e magazine
26/09/2020 16:08
Cuộc sống của một công nhân làm bố đơn thân

26/09/2020 16:08

Cả tuần nay, trong các cuộc gọi video vào buổi tối, cô con gái 4 tuổi đều tò mò hỏi Phi về món quà Trung thu sắp tới. Anh bảo con: “Bí mật. Hôm đó bố về con sẽ biết”.

Cuộc sống của một công nhân làm bố đơn thân

ek

Cả tuần nay, trong các cuộc gọi video vào buổi tối, cô con gái 4 tuổi đều tò mò hỏi Phi về món quà trung thu sắp tới. Anh bảo con: “Bí mật. Hôm đó, bố về con sẽ biết”.

Thực ra Phi vẫn chưa biết phải mua món quà gì, đèn ông sao, đèn lồng hay một con búp bê nhưng có một điều anh luôn chắc chắn: “Mình phải về với con”. Tết Trung thu năm nay vào ngày thứ Năm, Phi vẫn phải đi làm. Anh dự tính, 5 giờ chiều rời khỏi công ty sẽ tạt qua nhà trọ chuẩn bị đồ đạc rồi đi xe máy về quê, quãng đường dài 60km, từ huyện Đông Anh về tới huyện Ba Vì, Hà Nội. Dọc đường, anh sẽ tạt vào một cửa hàng đồ chơi nào đó.

Từ ngày ly hôn, Phi nhận thấy cuộc đời mình đã nếm đủ nỗi buồn. Anh luôn tự nhủ phải bù đắp cho con bằng những niềm vui giản dị nhất.

Mọi chuyện xảy ra vào cuối năm 2018, khi tòa án giải quyết cho vợ chồng Phi ly hôn sau 3 năm lấy nhau. Anh bảo, lý do chính là vì “không hợp tính”. Anh được quyền nuôi cô con gái sinh năm 2016. Mẹ của đứa bé, sau khi ly hôn đã vào Nam làm việc. “Bây giờ mỗi người một nơi, không liên quan đến nhau nữa, bọn em cũng ít khi hỏi thăm nhau, chẳng biết cô ấy làm gì”, Phi nói.

Phi quen cô ấy từ hồi còn làm công nhân xây dựng ở Hà Nội. Tình yêu đầu đời với cô nhân viên bán hàng quê ở Sơn La đã nhanh chóng đi đến một đám cưới vào tháng 3/2015. Năm ấy, Phi 26 tuổi. Anh nhớ như in quãng đường rước dâu dài 253 cây số, kéo dài tận 6 tiếng. Cưới xong, anh chuyển về làm việc cho một công ty bán vật liệu xây dựng gần nhà, lúc rảnh rỗi đi làm thuê trong các trang trại.

Vợ anh, sau khi sinh con cũng xin vào làm việc cùng chồng. Cả hai không hợp tính nhau, được một thời gian thì cô ra Hà Nội làm công việc bán hàng. Anh cũng bỏ việc ở quê, gói ghém vài bộ quần áo và ít đồ đạc cá nhân tìm đường đến KCN Bắc Thăng Long. Tại đây, anh được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH Canon Việt Nam. Từ đó trở đi, vợ chồng mỗi người một nơi, xa cách nhau, tình cảm cũng nhạt dần, rồi chia tay, ra toà.

ek

“Vợ em bảo cho em nuôi con. Toà án cũng giải quyết cho em được quyền nuôi con. Mà thực sự con ở với em sẽ tốt hơn”

Trần Văn Phi, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam

ek

Sau ly hôn, anh nghỉ việc ở Công ty Canon trong khoảng thời gian 5-6 tháng rồi tiếp tục nộp hồ sơ trở lại làm việc. Hiện giờ, Phi đang làm ở bộ phận BDC 2, có nhiệm vụ cấp nguyên liệu cho khối sản xuất. Công việc thường xuyên phải chạy đi chạy lại, bốc hàng, kéo hàng.

Anh nhẩm tính, mỗi ngày công được gần 200 nghìn; cộng với 350 nghìn tiền phụ cấp đời sống, 200 nghìn chuyên cần, 100 nghìn đi lại, 200 nghìn con nhỏ mỗi tháng. Trừ tiền bảo hiểm, lương còn được khoảng 5 triệu đồng.

Đều đặn hằng tháng, sau khi lĩnh lương, Phi gửi về cho bố mẹ 3 triệu để giúp mình nuôi con, số còn lại chi trả tiền nhà trọ, tiền ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. “Giữ nhiều em cũng không dùng đến. Thiếu thì em lại xoay xở, tìm cách đi làm thêm, ship hàng hoặc vay bạn bè. Ở nhà sẽ cần hơn. Em xác định cố gắng làm để lấy tiền nuôi con và giúp đỡ gia đình”, Phi chia sẻ.

Những ngày nghỉ cuối tuần, Phi thường tranh thủ đi xe máy về thăm con gái. Đứa bé đã đi học trường mẫu giáo gần nhà, thường quấn quýt mỗi khi bố về.

Cuộc sống của một công nhân làm bố đơn thân

“Người ta cứ hay hỏi con bé: Thế mẹ đi đâu? Nó bảo: Mẹ bỏ con rồi. Nó cũng đã biết chuyện rồi. Nó bảo bây giờ chỉ có bố với ông bà thôi”

Từ lúc chia tay vợ, Phi cũng từng quen một vài cô gái. Khi mối quan hệ trở thân thiết, anh thường tâm sự câu chuyện riêng của mình, về việc đổ vỡ trong hôn nhân, đang một mình nuôi con... Người thì bảo, ai cũng từng có quá khứ, hãy cứ để nó êm xuôi đi, quan trọng là hiện tại. Người lại nói, chuyện ấy không quan trọng. Sau này Phi mới biết rằng, thời điểm ấy, họ chỉ muốn anh đỡ buồn. Những tin nhắn thưa dần, mối quan hệ nhạt dần, rồi họ không còn tiếp tục mối quan hệ với Phi nữa.

“Em không muốn giấu hoàn cảnh của mình. Như thế, người ta đỡ bị tổn thương về sau. Nếu người ta hiểu được thì sẽ đến với mình, còn không thì làm người xa lạ cũng chẳng sao cả. Em vẫn chưa gặp được ai chấp nhận mình”, Phi nói.

Cuộc sống của một công nhân làm bố đơn thân

Một tuần trước, Phi quyết định chuyển phòng trọ, từ thôn Bầu, xã Kim Chung sang thôn Sáp Mai, xã Võng La (đều thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Chỗ ở mới của anh là một căn phòng lợp fibro xi măng, có trần nhựa, vệ sinh khép kín, ở trên tầng 2 của một xóm trọ công nhân cách cổng C, KCN Bắc Thăng Long khoảng vài trăm mét. Giá thuê 700 nghìn đồng/tháng, đắt hơn chỗ ở trước 100 nghìn đồng nhưng rộng rãi hơn.

Tính cả khu nhà vệ sinh, căn phòng mới của Phi rộng khoảng 10m2. Có một tấm dát giường đặt dưới nền nhà làm chỗ nghỉ ngơi. Thiết bị điện của Phi gồm 1 bóng đèn, 1 chiếc quạt, 1 ấm nước siêu tốc và sạc điện thoại. Bình quân trước đây, mỗi tháng anh dùng hết 1,5 khối nước và nhiều nhất là 15 số điện, có tháng chỉ hết 6-7 số.

Cuộc sống của một công nhân làm bố đơn thân Cuộc sống của một công nhân làm bố đơn thân Cuộc sống của một công nhân làm bố đơn thân
Cuộc sống của một công nhân làm bố đơn thân

Phi lười nấu cơm, mấy năm đi làm chỉ ăn cơm bụi, suất cơm 20.000 đồng, ít thịt, nhiều rau. Lúc mệt quá thì pha mì tôm hoặc mua bánh mì về ăn. Thỉnh thoảng, mấy anh em công nhân trong xưởng rủ nhau đi uống bia, Phi cũng tham gia, uống vài cốc, tám vài câu chuyện phiếm rồi về.

Tối đến, sau khi gọi điện trò chuyện với cô con gái, anh thường đi dạo quanh làng rồi trở về phòng, mở youtube xem vài gameshow truyền hình hoặc lướt xem TikTok và đi ngủ.

“Cuộc sống cũng buồn. Nhưng rồi cũng quen. Đôi khi phải chấp nhận”, anh nói.

Cuộc sống của một công nhân làm bố đơn thân

Bài, ảnh: Ý Yên

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 26/9 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 26/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 26/9, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 32,7 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ...

Hà Nội, niềm tin và hy vọng Hà Nội, niềm tin và hy vọng

Bất giác khi bắt đầu gõ những chữ đầu tiên của bài báo này, trong tôi lại nghe vọng lên những lời ca của bài ...

"Có tiền ăn nhậu rồi kêu khổ, bụt nào                         thương?" "Có tiền ăn nhậu rồi kêu khổ, bụt nào thương?"

Có tiền là ăn nhậu. Ăn nhậu dường như là một thói quen khó bỏ với nhiều bạn nam công nhân. Tình trạng mất việc, ...

Xem phiên bản di động