e magazine
25/06/2023 07:31
Cần nâng cao kỹ năng số cho người lao động, khuyến khích phát huy các sáng kiến

25/06/2023 07:31

Theo FPT Digital, phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Một số vấn đề cần được Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp sớm triển khai như: Khuyến khích cải thiện, phát triển kỹ năng mềm cho người lao động; khuyến khích người lao động phát huy các sáng kiến, luôn đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, nâng cao kỹ năng số cho người lao động.
Cần nâng cao kỹ năng số cho người lao động, khuyến khích phát huy các sáng kiến

Cần nâng cao kỹ năng số cho người lao động, khuyến khích phát huy các sáng kiếnTheo FPT Digital, con người là yếu tố then chốt trong phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam. Tuy có nhiều lợi thế về nguồn lao động trẻ lớn nhưng lực lượng lao động Việt Nam còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết để có thể làm chủ nền kinh tế số. Một số vấn đề cần được Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp sớm triển khai như: Khuyến khích cải thiện, phát triển kỹ năng mềm cho người lao động; khuyến khích người lao động phát huy các sáng kiến, luôn đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, nâng cao kỹ năng số cho người lao động.

Doanh nghiệp thiếu nhân sự phục vụ chuyển đổi số

Cần nâng cao kỹ năng số cho người lao động, khuyến khích phát huy các sáng kiến
Nhà tuyển dụng ở TP. Đà Nẵng tuyển lao động tại một phiên giao dịch việc làm. Ảnh: NGUYỄN LUẬN.

Báo cáo của FPT Digital về "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực số" cho biết, thực trạng hiện nay có 48,8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhưng gián đoán và thất bại do thiếu nhân sự phục vụ chuyển đổi số.

Số lượng ít doanh nghiệp lập kế hoạch nhân sự trong dài hạn. Cụ thể, chỉ 15% doanh nghiệp lập kế hoạch nhân sự dựa vào sự thay đổi về khoa học, công nghệ, nhu cầu sản phẩm và dịch vụ, quy mô vốn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa hiểu đúng về chức năng và lợi ích của chuyển đổi số. Cụ thể, phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp thường gói gọn chuyển đổi số ở công nghệ, phần mềm và chuyển giao toàn bộ trách nhiệm chuyên viên, đội ngũ IT thay vì nâng cao nhận thức cho toàn bộ nhân viên tại các cấp.

Các doanh nghiệp vẫn chưa có chiến lược đào tạo và phát triển gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể mà hiện chỉ đầu tư nâng cao trình độ đối với cán bộ quản lý và chuyên gia cấp cao, trong khi đó các chuyên viên kỹ thuật, công nhân lao động thì chủ yếu là tự đào tạo hoặc người lao động phải tự nâng cao tay nghề.

Khi xu hướng làm việc từ xa ngày càng được ưa chuộng, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng tìm kiếm nguồn lao động tại các quốc gia có thị trường của họ, từ đó dẫn tới cuộc cạnh tranh nhân lực số ngày một gay gắt và khốc liệt. Cụ thể, đẩy cao mức lương, tăng các điều kiện làm việc tốt hơn,… dẫn tới tăng tình trạng lao động nhảy việc, dự án gián đoạn vì thiếu nhân sự chất lượng cao,… ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam đang có nhu cầu cao về nhân lực số

Theo FPT Digital, Việt Nam đang có nhu cầu cao về nhân lực số. Nhu cầu nhân lực số, nhất là ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang tiếp tục tăng cao.

Hiện nay, Việt Nam có gần 400.000 kỹ sư CNTT và hơn 50.000 sinh viên chuyên ngành CNTT tốt nghiệp mỗi năm, đạt 25% trên số lượng và 30% về chất lượng so với nhu cầu thực tế. Tỷ lệ nhân lực CNTT chiếm 1% trên tổng số 51 triệu lao động trên toàn quốc (tỷ lệ khá thấp so với các nước định hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ).

Tuy nhiên, tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 2% và cùng với đó là nâng cao chất lượng kỹ thuật trong thời gian tới.

Cần nâng cao kỹ năng số cho người lao động, khuyến khích phát huy các sáng kiến

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao, trong đó CSIS (Mỹ) cho rằng Việt Nam đang trở thành quốc gia kỹ thuật số mới ở khu vực Đông Nam Á.

Những "gã khổng lồ" công nghệ như: Samsung, Apple, LG, Foxconn, Cisco, Toshiba,... đã hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam, bao gồm cả mảng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Bên cạnh đó, những sản phẩm, dịch vụ "Make In Vietnam" trong lĩnh vực công nghệ (Fintech, Proptech,…) cho thấy tiềm năng phát triển đột phá của doanh nghiệp Việt Nam.

Chính phủ nước ta đã và đang đặt ra các mục tiêu trong thời gian tới, tập trung cho sự tăng cường lực lượng lao động số về cả mặt số lượng lẫn chất lượng để có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Một số hành động cần được Nhà nước và doanh nghiệp sớm triển khai

Theo FPT Digital, con người là yếu tố then chốt trong phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam. Tuy có lợi thế về nguồn lao động trẻ lớn nhưng lực lượng lao động Việt Nam còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết để có thể làm chủ nền kinh tế số.

Cần nâng cao kỹ năng số cho người lao động, khuyến khích phát huy các sáng kiến

Chính vì vậy, FPT Digital đề xuất một số hành động cần được Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp sớm triển khai như:

Tăng cường giáo dục và đào tạo CNTT ở các cấp, đặc biệt thông qua hệ thống các trường kỹ thuật và dạy nghề; thu hút nhân tài trong các lĩnh vực số trên khắp thế giới; khuyến khích cải thiện, phát triển kỹ năng mềm cho người lao động; khuyến khích người lao động phát huy các sáng kiến, luôn đổi mới sáng tạo để họ có thể tận dụng, mở rộng và thích ứng những kỹ năng số làm chủ sự tiến bộ công nghệ.

Bên cạnh việc nâng cao kỹ năng số cho người lao động, thì việc bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo hay đẩy mạnh khả năng tiếp cận thông tin, chất lượng thông tin và an toàn thông tin cũng sẽ góp phần duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế số nước nhà.

"Mặc dù có sự phát triển nhưng chặng đường phát triển phía trước của Việt Nam vẫn còn không ít những khó khăn thách thức. Bởi vậy, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải cách mạnh mẽ, thực chất và toàn diện hơn để nâng cao nền kinh tế đặc biệt là kinh tế số của nước nhà.

Để thực hiện tốt việc này đòi hỏi không chỉ những cố gắng nỗ lực từ phía Chính phủ mà còn cần sự chung tay của các bên liên quan đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc nâng cao tư duy số và kỹ năng số cho nguồn nhân lực để tận dụng thế mạnh của công nghệ số", FPT Digital đưa ra khuyến nghị.

Bài viết: NGUYỄN LUẬN

Xem phiên bản di động