e magazine
11/10/2020 17:50
Công nhân khó đảm bảo cuộc sống bằng tiền lương

11/10/2020 17:50

Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.Thế nhưng thực tế nhiều năm qua, công nhân lao động vẫn đang sống chật vật với mức lương eo hẹp.

Công nhân khó đảm bảo cuộc sống bằng tiền lương

Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”. Thế nhưng, thực tế nhiều năm qua, công nhân lao động vẫn đang sống chật vật với mức lương eo hẹp.

Công nhân khó đảm bảo cuộc sống bằng tiền lương

Năm 2019, theo khảo sát thực tế của Tổng LĐLĐ Việt Nam đối với khoảng 30.000 người lao động ở gần 150 doanh nghiệp trong cả nước cho thấy, thu nhập của người lao động (không kể ăn ca) trung bình gần 5.530.000đồng/tháng (bao gồm cả làm thêm giờ). Đa số người lao động cho biết, tính cả lương và khoản tiền làm thêm giờ chỉ đủ trang trải các chi phí tối thiểu hằng ngày, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Cũng theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong các cuộc tranh chấp, đình công xảy ra thời gian vừa qua có trên 80% nguyên nhân xuất phát từ vấn đề tiền lương, như: lương tối thiểu, thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng hoặc có liên quan đến tiền lương như định mức lao động, nâng bậc lương, khấu trừ tiền lương...

Tại Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An, theo khảo sát của tổ chức Công đoàn, thu nhập bình quân của công nhân trong các khu công nghiệp mới chỉ đạt 4,4 đến 5 triệu đồng/người/tháng, bao gồm cả làm tăng ca. Mức thu nhập này chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của công nhân lao động.

Công nhân khó đảm bảo cuộc sống bằng tiền lươngCông nhân khó đảm bảo cuộc sống bằng tiền lương
Công nhân khó đảm bảo cuộc sống bằng tiền lương
Công nhân khó đảm bảo cuộc sống bằng tiền lương

Chị Hoa và anh Tuấn là công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết “Nếu không có việc để làm thêm, lương của hai vợ chồng em khoảng 7 triệu đồng/tháng đã bao gồm các khoản phụ cấp thì không thể đủ sống. Tính bình quân cả làm thêm giờ, thu nhập của hai vợ chồng được khoảng 9 triệu đồng/tháng. Chúng em thuê nhà trọ và hàng tháng phải chi tiêu rất nhiều khoản cho sinh hoạt. Ví dụ như tiền thuê phòng 600 nghìn đồng/tháng; tiền điện, nước, điện thoại khoảng 500 nghìn đồng/tháng; tiền ăn uống khoảng 27 nghìn đồng/người/ngày, cộng lại cũng đến 3,2 triệu đồng/4 người/tháng; tiền xà phòng, dầu rửa bát, kem đánh răng và các khoản chi tiêu lặt vặt khác khoảng 500 nghìn đồng; tiền xăng xe, đi về thăm nhà khoảng 500 nghìn đồng; tiền mua quần áo, giày dép cho cả gia đình cũng khoảng 700 nghìn đồng; tiền thăm hỏi, hiểu hỷ khoảng 800 nghìn đồng; tiền học của hai con khoảng 1,5 triệu đồng. Thỉnh thoảng gia đình em gặp gỡ bạn bè hay đưa con đi chơi cũng tiêu khoảng 300 đến 500 nghìn đồng. Chưa kể các khoản lặt vặt, phát sinh khác, hàng tháng gia đình em chi tiêu khoảng 8,5 - 9 triệu đồng. Hiện tại, tiền lương tháng nào chúng em tiêu sạch tháng đó, không có tiền dự phòng nên lúc nào cũng lo, lỡ có ốm đau, bệnh tật thì không biết phải làm sao. Chúng em không dám mơ đến việc làm nhà hay giúp đỡ được chút gì cho bố mẹ hai bên”.

Đặng Quang Hưng, công nhân ở Khu công nghiệp Nam Cấm chia sẻ: “Bản thân em chưa lập gia đình nhưng cũng chỉ làm đâu tiêu đấy bởi với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng, trừ các khoản tiền phòng, ăn uống, xăng xe, điện thoại cũng không còn tiền tích góp. Thực sự do thu nhập thấp, không có tiền dành dụm nên em rất tự ti, em không dám nghĩ đến việc hẹn hò bạn gái hay tụ tập bạn bè. Ngày đi làm, tối đến quanh quẩn ở phòng lướt điện thoại cũng buồn. Mà không chỉ nam công nhân tự ti về đồng lương ít ỏi mà nhiều bạn nữ công nhân cũng e ngại lập gia đình khi thu nhập bấp bênh”.

Công nhân khó đảm bảo cuộc sống bằng tiền lương

Thực tế hiện nay tại các khu công nghiệp, nhiều công nhân có mức lương không đủ sống; đời sống vật chất và tinh thần còn nghèo nàn, chật vật.

Ông Vương An Nguyên - Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An cho biết: “Hầu hết doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang áp dụng trả lương căn cứ mức lương tối thiểu vùng hoặc cao hơn hai đến ba trăm nghìn đồng, ngoài ra người lao động có thêm phần phụ cấp xăng xe, nhà ở, chuyên cần… tuỳ theo từng công ty. Với mức thu nhập còn thấp nên công nhân vẫn mong được làm thêm giờ. Đối với các công ty không có làm thêm giờ thì người lao động muốn chuyển công ty khác để có thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày”.

Công nhân khó đảm bảo cuộc sống bằng tiền lương

Ông Vương An Nguyên cho rằng, để đảm bảo tiền lương đủ sống cho người lao động thì Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó:

Về phía Nhà nước: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương phù hợp với nguyên tắc thị trường và quy định quốc tế; đảm bảo tiền lương tối thiểu vùng phù hợp mức sống, nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; có chính sách đào tạo công nhân có tay nghề, công nhân công nghệ đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách nhà ở xã hội để số đông người lao động có cơ hội mua nhà ưu đãi hoặc thuê nhà giá rẻ nhằm ổn định cuộc sống lâu dài.

Về phía doanh nghiệp: Vấn đề tiền lương và năng suất lao động cần phải gắn chặt với nhau, tăng lương là đi kèm với tăng năng suất lao động. Mỗi doanh nghiệp cần phải cải tiến công nghệ, loại bỏ các công đoạn thừa, loại bỏ các hao phí, lãng phí, tổ chức lao động khoa học đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, thuận lợi cho quá trình lao động nhằm tăng thời gian tác nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm, đào tạo kỹ năng làm việc của người lao động thuần thục, chuyên nghiệp. Quá trình cải tiến tăng năng suất lao động phải thực hiện thường xuyên.

Về phía công đoàn: Cần có năng lực trong việc thương lượng, thoả thuận định mức lao động, thang, bảng thương, tiền lương, tiền thưởng,… Thương lượng tăng tiền lương, thưởng phải gắn với tăng năng suất và kết quả lao động của người lao động, được đưa vào trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Công đoàn thường xuyên, liên tục phát động phong trào thi đua cải tiến sản xuất; lấy ý kiến và phát huy trí tuệ tập thể của người lao động về tăng năng suất lao động, giảm thiểu hàng lỗi, lãng phí, loại bỏ các khâu thừa trong sản xuất. Nếu công đoàn đề xuất tăng lương trong khi năng suất lao động không tăng, sản xuất kinh doanh không phát triển, ý thức, tác phong lao động chưa cao thì thương lượng tăng lương không thể khả quan.

Bài: Minh Nguyệt

Xem phiên bản di động