e magazine
01/12/2020 07:45
Để phát huy vai trò lãnh đạo của nữ giới, lãnh đạo nam cần đi đầu!

01/12/2020 07:45

Phụ nữ chiếm hơn 50% lực lượng lao động toàn cầu nhưng chưa đến 25% lao động nữ giữ vai trò lãnh đạo cấp cao. Trong khi đó, thực tế chứng minh, doanh nghiệp có tỷ lệ bình đẳng giới cao hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn, năng suất và năng lực cạnh tranh cao hơn.... Vậy làm thế nào để phát huy vai trò lãnh đạo của nữ giới? Câu trả lời là chính là nam giới, những người đang nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo ở doanh nghiệp cần đi đầu trong thực hiện mục tiêu này!
Để phát huy vai trò lãnh đạo của nữ giới, lãnh đạo nam cần đi đầu!

Phụ nữ chiếm hơn 50% lực lượng lao động toàn cầu nhưng chưa đến 25% lao động nữ giữ vai trò lãnh đạo cấp cao. Trong khi đó, thực tế chứng minh, doanh nghiệp có tỷ lệ bình đẳng giới cao hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn, năng suất và năng lực cạnh tranh cao hơn.... Vậy làm thế nào để phát huy vai trò lãnh đạo của nữ giới? Câu trả lời chính là nam giới, những người đang nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo ở doanh nghiệp cần đi đầu trong thực hiện mục tiêu này!

Mới đây, tại TP.HCM, ManpowerGroup Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tổ chức sự kiện “Khai phóng thế hệ lãnh đạo nữ mới”.

Cần đặt câu hỏi “Chúng ta cần làm gì để phụ nữ có thể đảm trách tốt vai trò này?”

T

hông tin được cung cấp tại sự kiện cho thấy, ngày nay, phụ nữ chiếm hơn 50% lực lượng lao động toàn cầu, nhưng chưa đến 25% lao động nữ giữ vai trò lãnh đạo cấp cao. Nhận định về thực tế này, bà Hồ Thị Thu Uyên, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn Intel tại Việt Nam và Malaysia, chia sẻ rằng các tổ chức và công ty cần hiểu vì sao họ cần thúc đẩy vai trò của lãnh đạo nữ, những thách thức nào đang chờ đón họ và làm thế nào giúp phụ nữ phát huy hết tiềm năng của mình bởi họ xứng đáng có cơ hội bình đẳng như nam giới.

Bà Thái Vân Linh, Nhà đầu tư, Cố vấn và đồng thời là một người mẹ, nhấn mạnh rằng: “Đã đến lúc các nhà lãnh đạo cần nhận thức rõ các định kiến về nữ giới và có những động thái thích hợp để vượt qua rào cản về giới nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức”.

Để phát huy vai trò lãnh đạo của nữ giới, lãnh đạo nam cần đi đầu!
Sự kiện “Khai phóng thế hệ lãnh đạo nữ mới” do ManpowerGroup Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tổ chức.

Hiện nay, đại dịch Covid-19 còn gây ra nhiều thách thức hơn trước đây. Nghiên cứu mới nhất do Tập đoàn ManpowerGroup thực hiện “Tương lai cho người lao động, vì người lao động” cho thấy phụ nữ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế và xã hội lâu dài hơn so với nam giới. Phụ nữ có nhiều nguy cơ phải nghỉ việc tạm thời, lo ngại hơn về việc quay trở lại nơi làm việc và chiếm đa số trong các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19.

Bà Carine Rolland, Giám đốc nhân sự và Văn hoá doanh nghiệp của ManpowerGroup khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông cho biết: “Các nhà lãnh đạo cần hiểu rõ nhu cầu của lao động nữ để tránh những định kiến vô thức khi triển khai các phương thức làm việc linh hoạt và những chính sách nhằm giúp phụ nữ an toàn và phát huy hết tiềm năng của họ”.

Bà Carine Rolland cũng nhấn mạnh rằng bước đầu tiên để vượt qua những thành kiến này là phải thừa nhận chúng. Việc thách thức các giả định của các lãnh đạo về nữ giới đồng nghĩa với việc nhận thức được các thành kiến về giới, từ đó đề ra các phương án điều chỉnh hợp lý.

Để phát huy vai trò lãnh đạo của nữ giới, lãnh đạo nam cần đi đầu!
Nhà lãnh đạo cần đặt câu hỏi “Chúng ta cần làm gì để phụ nữ có thể đảm trách tốt vai trò này?”

Trong số các giải pháp nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của phụ nữ, các tổ chức cần tuyển dụng nhiều phụ nữ hơn, tạo điều kiện giúp họ thăng tiến nhiều hơn và giảm tỉ lệ nghỉ việc ở lao động nữ. Bên cạnh đó, thay vì nói “Cô ấy không có kinh nghiệm”, nhà lãnh đạo cần đặt câu hỏi “Chúng ta cần làm gì để phụ nữ có thể đảm trách tốt vai trò này?” Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tìm ra phương thức vượt qua các rào cản văn hoá.

Carine Rolland nhấn mạnh, cuối cùng và không kém phần quan trọng chính là việc các lãnh đạo nam đi đầu trong triển khai mục tiêu này như thế nào!

Bình đẳng giới tạo ra môi trường làm việc tốt hơn!

Liên quan đến bình đẳng giới, trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ, trước đó tại buổi ký Tuyên bố ủng hộ các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) diễn ra vào giữa cuối tháng 8/2020 vừa qua, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) chia sẻ, thúc đẩy cơ hội việc làm, cống hiến và thăng tiến cho phụ nữ và nam giới trong cộng đồng, nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng sẽ khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi giới. Đó chính là sự bổ sung hoàn hảo, là nền tảng để đạt được sự thịnh vượng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia và mỗi doanh nghiệp.

Để phát huy vai trò lãnh đạo của nữ giới, lãnh đạo nam cần đi đầu!
Bà Thái Vân Linh chia sẻ tại sự kiện "Khai phóng thế hệ lãnh đạo nữ mới” do ManpowerGroup Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tổ chức.

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Giữa đầu tư cho việc làm của phụ nữ và thu nhập bình quân đầu người có mối tương quan trực tiếp: Những quốc gia có tỷ lệ bình đẳng giới cao hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và năng lực cạnh tranh cao hơn. Tương tự, những doanh nghiệp có tỷ lệ bình đẳng giới cao hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn, năng suất và năng lực cạnh tranh cao hơn, có lực lượng lao động và môi trường làm việc tốt hơn.”

Để phát huy vai trò lãnh đạo của nữ giới, lãnh đạo nam cần đi đầu!

Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam trong quản lý cấp cao đạt 33%, cũng cao hơn mức trung bình toàn cầu là 29%.

“Theo báo cáo về doanh nghiệp mới nhất của Grant Thornton International, tỷ lệ phụ nữ trong quản lý cấp cao tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong năm 2019, trở thành quốc gia đứng đầu trên thế giới về loại bỏ các rào cản đối với bình đẳng giới ở các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tại Việt nam có khả năng đảm bảo cơ hội phát triển cho phụ nữ ở mức 56% so với mức trung bình toàn cầu là 34%, đứng sau đó là Nigeria, Ấn Độ và Indonesia.

Mặc dù số lượng phụ nữ hiện diện trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp đang dần tăng, sự bình đẳng giới tại vị trí chủ chốt vẫn còn khá xa. Khu vực ASEAN đứng thứ ba trong 5 khu vực hàng đầu về tỷ lệ phụ nữ trong quản lý cấp cao. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, việc tạo điều kiện linh hoạt cho phép phụ nữ thay đổi lịch làm việc một cách thuận tiện thì doanh nghiệp Việt Nam đã đạt 56% cao hơn mức trung bình toàn cầu là 31%.

Xét về các doanh nghiệp nỗ lực tạo ra một nền văn hóa hòa nhập, Việt Nam đạt 58%, so với 34% trên toàn cầu. Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam trong quản lý cấp cao đạt 33%, cũng cao hơn mức trung bình toàn cầu là 29%.

Tại Việt Nam, 95% doanh nghiệp có ít nhất một phụ nữ làm quản lý cấp cao, so với 87% trên toàn cầu. Các vị trí phổ biến nhất cho nữ lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam là giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc marketing và giám đốc điều hành.

Lê Tuyết

Đồ họa: Ngô Thụy

Xem phiên bản di động