e magazine
15/12/2021 13:12
Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp

15/12/2021 13:12

Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp và nâng cao trình độ, kỹ năng của cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới là một nội dung trọng tâm mà Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2026.
Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp

Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp

Giai đoạn 2014 - 2020, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng, ký kết và triển khai thực hiện chương trình phối hợp nhằm nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của CNVCLĐ, kỹ năng cho con CNVCLĐ, đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Thực hiện chương trình phối hợp, nhiều phong trào thi đua học tập như phong trào học tập văn hóa, học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; phong trào "ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi" trong CNLĐ tại doanh nghiệp được đẩy mạnh.

Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho CNLĐ học hoàn thiện chương trình THPT và kỹ năng nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tăng cường tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa buổi tối, các lớp đào tạo nghề mới, đào tạo lại nghề cho công nhân.

Các Trung tâm dạy nghề Công đoàn đã nâng cao chất lượng đào tạo nghề mới cho công nhân, đào tạo lại nghề cho công nhân; chỉ đạo Trường Đại học Công đoàn, Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức tốt việc dạy và học cho sinh viên, trong đó có con CNVCLĐ, học viên, cán bộ công đoàn cơ sở...

CNLĐ được trả nguyên lương trong giờ học tập

Các cấp Công đoàn đã từng bước thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động hỗ trợ, tạo điều kiện cho CNLĐ tham gia học tập nâng cao trình độ, đưa nội dung này vào Nghị quyết Hội nghị người lao động, thỏa ước lao động tập thể...

Một số mô hình hiệu quả như: tặng học bổng cho CNLĐ nghèo vượt khó học tập, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức "Điểm học tập, sinh hoạt văn hóa" phục vụ công nhân, liên kết đào tạo nghề cho công nhân, vận động người sử dụng lao động bỏ ra một giờ trong thời gian làm việc để CNLĐ học tập mà vẫn trả nguyên lương, CNLĐ bỏ ra 1 giờ nghỉ của cá nhân để học tập, tổ chức tuần lễ "Học tập suốt đời".

Sau 5 năm thực hiện chương trình phối hợp, trình độ học vấn THPT của CNLĐ đạt 66,7%. Về trình độ kỹ năng nghề nghiệp: Tỷ lệ CNLĐ đã qua đào tạo là 80%, chưa qua đào tạo là 20%; CNLĐ được đào tạo lại đạt tỷ lệ 43%, bậc thợ từ 4 - 7 (có tay nghề cao) là 22,5%.

Tỷ lệ CNLĐ trong các loại hình doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến pháp luật là hơn 6 triệu người. Đã có hơn 3 triệu lượt CNLĐ được tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ năng sống; trên 514.000 lượt CNLĐ được học ngoại ngữ, tin học.

Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Lễ ký kết. Ảnh: Hải Nguyễn

Trong ngành Giáo dục tổ chức tốt các phong trào thi đua "Thi đua dạy tốt, học tốt", "Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm", "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", hưởng ứng tuần lễ "Học tập suốt đời" và "Ngày Sách Việt Nam" hằng năm.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam triển khai thực hiện "Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới"; tổ chức tọa đàm "Thầy cô chúng ta đã thay đổi"; lễ tôn vinh "Nhà giáo của năm"... có sức lan tỏa lớn.

Phát biểu tại Lễ ký kết, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh, chương trình phối hợp là một hoạt động triển khai thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về “phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế”, “xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước".

Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp

Đồng chí Nguyễn Kim Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Lễ ký kết.

Những nội dung trong chương trình phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Việc ký kết, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình này là một giải pháp đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

nâng cao trình độ, kỹ năng cho CNVCLĐ và con CNVCLĐ

Giai đoạn 2021 - 2026, Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Đề án thành phần “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2030” theo phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”; thực hiện nhiệm vụ tại Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ trong các cơ sở giáo dục của tổ chức Công đoàn.

Hai bên cũng nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ công nhân, lao động trong doanh nghiệp học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; các chính sách đối với đoàn viên công đoàn là giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục - Đào tạo và là cán bộ quản lý giáo dục; nghiên cứu đưa nội dung giáo dục lý luận về công nhân và Công đoàn vào chương trình giảng dạy ở các cấp học, nhất là giáo dục đại học; phối hợp quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các trường đại học thuộc Tổng Liên đoàn; đề xuất cơ chế, chính sách phát triển các trường học tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, đặc biệt là các trường mầm non, tiểu học.

Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2026

Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật và kỷ luật lao động, các phong trào thi đua học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong CNVCLĐ, nhất là CNLĐ trong doanh nghiệp; các phong trào thi đua học tốt, dạy tốt trong các cơ sở giáo dục. Phối hợp tổ chức hiệu quả chương trình giáo dục sau đại học cho cán bộ công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng của Tổng LĐLĐ Việt Nam, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về học tập suốt đời, nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật, kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề nghiệp trong CNVCLĐ, trong đó có đội ngũ nhà giáo, góp phần tích cực trong việc xây dựng xã hội học tập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng để CNVCLĐ phối hợp với đội ngũ nhà giáo trong nhà trường cùng rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại chỗ, các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng kết nối, kỹ năng ứng phó tình huống để bảo vệ con em mình khỏi bị tai nạn, bị xâm hại, bạo hành trong các cơ sở giáo dục,...

Đa dạng hình thức, nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trung tâm giáo dục thường xuyên của ngành Giáo dục và các cơ sở giáo dục đào tạo của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp và kéo dài.

Các hoạt động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp bao gồm: Tuyên truyền, vận động CNLĐ chưa hoàn thiện chương trình trung học phổ thông, học hoàn thiện chương trình và tốt nghiệp trung học phổ thông.

Vận động người sử dụng lao động tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, địa điểm hỗ trợ CNLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; đưa nội dung này vào thỏa ước lao động tập thể. Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua; tổ chức các lớp đào tạo lại, nâng cao trình độ; tuyên truyền, phổ biến chính trị, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống cho cán bộ công đoàn cơ sở và CNLĐ trong doanh nghiệp.

Tạo điều kiện cho các trường đại học thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam phát triển và tổ chức có hiệu quả chương trình giáo dục sau đại học cho cán bộ công đoàn tại các địa phương, ngành, góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.

Các cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức dạy văn hóa, mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, chính trị pháp luật, kỹ năng sống phù hợp với nhu cầu của CNVCLĐ, nhất là CNLĐ trong doanh nghiệp.

Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam cho cán bộ, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn

"Ngành Giáo dục và Đào tạo hiện có số lượng cán bộ, nhà giáo, người lao động là đoàn viên công đoàn rất lớn. Những năm qua, Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo sát sao Công đoàn Giáo dục Việt Nam chăm lo, động viên, hỗ trợ đội ngũ nhà giáo, qua đó đóng góp rất lớn cho ngành Giáo dục và Đào tạo" - đồng chí Nguyễn Kim Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Lễ ký kết.

Đồng chí Bộ trưởng hi vọng, việc phối hợp giữa hai bên, nhất là việc giải quyết vấn đề nóng của xã hội như: nhà trẻ, trường học tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ giúp CNVCLĐ yên tâm công tác, làm việc.

Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệpTổng LĐLĐVN tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam" cho 8 lãnh đạo, cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Hải Nguyễn

Bài viết: Hà Vy

Xem phiên bản di động