
Khoảnh khắc lay động ấy không phải đến từ clip 2 phút lan truyền trên mạng xã hội. Đằng sau nó là câu chuyện Hiếu từng suốt 10 năm cõng Minh đến trường từ thuở tiểu học ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.
Cụ thể, dù đôi chân khuyết tật khiến Minh phải di chuyển bằng xe lăn, chưa một ngày nào Hiếu để bạn mình bỏ lỡ lớp học. Tình bạn đặc biệt của hai em từng lay động hàng triệu trái tim vào năm 2020, khi câu chuyện được lan tỏa trên báo chí.
Năm đó, cả hai cùng thi tốt nghiệp THPT với điểm số ấn tượng: Minh đạt 28,10 khối A; Hiếu đạt 28,15 khối B. Tuy nhiên, Hiếu thiếu 0,25 điểm để vào Trường Đại học Y Hà Nội. Dư luận hồi đấy đã gây sức ép rất lớn tới cả trường Đại học Y Hà Nội và ngành Giáo dục yêu cầu đặc cách cho Hiếu.
Song, khi dư luận còn đang ồn ào, Hiếu- với lòng tự trọng- đã quyết định theo học Trường Đại học Y Dược Thái Bình, nơi miễn học phí và hỗ trợ ký túc xá cho em. Em cũng cho hay, em không muốn mình làm ảnh hưởng tới tính công bằng của kỳ thi, ảnh hưởng tới các thí sinh khác. Đó là lời chính trực, chín chắn của một học sinh vừa tốt nghiệp cấp 3.
Dù theo học ở hai tỉnh khác nhau, tình bạn không hề phai nhạt. Hiếu vẫn dành thời gian thăm Minh, chia sẻ chuyện học hành, động viên nhau vượt khó. Sau 5 năm, Minh tốt nghiệp với bằng giỏi, điểm CPA 3.23/4. Trên bục danh dự hôm ấy, Hiếu lại một lần nữa cõng bạn mình - lần này không phải đến lớp, mà là hoàn thành giấc mơ mà hai em đã cũng nhau xây đắp suốt hành trình dài cả thập kỷ.
Việc Hiếu cõng Minh lên nhận bằng mang nhiều tính biểu tượng nhưng nó không phải là trình diễn. Bởi, nhìn vào hành trình ròng rã Minh vượt qua nghịch cảnh của số phận để cầm bằng Giỏi Bách Khoa, nhìn vào tháng ngày hai đứa trẻ lớn cùng nhau, tương trợ nhau trong sáng, bất vị lợi giữa những nắng mưa bão bùng của thời tiết, gia cảnh và thân phận sẽ cảm thấy khoảnh khắc ấy long lanh, đẹp đẽ biết chừng nào.
Bởi, lần này, Hiếu cõng Minh không phải chỉ là giúp Minh bước lên bục nhận tấm bằng mà là Hiếu cũng muốn dự phần vào khoảnh khắc ấy- khoảnh khắc mà người bạn tri kỷ đã vượt qua mọi trớ trêu của số phận và tỏa sáng. Chính Hiếu cũng chia sẻ niềm hân hoan trong lúc học xong rồi bắt xe khách lên Hà Nội, cố cho kịp giờ để cõng Minh lên nhận bằng.
Và, trong khoảnh khắc đẹp đẽ ấy, có một người nữa đã ở dưới sân khấu nhìn hai chàng thanh niên hạnh phúc khép lại hành trình cõng nhau đi học. Đó là bố của Minh. Sau khi Hiếu và Minh học 2 trường đại học khác nhau, bố của Minh đã thu xếp công việc, lên Hà Nội để hỗ trợ con học.
Hành trình ấy là 5 năm ròng, hai bố con bên nhau, san sẻ, hỗ trợ nhau. Bố Minh cũng xứng đáng đứng lên bục cùng Minh. Nhưng ông hiểu, trân trọng và biết ơn Hiếu cũng như cảm phục tình cảm của hai đứa nhỏ.
Hành trình cõng nhau đi học của Hiếu và Minh đã có cái kết viên mãn. Đó không hẳn là câu chuyện cổ tích mà là câu chuyện rất đời về tình bạn, sự chia sẻ bất vị lợi và cả nghị lực phi thường của con người.
Cuộc đời phía trước vẫn dài dặc, nhưng những người giàu nỗ lực, lòng chính trực và sự tử tế, chắc chắn sẽ gặp nhiều điều tốt đẹp.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Đằng sau khoảnh khắc cõng bạn lên nhận bằng, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Làm việc không chỉ tròn vai

Khi bác sĩ “làm content”
Tin tức khác

Thua vì thực lực!

Chuyến tàu lượn cảm xúc của sĩ tử thi khối C

Thịt lợn C.P và những dấu hỏi

Khi khuôn mặt cũng là tài sản

Bẻ gãy ngai vàng
