
Góp ý dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau) quan tâm tới việc sửa đổi các quy định liên quan đến việc tổ chức đơn vị hành chính và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp nhằm giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền gần dân, sát dân phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
“Đây có thể xem là một cuộc cách mạng trong cải cách nền hành chính nước nhà. Tôi rất đồng tình và tin tưởng vào sự thành công của cuộc cải cách mang tính lịch sử”, đại biểu nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo đại biểu, việc sắp xếp đơn vị hành chính, một số lượng lớn công chức, cán bộ không chuyên trách sau nhiều năm gắn bó với bộ máy Nhà nước phải nghỉ việc, đang loay hoay tìm hướng đi mới, gặp không ít khó khăn trong việc tái hòa nhập thị trường lao động, số còn lại cũng chưa biết đi đâu về đâu, nơi ăn chốn ở thế nào?.
Từ đó đề xuất đẩy mạnh kinh tế tư nhân, quy hoạch, đầu tư mỗi tỉnh có ít nhất một khu công nghiệp tập trung để thu hút, giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ cho công chức dôi dư sau sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân dân ở địa phương; đồng thời ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông thông suốt từ xã đến tỉnh.
"Người dân băn khoăn lo lắng vì địa bàn rộng, xa trung tâm hành chính của tỉnh, liệu có ảnh hưởng việc thực hiện quyền nghĩa vụ công dân? Cán bộ cấp xã có tăng nhưng với địa bàn rộng thì liệu có đủ sức sát dân, gần dân?", đại biểu nêu.
Từ những băn khoăn này của người dân, đại biểu đề nghị các ngành các cấp cần có giải pháp để đạt được mục tiêu sau khi sáp nhập, đó là bộ máy hoạt động thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, không bị gián đoạn, không ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đến hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Đại biểu cũng thống nhất cao với sửa đổi các quy định phân cấp phân quyền, phân rõ nhiệm vụ quyền hạn giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với cấp xã. Vì theo ông, sau khi sáp nhập tỉnh, có những xã cách trung tâm hành chính tỉnh hàng trăm km, với hạ tầng giao thông hạn chế ở nhiều xã vùng sâu vùng xa, vùng miền núi, sẽ tốn nhiều thời gian, kinh phí. Do đó, việc phân cấp này sẽ hết sức cần thiết.
Bên cạnh việc phân cấp mạnh, giao quyền tự quyết cho cấp xã, đại biểu cho rằng cũng cần có cơ chế phối hợp giữa các xã, phường giáp ranh một cách hiệu quả. Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền trong đó đặc biệt trên môi trường mạng, đại biểu cho rằng cần phân quyền mạnh mẽ hơn nữa và ứng dụng công nghệ thông tin cho cấp xã để giải quyết công việc tại chỗ cho người dân.
Đại biểu cũng kiến nghị tăng cường số lượng cán bộ công chức cấp xã phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn và theo phân loại đơn vị hành chính xã phường, tận tuỵ với nhân dân.
Những kiến nghị của đại biểu Quốc hội không chỉ phản ánh tư duy phát triển kinh tế gắn với giải quyết bài toán xã hội, mà còn cho thấy cách tiếp cận chủ động, dài hạn trong quá trình tái cấu trúc bộ máy hành chính.
Trong bối cảnh một số lượng lớn cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách có nguy cơ mất việc làm sau sắp xếp tổ chức, thì việc mở rộng không gian kinh tế, tạo cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp ngay tại địa phương là hết sức cần thiết.
Điều này cũng góp phần giảm áp lực lên các trung tâm đô thị lớn, đảm bảo ổn định đời sống cho người dân sau thay đổi hành chính.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa đề xuất, cần có chiến lược đồng bộ về quy hoạch, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng và chính sách đào tạo lại lao động, từ đó tạo nên một hệ sinh thái bền vững, hài hòa giữa cải cách bộ máy và phát triển nguồn lực tại chỗ.
![]() Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương 44.000 tỷ đồng để chi trả chế độ chính sách cho cán bộ sau sắp ... |
![]() Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội năm 2025, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem ... |
Tin mới hơn

Người chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu được hỗ trợ 100% chi phí mua bảo hiểm y tế

Trực thuộc Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn vẫn là tổ chức riêng

Tổng Liên đoàn hướng dẫn tổ chức lại bộ máy công đoàn cấp tỉnh, cấp cơ sở
Tin tức khác

Bổ sung 4 trường hợp được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế từ 1/7

Giữ nguyên chế độ, chính sách hiện hành với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp bộ máy

Cán bộ công chức được điều chuyển về xã sẽ hưởng mức lương thế nào?

Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức cũng phải đóng bảo hiểm xã hội

Hưởng lương hưu thế nào khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178?
