Thứ năm 25/04/2024 14:08

Cần dồn sức lo cho nguồn lực cơ bản của quốc gia

Nghiên cứu - PGS. TS. VŨ QUANG THỌ - Trường Đại học Lương Thế Vinh

Quý II năm 2022, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức cuộc khảo sát về tiền lương và thu nhập của người lao động (NLĐ), để phục vụ những đề xuất từ phía NLĐ nhằm tăng lương bảo đảm cuộc sống của họ, trong bối cảnh chúng ta vừa chống dịch Covid-19 vừa ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả cuộc khảo sát không thể không khiến chúng ta suy ngẫm.
Cần dồn sức lo cho nguồn lực cơ bản của quốc gia
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động Đồng Nai khảo sát tiền lương, thu nhập, đời sống trong công nhân tại Công ty TNHH Fashion Garments 2, chi nhánh huyện Tân Phú. Ảnh: LAN MAI

Khảo sát bao quát, có tính đại diện và tin cậy

Cuộc khảo sát không lớn nhưng bao quát được các vùng lương và tính đại diện khá cao. Tổng số có 2.016 NLĐ được hỏi (không lựa chọn) và trả lời phiếu khảo sát.

Viện Công nhân và Công đoàn là cơ quan trực tiếp liên hệ, phát phiếu và nhận các ý kiến trả lời. Có ba loại hình doanh nghiệp chủ yếu được khảo sát là: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân (chủ yếu là các doanh nhân trong nước) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Phân bổ phiếu khảo sát theo các loại hình doanh nghiệp vừa kể trên tuần tự là 15,4%; 24,2%; 60,4%; với cơ cấu 4 vùng lương, gồm vùng I: 36,1%; vùng II: 26,6%; vùng III: 20,0% và vùng IV: 15,3%.

Tổng số NLĐ được phân chia theo giới tính là: Nam 39,9%, nữ 60,1%. Độ tuổi bình quân của người được khảo sát là 35,2, người trẻ nhất 17 tuổi; người cao tuổi nhất là 68. Mức thâm niên bình quân trong đời làm công nhân là 8,32 năm. Người thâm niên lâu nhất là 33 năm; người thấp nhất là 1 năm.

NLĐ được khảo sát đang làm trong một số ngành chủ chốt của nền kinh tế thâm dụng lao động, có nghĩa là những ngành nghề chứa đựng số lượng lớn NLĐ mà cuộc sống của họ phụ thuộc rất căn bản vào các quyết định, những dụng ý tốt hoặc không tốt của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Đời sống của họ, rộng ra là cả vợ và con của họ đều phụ thuộc vào NSDLĐ. Mỗi quyết định của NSDLĐ họ xem như sự phán quyết của “thượng đế”. Vì lương, thu nhập, tương lai thế hệ con cháu họ phụ thuộc vào lòng tốt, sự quan tâm của NSDLĐ...

Kết quả khảo sát cho thấy, về mức lương, nếu NLĐ làm đủ ngày công, giờ công thì mức lương trung bình được nhận là 5.792.000 đồng. Nếu chúng ta tạm không tính đến những công việc nguy hiểm (được phụ cấp 5%) và những lao động được đào tạo có bằng cấp (lương tăng thêm 7%), thì mức lương trung bình này chỉ còn 5.097.000 đồng. Nghĩa là mức lương trung bình mà NLĐ Việt Nam nhận được nếu làm việc theo đúng yêu cầu của NSDLĐ chỉ vào khoảng 200 đến 250 đô la Mỹ/người/tháng.

Cần dồn sức lo cho nguồn lực cơ bản của quốc gia
Tiền lương thấp ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của MLĐ, do đó việc tăng lương để ổn định cuộc sống của NLĐ là cần thiết. Trong ảnh: Công nhân Khu công nghiệp Nam Thăng Long tại nơi thuê trọ. Ảnh: N. LIÊN.

“Ráo mồ hôi” là “ráo tiền”

Mức lương trung bình qua khảo sát nói trên quá thấp, có thể gọi là mức lương “chết đói”, vì:

1. Chi phí tiền thuê nhà (để có chỗ ở) của NLĐ bình quân khoảng 1.498.000 đồng. Trong đó vùng I là 1.584.000 đồng, vùng IV là 1.207.000 đồng. Số tiền này đã cao hơn nhiều so với phần chi phí cho chỗ ở mà bộ phận kỹ thuật tính trong lương tối thiểu.

2. Tiền ăn (chi cho bữa ăn hằng ngày - dự tính ở mức thấp), khoảng từ 1.920.000 đồng đến 2.000.000 đồng/người/tháng. Nếu NLĐ ăn uống tập trung sẽ có sự san sẻ, người nhiều bù người ít và sử dụng những món ăn không đắt nếu là thịt (thịt ba chỉ hoặc thịt nhiều mỡ), cá rô đồng hoặc cá rô phi (nếu là cá); đậu phụ, rau muống, rau dền... và sử dụng loại gạo có giá trị không cao (15.000 đồng/kg). Cộng thêm với chi phí chất đốt và các loại chi tiêu khác phục vụ cho bữa ăn của NLĐ, chúng tôi tạm tính chung khoảng 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng/người/tháng...

Như vậy, những chi phí tối thiểu cho ăn, mặc, nhu cầu đi lại... chúng tôi gọi chung là chi cho lương thực, thực phẩm khoảng 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng/người/tháng. Số này cộng với 1.498.000 đồng tiền chỗ ở, thì mức chi tối thiểu đã là trên 4.000.000 đồng/người/tháng. Đây là mức hạch toán thật sự chi li, tằn tiện. Số này chưa tính đến chi phí cho người ăn theo, chi nuôi con nhỏ, chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần (mà loại chi này, nhằm phân biệt động vật có trí tuệ là con người, với động vật nói chung).

Với mức lương bình quân hiện nay (trên 5.000.000 đồng/người/tháng), thử hỏi NLĐ còn bao nhiêu nữa cho những nhu cầu mà chúng tôi vừa kể ra? Đây là lý do để chúng tôi nói rằng hiện nay NLĐ đang sống bằng mức lương “chết đói”. Họ “ráo mồ hôi” là “ráo tiền”. Họ không hề có tích lũy - cái khoản mà trong điều kiện của Việt Nam không thể không tính đến.

Cuộc khảo sát nói trên của Viện Công nhân và Công đoàn còn cho thấy: 55,6% NLĐ được hỏi cho biết, tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống; 23,2% cho biết họ phải chi tiêu rất tằn tiện, kham khổ mới đủ cân đối giữa thu nhập và chi tiêu; 13,2% cho biết, thu nhập hiện tại là không đủ chi tiêu cho những nhu cầu sống tối thiểu như chúng tôi đã chỉ ra ở trên.

Cũng vì lương thấp, nhu cầu chi tiêu tối thiểu là rất cần thiết, không thế chắt bóp thêm được nữa, nên 12% NLĐ thường phải đi vay để ổn định cuộc sống; 35,5% NLĐ nói khoảng 3 đến 4 tháng một lần lại phải đi vay tiền của người thân, bạn bè; 34,8% nói họ phải vay nợ 1 đến 2 lần/năm. Chỉ có 17,8% NLĐ nói họ chưa phải vay tiền để chi tiêu cho đời sống.

Cần dồn sức lo cho nguồn lực cơ bản của quốc gia
Nhu cầu tăng lương để đảm bảo cuộc sống của NLĐ, ổn định, lành mạnh hóa thị trường lao động ở Việt Nam là cấp bách. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Da giày Thuận Phát (Tiền Hải, Thái Bình). Ảnh: THU HƯỜNG

Vấn đề không thể trù trừ thêm nữa

Vì lẽ trên, khá đông NLĐ, mặc dù rất biết lợi ích của Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với cuộc sống của họ trước mắt và trong tương lai, nhưng vẫn có 20,2% cho biết họ phải rút BHXH một lần khi mất việc. Họ đã ở vào thế cùng, vào hoàn cảnh không có chỗ bấu víu nên phải rút, mặc dù biết rằng nếu phải chi tiêu vào tiền BHXH nghĩa là họ phải chịu thiệt đơn, thiệt kép. Khi NLĐ về già, hoặc chẳng may bị mất việc khi còn trẻ (như vấp phải đại dịch Covid-19) thì họ mất luôn BHXH.

Tiền lương thấp ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của NLĐ. 5,5% NLĐ khi được hỏi cho biết, trong cơ cấu bữa ăn của họ, khoảng 1 tuần/1 lần có cá, hoặc thịt cho gia đình, dù có người phải nuôi trẻ nhỏ. Nhiều NLĐ cho biết họ thường thấy hụt hơi, nhanh mệt hơn so với trước khi có đại dịch Covid-19.

Trên 50% mẫu khảo sát cho thấy, tiền lương và thu nhập thấp đã ảnh hưởng đến việc họ chưa dám lấy vợ hoặc chồng. 53% những người đã lập gia đình thì quyết định chưa sinh con trong khoảng 3-5 năm đầu; nhiều gia đình có con dưới 18 tuổi cho biết con họ không ở cùng bố mẹ. Lý do cơ bản vì lương thấp, họ không thể cáng đáng thêm những người ăn theo.

Tương tự, gần 60% NLĐ được hỏi cho biết họ không thể trang trải chi phí học hành cho con. Với nhóm lao động có dưới 2 con thì 67,4% trả lời rằng, họ không thể bảo đảm chi phí học hành cho con nhỏ (trong độ tuổi đến trường)...

Từ thực trạng này, chúng tôi có một mong muốn cháy bỏng: Chúng ta hãy tiết kiệm các khoản chi chưa có tính cấp bách để dồn sức lo cho cuộc sống của NLĐ, vì họ là nguồn lực cơ bản của quốc gia.

Mức đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam là nâng lương cho NLĐ thêm bình quân 6% nữa. Sau đó, nếu sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng, phải nghĩ đến phương án cải cách tiền lương. Vì nhu cầu tăng lương để ổn định cuộc sống của NLĐ và do đó ổn định, lành mạnh hóa thị trường lao động ở Việt Nam là rất cấp bách. Không thể trù trừ thêm chút nào nữa. Hàng triệu NLĐ đang trông chờ quyết định của Chính phủ về vấn đề này.

Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ công đoàn Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ công đoàn

Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động truyền thông trong thời đại mới, Công đoàn Công an Nhân dân (CAND) đã tổ chức tập ...

Huy động nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng ngân sách Huy động nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng ngân sách

Sau 5 năm triển khai (2016 - 2021) Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), bước đầu đã đạt được một số kết quả ...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhìn từ câu chuyện đào tạo của doanh nghiệp Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhìn từ câu chuyện đào tạo của doanh nghiệp

Trong bối cảnh phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch như hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực được xem là yếu ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Công nhân thiệt thòi khi chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp; Cần Thơ: Công nhân lên kế hoạch du lịch gần để tiết kiệm dịp nghỉ lễ... là những nội dung chính trong bản tin công nhân ngày 24/4/2024.

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Gần 7.400 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2023 Infographic

Gần 7.400 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2023

Bộ Lao động-Thương binh cho biết, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động, giảm 324 vụ, tương ứng với 4,2% so với năm 2022. Số vụ tai nạn lao động này làm 7.553 người bị nạn, giảm 370 người, tương ứng với 4,7% so với năm 2022.
Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra

Bản tin công nhân ngày 23/4 gồm những nội dung chính sau đây: Nữ công nhân rút BHXH tới 4 lần vì mất việc; Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái: Có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra; Lưu ý cho người lao động đã rút bảo hiểm xã hội một lần đi làm lại...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Công đoàn -

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Trong môi trường mới có tham gia của các tổ chức đại diện khác của người lao động, để công đoàn phát huy được vai trò của mình, từ đó duy trì và thu hút đoàn viên, đồng thời tiếp tục xây dựng hình ảnh, uy tín và vị thế của Công đoàn trong xã hội, cán bộ công đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng.