
Cô giáo bị đánh, những đứa trẻ bị “hành hung” |
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, em H.G.B., học sinh lớp 12 Trường THPT Cao Bá Quát, thành phố Buôn Ma Thuột, đã viết đơn “tự nguyện” xin bảo lưu kết quả học tập sau khi có cuộc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng.
Trong buổi gặp ngày 16/4, hiệu trưởng được cho là đã nói: “Qua điểm kiểm tra giữa kỳ thấy toán được 4,8 điểm và có nhiều giáo viên bộ môn phản ánh học yếu, nên có thi cũng không đậu”.
Sau đó, khi phụ huynh của em B. đề nghị cho con quay lại học để dự thi tốt nghiệp, giáo viên chủ nhiệm trả lời: “Không được chị nhé, hiệu trưởng đã duyệt”. Ngày 29/4, khi phụ huynh và học sinh đến gặp hiệu trưởng, họ nhận được phản hồi: “Không được duyệt thi tốt nghiệp, thi cũng không đậu, nhà trường xóa sổ rồi, sao mà đi học lại được”.
Tổ kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo xác định, từ đầu năm học đến nay, Trường THPT Cao Bá Quát có tổng cộng 16 học sinh lớp 12 “tự nguyện” xin nghỉ học, trong đó có 7 em mới xin nghỉ từ tháng 4, với 5 em có đơn xin bảo lưu.
Sau khi báo chí phản ánh và Sở Giáo dục và Đào tạo vào cuộc, nhà trường đã mời em B. quay lại học từ ngày 12/5. Sở cũng cho biết, theo Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không có quy định về việc bảo lưu kết quả học tập của học sinh phổ thông. Việc giáo viên tư vấn học sinh viết đơn xin bảo lưu và hiệu trưởng xác nhận là không đúng quy định. Trách nhiệm thuộc về giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng.
Nhà trường và giáo viên sai trong quy định, thông tư- điều này đã rõ ràng. Song, thứ làm dư luận sửng sốt là thái độ của hiệu trưởng nhà trường khi tuyên bố học sinh “có thi cũng không đậu” và không hỗ trợ học sinh tham gia kỳ thi. Bởi, đi thi là quyền lợi chính đáng của học sinh sau 12 năm học.
Em học sinh đó đã “tự nguyện” xin bảo lưu không thi, khi phụ huynh muốn con em tiếp tục theo học, nhìn những dòng đối thoại, thấy rõ, nhà trường không nhiệt tình hỗ trợ em học sinh này được tham dự kỳ thi. Nếu chiếu theo quy trình “chốt danh sách” là không thể đảo ngược thì tại sao khi dư luận và báo chí vào cuộc, nhà trường lại “mời” em quay lại học?
Chưa kể, những nghi ngờ dấy lên khi dư luận cho rằng trường đang cố tình để học sinh có rủi ro trượt tốt nghiệp không được tham dự kỳ thi để đảm bảo thành tích. Rằng đây mới là điều cần làm sáng tỏ chứ không hẳn là câu chuyện quy trình, quy định, thông tư.
Và, câu nói của vị hiệu trưởng “có thi cũng không đậu” dành học sinh có nguyện vọng thi là vô cùng phản giáo dục. Còn vài tháng nữa tới kỳ thi, mức điểm 4,8 môn toán hay các môn bị phản ánh là yếu hoàn toàn có thể cải thiện nếu như em nỗ lực và được thầy cô hỗ trợ.
Ở góc độ sư phạm, vấn đề của nhà trường không phải là tìm cách tạo các rào cản để các em học lực kém tham gia kỳ thi. Thay vào đó, việc của nhà trường và các giáo viên là bổ trợ kiến thức, hỗ trợ tinh thần, để đảm bảo các em có những chuẩn bị tốt nhất để bước vào kỳ thi.
Thành tích không có gì xấu. Nhưng thành tích từ lâu bị ngấm trong ngành như một chứng bệnh là bởi cách tiếp cận làm đẹp báo cáo bằng kỹ thuật thay vì nỗ lực cải thiện chất lượng dạy-học- thi. 100% đỗ tốt nghiệp là đáng quý nếu như nó xuất phát từ sự hỗ trợ, nỗ lực của cả cô trò và cả những người quản lý nhà trường.
Còn 100% ấy là con số trâng tráo, phản giáo dục nếu như nó xuất phát từ việc tìm cách để các em có rủi ro trượt không được tham dự kỳ thi. Dù nó xuất phát từ “tự nguyện”, từ “mong muốn của các em” hay từ bất cứ uyển ngôn nào người ta có thể sử dụng.
Hi vọng, câu nói của ông hiệu trưởng chỉ là “nhỡ mồm” chứ thâm tâm không phải tìm cách triệt hạ một em học sinh khỏi “vòng gửi xe” của kỳ thi để làm đẹp báo cáo của mình.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Có thi cũng không đậu!”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Làm việc không chỉ tròn vai

Khi bác sĩ “làm content”
Tin tức khác

Thua vì thực lực!

Chuyến tàu lượn cảm xúc của sĩ tử thi khối C

Thịt lợn C.P và những dấu hỏi

Khi khuôn mặt cũng là tài sản

Bẻ gãy ngai vàng
