e magazine
01/10/2020 12:20
Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ: Vẫn còn nhiều bất cập

01/10/2020 12:20

Trong thời gian qua, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các nhiệm vụ phòng chống cháy nổ và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH). Song, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH vẫn triển khai nhiều biện pháp đồng bộ thực hiện công tác PCCC và CNCH; kiềm chế các vụ cháy, nổ giảm cả về số vụ, số người chết và tài sản do cháy gây ra, góp phần vào công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ: Vẫn còn nhiều bất cập

Trong thời gian qua, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các nhiệm vụ phòng chống cháy nổ và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH). Song, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH vẫn triển khai nhiều biện pháp đồng bộ thực hiện công tác PCCC và CNCH; kiềm chế các vụ cháy, nổ giảm cả về số vụ, số người chết và tài sản do cháy gây ra, góp phần vào công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

***

Thực trạng đáng lo ngại

Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, trong 8 tháng đầu năm 2020, toàn quốc xảy ra 1.943 vụ cháy, làm chết 54 người, bị thương 102 người, tài sản thiệt hại ước tính 392,257 tỷ đồng; xảy ra 24 vụ nổ, làm 07 người chết, bị thương 27 người; xảy ra 282 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 1.057,7 ha.

Qua phân tích số lượng, tỷ lệ, lĩnh vực xảy ra các vụ cháy nổ và các yếu tố liên quan, có thể thấy công tác bảo đảm an toàn PCCC trong các cơ sở sản xuất còn nhiều bất cập. Việc phổ biến kiến thức PCCC và CNCH đến từng người lao động trong cơ sở còn hạn chế. Trong quá trình hoạt động, cơ sở bố trí, sắp xếp hàng hóa, vật cản gây cản trở lối thoát nạn, không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, cứu người khi có sự cố xảy ra.

Hệ thống chữa cháy, báo cháy chưa được kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định. Một số chủ cơ sở chưa quan tâm đúng mức đối với công tác PCCC, chưa thực hiện đúng các quy định của Luật PCCC về trách nhiệm của người đứng đầu; cá biệt còn có hiện tượng quanh co, lách luật nên việc thực hiện còn mang tính đối phó. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở về thực hiện công tác PCCC trong các cơ sở cho thuê và thuê mặt bằng chưa được xác định rõ ràng nên việc ban hành, phổ biến nội quy, quy định PCCC, công tác tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC, xây dựng phương án chữa cháy… còn hạn chế.

Công tác tự kiểm tra an toàn PCCC của cơ sở còn chưa tự giác, không thường xuyên, chủ yếu mới kiểm tra số lượng phương tiện chữa cháy, chưa đi sâu vào kiểm tra việc chấp hành các quy định PCCC. Dụng cụ, phương tiện chữa cháy chưa được bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên theo quy định, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCCC chưa được quan tâm; việc lập, thực tập phương án chữa cháy chưa đúng theo quy định, hệ thống chống sét chưa đảm bảo theo yêu cầu.

Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ: Vẫn còn nhiều bất cập

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Hành lang pháp lý về PCCC và CNCH hiện nay tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên, việc rà soát, sửa đổi, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Việc chấp hành các quy định chưa nghiêm túc, tình trạng lấn chiếm khoảng cách an toàn PCCC so với thiết kế xây dựng ban đầu còn nhiều. Việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như hút thuốc, thắp nhang thờ cúng; công tác quản lý, sử dụng dây dẫn, thiết bị tiêu thụ điện còn nhiều hạn chế.

Hệ thống chữa cháy, hệ thống báo cháy chưa được kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định; đối với các cơ sở xây dựng trước thời điểm TCVN3890-2009 quy định về “Phương tiện PCCC cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra bảo dưỡng” được ban hành thì việc trang bị hệ thống PCCC chưa đáp ứng đầy đủ theo quy định.

Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ: Vẫn còn nhiều bất cập
Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ: Vẫn còn nhiều bất cập
Diễn tập PCCC là hoạt động nhằm mục đích nâng cao ý thức về công tác đảm bảo an toàn cháy nổ của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trong các cơ quan, đơn vị sản xuất.

Việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về công tác PCCC và CNCH còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, do hạn chế về nguồn kinh phí và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là việc xử lý đối với các dự án, công trình không bảo đảm an toàn PCCC tồn tại trước Luật PCCC 2001 có hiệu lực.

Công tác tuyên truyền mặc dù được quan tâm, chú trọng nhưng vẫn chưa tạo được ý thức cảnh giác về phòng ngừa cháy, nổ trong các tầng lớp nhân dân; kiến thức về PCCC, giải pháp thoát nạn của người dân còn hạn chế. Tại nhiều nơi, phong trào toàn dân PCCC và CNCH, phương châm “4 tại chỗ” còn mang tính hình thức, các đội dân phòng, đội PCCC cơ sở không duy trì hoạt động hoặc hiệu quả hoạt động không cao.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC còn nhiều bất cập, số lượng cán bộ thực hiện công tác này còn ít so với yêu cầu thực tế.

Một số biện pháp an toàn PCCC

Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ: Vẫn còn nhiều bất cập

Việc bảo đảm an toàn phòng cháy đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và thói quen tự giác tuân thủ theo đúng quy trình, quy định trong sản xuất của người đứng đầu doanh nghiệp và người lao động. Do đó, cần phải nhận thức thật đúng đắn tầm quan trọng của công tác PCCC để góp phần giảm thiểu những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Về phía lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, trong những tháng cuối năm 2020, toàn lực lượng tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, để công tác PCCC ngày càng hiệu quả hơn, đem lại an toàn, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Bài: Bùi Ngọc Tú

Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ Công an

Đồ họa: Hoàng Hà

Xem phiên bản di động