tập thể, cá nhân cho gia đình được sử dụng đúng mục đích, có ý nghĩa. Đồng thời động viên Tuyên sớm ổn định tinh thần, sức khỏe, tiếp tục làm việc và nuôi dạy em trưởng thành. Có được số tiền này, Tuyên dùng một phần trả nợ ngân hàng, một phần lo chi phí sinh hoạt và nuôi em trai ăn học trong thời gian anh phải nghỉ ở nhà vì chấn thương sau tai nạn.

Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

Tuyên kìm nén những giọt nước mắt khi Tết này chỉ còn hai anh em côi cút. Ảnh: HOÀNG QUÂN

Câu chuyện của Tuyên còn được LĐLĐ huyện Yên Khánh gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức. Ban Tổ chức chương trình đã trao tặng cho Tuyên số tiền 10 triệu đồng. Đây cũng là một món quà thiết thực, ý nghĩa giúp Tuyên vượt qua giai đoạn khó khăn thử thách này.

“Sự giúp đỡ của Công đoàn đối với gia đình em rất ý nghĩa. Nếu em không tham gia tổ chức Công đoàn mà làm nghề tự do thì khi ốm đau, bệnh tật, công việc gián đoạn thế này, em không thể có được sự hỗ trợ lớn như vậy. Cuốn sổ tiết kiệm mà Công đoàn đã huy động cho chúng em là điểm tựa vững chắc khiến em vững lòng hơn khi phải đối mặt với những lo toan sắp tới” – Tuyên chia sẻ.

Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

Tuyên từng nghĩ về tương lai với sự lo lắng, bất an và tuyệt vọng. Ảnh: HOÀNG QUÂN

Trong thời gian này, Tuyên phải dưỡng thương, chưa thể đi làm. Anh phải dè sẻn từng đồng để trang trải cuộc sống. Tuyên vừa bảo ban em trai, săn sóc nhà cửa, vừa tranh thủ đan lát đồ mỹ nghệ. Nghề đan lát này Tuyên được mẹ dạy khi mới tròn 7 tuổi. Mỗi ngày, trừ chi phí, Tuyên cũng được 60.000 đồng để mua gạo, mua rau. Tuyên chỉ được học hết lớp 9 nên luôn muốn em trai mình được đi học để thoát khỏi đói nghèo, yên lòng cha mẹ. Tuyên cũng đang chờ chữa lành vết thương để sau Tết đi làm trở lại. LĐLĐ huyện Yên Khánh đã trao đổi, bàn bạc và thống nhất với Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Giày Chung Jye Ninh Bình bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của Tuyên.

“Mỗi lần cần rút tiền, Tuyên đều hỏi và nhờ tôi tư vấn. Tuyên tâm sự rằng sợ mình còn trẻ, sử dụng tiền những lúc chưa thật sự cần thiết. Là thanh niên sớm lo gánh vác công việc gia đình từ nhỏ, Tuyên hiểu được sự chia sẻ, giúp đỡ của mọi người có giá trị rất lớn với em kể cả về vật chất lẫn tình thần trong giai đoạn khó khăn này. Em đã hiểu và trân quý những lời góp ý chân thành từ những anh chị cán bộ công đoàn và lãnh đạo địa phương và hứa sẽ sử dụng số tiền hỗ trợ đúng mục đích. Mỗi lần gặp Tuyên, chúng tôi nhận thấy em vơi bớt đi tự ti, mặc cảm và gương mặt đã nở nụ cười. Em đã tin rằng tình người, lòng tốt và sự sẻ chia luôn ở bên mình, trước hết là tổ chức Công đoàn mà mình là thành viên. Là cán bộ công đoàn, chúng tôi hạnh phúc khi thấy em vượt qua được nỗi đau của chính mình”, đồng chí Phùng Thị Hằng nói.

Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

Anh Phạm Văn Tuyên làm thủ tục gửi tiết kiệm số tiền đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các nhà hảo tâm hỗ trợ. Ảnh: LĐLĐ huyện Yên Khánh

“Chúng tôi hy vọng trong tương lai, cuộc sống của hai anh em Tuyên sẽ bước sang trang mới tốt đẹp hơn. Chúng tôi tính toán, nguồn kinh phí ủng hộ Quỹ sửa nhà cho công nhân nghèo mà LĐLĐ huyện Yên Khánh kêu gọi được sẽ tiếp tục đồng hành, góp phần giúp Tuyên sửa chữa căn nhà, an cư lạc nghiệp. Mỗi một hoàn cảnh đoàn viên khó khăn, chúng tôi chỉ thực sự an tâm khi hỗ trợ được cho họ những điểm tựa dù nhỏ thôi, nhưng vững chắc, để tương lai của họ tươi sáng, tốt đẹp hơn” - đồng chí Phùng Thị Hằng chia sẻ.

Điểm tựa cho người lao động - Bài 2: Cuốn sổ tiết kiệm

Sự động viên của Công đoàn khiến Tuyên tin rằng, cuộc sống trước mắt sẽ là những điều tươi sáng. Ảnh: HOÀNG QUÂN

Bài viết: Thu Chinh

Ảnh, clip: Hoàng Quân - Tuyết Hằng

Đồ họa: An Nhiên

Xem phiên bản di động