e magazine
28/10/2020 14:15
Cung ứng nguồn nhân lực thuyền viên chất lượng cho lĩnh vực vận tải biển

28/10/2020 14:15

Qua 22 năm triển khai thực hiện, Dự án Nâng cao chất lượng thuyền viên Việt nam (VSUP) đã cung ứng nhiều nhân lực chất lượng phục vụ cho ngành vận tải biển. Đây là dự án phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam (do Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đại diện) và Công đoàn Thủy thủ Nhật Bản (JSU).
Cung ứng nguồn nhân lực thuyền viên chất lượng cho lĩnh vực vận tải biển

Qua 22 năm triển khai thực hiện, Dự án Nâng cao chất lượng thuyền viên Việt nam (VSUP) đã cung ứng nhiều nhân lực chất lượng phục vụ cho ngành Vận tải biển. Đây là dự án phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam (do Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đại diện) và Công đoàn Thủy thủ Nhật Bản (JSU).

Cung ứng nguồn nhân lực thuyền viên chất lượng cho lĩnh vực vận tải biển

Dự án Nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam (VSUP) được thành lập tháng 12/1998. Dự án được Ủy ban công tác về Các tổ chức phi chính phủ cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam số 175/UB/GP ngày 1/1/1998 và Giấy phép Lập văn phòng Dự án tại Việt Nam số 050/UP/GP ngày 25/9/1998.

Mục tiêu của Dự án là nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam có trình độ chuyên môn ngoại ngữ cao, đạt chất lương quốc tế, từ đó có cơ hội làm việc trên các tàu Nhật Bản và tàu nước ngoài. Dự án còn có nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi thông tin về phong trào công đoàn và hoạt động hàng hải quốc tế. Dự án mang nhiều ý nghĩa về kinh tế cũng như mở rộng hợp tác quốc tế giữa Công đoàn Thủy thủ Nhật Bản, Hiệp hội Thuyền viên Quốc tế Nhật Bản với Công đoàn Việt Nam.

Cung ứng nguồn nhân lực thuyền viên chất lượng cho lĩnh vực vận tải biển

Đến tháng 10/2020, Dự án đã triển khai được 8 giai đoạn với tổng kinh phí trị giá trên 3,4 triệu đô - la - Mỹ. Dự án đã đào tạo 52 khóa học tiếng Anh hàng hải và kỹ năng làm việc trên tàu biển cho 2.500 học viên. Học viên có trình độ tiếng Anh, kỷ luật làm việc, tác phong công nghiệp… đáp ứng được yêu cầu của các chủ tàu trong nước và quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, học viên được cấp chứng chỉ và được các hãng tàu nước ngoài tuyển dụng với mức lương cao hoặc giữ các vị trí quan trọng trên các tàu viễn dương của các doanh nghiệp vận tải biển trong nước. Dự án góp phần giải quyết việc làm, nâng cao năng lực hoạt động của ngành Hàng hải nói chung và vận tải biển nói riêng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Cung ứng nguồn nhân lực thuyền viên chất lượng cho lĩnh vực vận tải biển
Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia ý kiến về hoạt động của Dự án trong bối cảnh ngành Vận tải biển suy giảm.

Theo bà Chu Diệu Linh - Trưởng Ban Tuyên giáo Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam: “Ban đầu Dự án chỉ có khóa đào tạo dài hạn cho sỹ quan, thuyền viên Việt Nam về Tiếng Anh giao tiếp, Tiếng Anh chuyên ngành Hàng hải… (thời gian là 6 tháng) được Nhật Bản hỗ trợ 60% chi phí, doanh nghiệp vận tải biển đóng góp 40%.

Sau đó, do nhu cầu thực tế của doanh nghiệp nên Dự án đã mở thêm các khóa nghiệp vụ ngắn hạn miễn phí trang bị kỹ năng cơ bản về boong và máy, khẩu lệnh cơ bản trên tàu cho học viên. Các khóa học dài hạn giảm thời gian đào tạo từ 6 tháng xuống còn 5 tháng vẫn đảm bảo nội dung chương trình đào tạo."

Tổng LĐLĐ Việt Nam (đại diện là Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam) quyết định nội dung, chương trình, thời hạn đào tạo thuyền viên. Đồng thời, tăng cường trao đổi với các doanh nghiệp vận tải biển để mở rộng đối tượng, nội dung đào tạo; điều chỉnh về học liệu, thời gian, cơ sở vật chất kịp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Cung ứng nguồn nhân lực thuyền viên chất lượng cho lĩnh vực vận tải biển

Theo đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam: “Dự án đã đào tạo thủy thủ Việt Nam đủ năng lực làm việc cho các hãng tàu trong và ngoài nước. Trong bối cảnh ngành Vận tải biển suy giảm, hoạt động đào tạo của Dự án có khó khăn. Tuy nhiên, Tổng LĐLĐ Việt Nam tin rằng đó là khó khăn tạm thời vì Việt Nam là quốc gia có lợi thế về biển. Ngành Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên thế giới, Ban Quản lý Dự án có thể đổi mới hình thức đào tạo trực tuyến bên cạnh hoạt động đào tạo tập trung để phù hợp với tình hình mới”.

Hiện nay, ngành Vận tải biển thế giới suy giảm. Cùng với đó là những vấn đề an ninh hàng hải, gia tăng số vụ và tính chất nghiêm trọng của các vụ cướp biển, căng thẳng chính trị leo thang tại một số khu vực trên thế giới... Những yếu tố đó đã gây tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp vận tải biển cũng như tâm lý của sỹ quan, thuyền viên. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực đi biển.

Dự án Nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam đã và đang góp phần tích cực trong việc thu hút lực lượng lao động trẻ đến với nghề đi biển, phần nào giải quyết tình trạng thiếu hụt thuyền viên Việt Nam hiện nay.

Bài: Duy Minh
Ảnh: Duy Minh, CĐ
Đồ họa: Duy Minh

Xem phiên bản di động