Chật vật trong các khu nhà trọ, công nhân mong một căn nhà để an cư
Đời sống

Chật vật trong các khu nhà trọ, công nhân mong một căn nhà để an cư

QUỲNH TRANG (Theo Báo Lao động)
Áp lực đủ thứ từ tiền thuê trọ, sinh hoạt trong một căn phòng chật hẹp, thiếu nhiều tiện nghi cơ bản... nhiều công nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An luôn mơ về một chốn an cư để lạc nghiệp.
Công nhân ở Đồng Nai có thể được nghỉ Tết tới 30 ngày

Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay ở nhiều khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang thiếu hụt hạ tầng xã hội cho người lao động như thiếu nhà ở cho công nhân, thiếu các hoạt động vui chơi giải trí, thiếu trường mẫu giáo cho con em công nhân, dẫn đến tình trạng nhiều KCN chưa đáp ứng được nhu cầu chỗ ở, công nhân phải thuê trọ ngoài nhà dân, ở nơi chật chội, thiếu thốn và đông đúc.

Nhiều gia đình, nhóm công nhân phải ở trong các khu nhà trọ lụp xụp như ổ chuột, nhiều người ở trong phòng vỏn vẹn có 10 - 12m2.

Chật vật trong các khu nhà trọ, công nhân mong một căn nhà để an cư
Trong tất cả các khu nhà trọ dành cho công nhân lao động trên địa bàn TP. Vinh, những xóm trọ ở khu công nghiệp Bắc Vinh có “lịch sử” lâu nhất. Ảnh: QUỲNH TRANG

Chị Hà Thị Phượng, 27 tuổi, công nhân khu công nghiệp Bắc Vinh (xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên) và chồng - anh Cường là tài xế xe ôm thuê phòng trọ chưa đến 10m2 trong con hẻm nhỏ ở xã Hưng Đông - TP Vinh.

Căn phòng được lợp tôn, nền cao hơn lối đi chung của dãy trọ, có gác xép, khu vệ sinh, tắm giặt khép kín. Cuối phòng là khu vực nấu ăn. Trên chiếc bàn nhỏ, chị Phượng đặt một bếp ga mini, lọ mắm muối, dưới là xô nhựa đựng gạo, mì tôm, rau quả được cho vào túi treo trên cao để tiết kiệm không gian.

Chật vật trong các khu nhà trọ, công nhân mong một căn nhà để an cư
Tăng ca về muộn,chị Hà Thị Phượng (27 tuổi , công nhân Khu công nghiệp Bắc Vinh) ghé hàng rong gần xóm trọ để chuẩn bị bữa tối. Ảnh: QUỲNH TRANG

Vợ chồng nữ công nhân nhiều lần bàn tính mua tủ lạnh, máy giặt hoặc tủ áo quần nhưng lại thôi vì không có chỗ để. Hồi tháng 6, 7 con gái 3 tuổi quấy khóc vì phòng quá nóng. Thương con nhỏ, anh chị quyết định mua 1 chiếc quạt hơi nước để phục vụ nhu cầu trong gia đình.

Sau gần 5 năm làm công nhân tổng thu nhập mỗi tháng của vợ chồng chị Phượng tầm 11 triệu đồng. Nữ công nhân liệt kê, phí gửi trẻ 2 triệu, ăn uống mỗi ngày 150.000 đồng, mỗi tháng "bay" mất 4,5 triệu đồng, trả góp tiền xe 2,5 triệu đồng. Không ốm đau, đám tiệc, mỗi tháng chị còn 2 triệu đồng.

Với số tiền ít ỏi, gia đình không dám tìm phòng trọ lớn hơn, nên bằng lòng với chỗ ở hiện tại, mỗi tháng chỉ mất gần 1 triệu đồng bao cả điện, nước.

Chật vật trong các khu nhà trọ, công nhân mong một căn nhà để an cư
Bữa cơm đạm bạc với một món rau duy nhất và một đĩa cá nhỏ cho 3 người ăn của gia đình Chị Phượng, anh Cường. Ảnh: QUỲNH TRANG

"Phòng nhỏ nhưng không bị ngập khi mưa lũ, cống không thối, nghẹt. Chủ nhà tốt bụng cho khất tiền nếu mình kẹt", anh Cường cho biết.

So với chỗ chị Phượng, phòng trọ chị Nguyễn Thị Tưởng (công nhân thuê trọ tại xã Hưng Tây, Hưng Nguyên), rộng hơn 2m2, tiền trả mỗi tháng cao hơn 300.000 đồng. Để tiết kiệm, chị ở ghép với một đồng nghiệp. Gần 6 năm vào làm công nhân tại khu công nghiệp VSIP tính cả tăng ca, thu nhập mỗi tháng chị khoảng 5,2 đến 7 triệu đồng.

Chật vật trong các khu nhà trọ, công nhân mong một căn nhà để an cư
Với diện tích trung bình từ 10-12m2, bao gồm cả bếp và công trình phụ, nhiều phòng trọ chỉ kê một chiếc giường và một chiếc bàn. Ảnh : QUỲNH TRANG

Hiện nay, tại nhiều KCN như VSIP, Bắc Vinh,... trên địa bàn tỉnh Nghệ An không có nhà trọ cho công nhân. Công nhân phải đi thuê nhà trọ ở trong nhà dân ở khu vực lân cận.

Giá thuê nhà từ 10 đến 12m2 và các công trình phụ trợ khác giao động từ mức 1 triệu đến 2,3 triệu đồng/tháng. Giá này so với mức thu nhập của người lao động làm việc ở các KCN khá cao. Tính tổng cộng cả tăng ca thì bình quân thu nhập của người lao động giao động từ mức 6-7 triệu đồng/tháng. Với thu nhập đó, tiền nhà trọ, cộng tiền điện với giá 3.000 đồng/KWh; tiền nước giá 13.000 đồng/khối… thì người lao động không đủ sống.

Chật vật trong các khu nhà trọ, công nhân mong một căn nhà để an cư
“Đau đầu nhất là khi ra chợ, hay ghé quán hoá không biết mua gì, ăn gì cho hợp túi tiền” - chị Tưởng cho biết. Ảnh: QUỲNH TRANG

“Đề nghị tỉnh có chính sách xây dựng nhà trọ giá rẻ cho công nhân. Chúng em cũng đã đi lao động tại các tỉnh khác thì thấy hầu hết các tỉnh đều có nhà ở cho công nhân với các tiện ích như gần KCN, có chợ, các công trình công viên, sân thể thao…” chị Tưởng nói.

Trong cuộc đua mở rộng khu công nghiệp của các địa phương những năm tới, số lượng công nhân dự báo còn tăng nhanh. Song quy hoạch phát triển các khu công nghiệp hầu như chưa tính tới nhu cầu về chỗ ở cho họ.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Nghệ An Nguyễn Trường Giang, Bộ Xây dựng là cơ quan có thẩm quyền ban hành quy chuẩn về nhà trọ. Nhưng hiện nay, quy chuẩn này vẫn chưa được ban hành.

Còn về chính sách hỗ trợ nhà ở thu nhập thấp, luật đã có quy định hỗ trợ các dự án không thu tiền đất, hỗ trợ tiền giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí đầu tư hạ tầng như điện, nước…

Về quy hoạch, Sở Xây dựng đã tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch tổng thể 35 khu đô thị có nhà ở xã hội. Trong đó, có 7 dự án đã đưa vào hoạt động, 8 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; 20 dự án đã có trong quy hoạch. Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, Sở Xây dựng sẽ tham mưu quản lý chặt chẽ đầu tư nhà ở xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân ở Hà Nội: Những điều mắt thấy, tai nghe Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân ở Hà Nội: Những điều mắt thấy, tai nghe

Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân là mô hình do LĐLĐ TP Hà Nội phối hợp với Công an TP Hà Nội triển ...

Luật Đất đai sửa đổi cần tạo điều kiện để người lao động tiếp cận nhà ở xã hội Luật Đất đai sửa đổi cần tạo điều kiện để người lao động tiếp cận nhà ở xã hội

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) hiện được xây dựng với bố cục gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều, ...

Nghệ An: Đánh giá toàn diện về Tháng Công nhân và Chương trình Nghệ An: Đánh giá toàn diện về Tháng Công nhân và Chương trình "1 triệu sáng kiến"

Sáng 25/7, LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Công nhân năm 2022; sơ kết giai đoạn 1 Chương trình "1 ...

Tin mới hơn

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, mang đến cơ hội quý báu để người lao động (NLĐ) được nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, và nạp lại năng lượng sau những ngày làm việc miệt mài. Khi những ngày nghỉ cuối cùng khép lại, NLĐ đã quay lại thành phố, chuẩn bị cho tuần làm việc hiệu quả.
Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Giữa xưởng may, phòng kỹ thuật hay dây chuyền sản xuất, không khó bắt gặp những nụ cười của công nhân đang cần mẫn với công việc. Họ tìm thấy hạnh phúc khi được sự công nhận của doanh nghiệp, được sự quan tâm và chăm lo của các cấp công đoàn. Đối với họ, được làm việc, được tin tưởng, được sẻ chia chính là hạnh phúc.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Xem thêm